Điệp khúc doanh nghiệp thiếu lao động, trường nghề vắng học viên

Hường Hoàng Thứ hai, 25/07/2022 - 15:57

Cả nước hiện có hơn 51 triệu người đang ở độ tuổi lao động, song các doanh nghiệp vẫn thường xuyên thiếu lao động chất lượng cao, trong khi nhiều trường nghề ở địa phương vắng bóng học viên.

Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao xảy ra rất phổ biến tại các doanh nghiệp (Ảnh: Tạp chí quản lý nhà nước)

Nhân lực chất lượng cao vừa thiếu vừa yếu

Với sự phát triển của nền kinh tế và sự đổ bộ tốc độ cao của các doanh nghiệp FDI (tăng bình quân 12,2%/năm), vấn đề thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao là tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp hiện nay.

Theo Bộ Giáo dục và đào tạo, trong giai đoạn 2018- 2020, số lượng sinh viên tuyển mới với hệ đại học tăng 8,2%, trong khi đó số lượng sinh viên theo diện học nghề chỉ tăng 3,2%.

Ông Phạm Minh Đức (Giám đốc Dịch vụ Công ty Mitsubishi chi nhánh Ninh Bình) cho biết: “Phần lớn nguồn nhân lực của chúng tôi hiện tại đến từ các gara không chính hãng, giờ muốn làm trong hãng. Ngoài ra còn có người lao động về lại tỉnh làm việc. Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hàng năm có trên 100 sinh viên nghề công nghệ ô tô tốt nghiệp, tuy nhiên đa phần các em lựa chọn làm việc tại các thành phố lớn hoặc tham gia lao động ở nước ngoài nên chúng tôi rất khó tuyển dụng.”

Chị Quỳnh (Phòng nhân sự một công ty dầu khí lớn) chia sẻ: “Với lĩnh vực của chúng tôi, đối tượng nhân sự chúng tôi hướng đến thường là những người có trình độ chuyên môn cao, trình độ ngoại ngữ tốt. Rất ít sinh viên ra trường đảm bảo được cả hai yếu tố này.”

Giải bài toán nhân lực chất lượng cao: cái bắt tay của doanh nghiệp và cơ sở đào tạo
Những doanh nghiệp chế biến, chế tạo như nhà máy lọc dầu đòi hỏi đội ngũ vận hành chủ yếu là nhân lực chất lượng cao (Ảnh: Tạp chí Thương Trường)

Theo Bộ LĐTB&XH, nguồn nhân lực của nước ta đang tăng lớn về quy mô từ mức 50,4 triệu năm 2010 lên 51,18 triệu người vào quý I năm 2022. Về chất lượng, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ quý II/2022 là 26,2%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Trong đó, một số ngành đã đạt trình độ khu vực và quốc tế như y tế, cơ khí, công nghệ, xây dựng. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, chất lượng nguồn nhân lực vẫn là điểm yếu cản trở sự phát triển và thu hút đầu tư của Việt Nam.

Tại tọa đàm “Bắc Ninh trên đường công nghiệp hóa”, TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, cho biết, hiện nay Việt Nam có khoảng 4,7 triệu lao động đang làm việc trực tiếp trong khu vực FDI. Tuy nhiên, 80% trong số đó chưa có chứng chỉ bằng cấp đào tạo. Các doanh nghiệp FDI cho biết có đến 60% đơn vị rất khó tìm nguồn lao động chất lượng cao. Về phía doanh nghiệp Việt Nam, theo điều tra của VCCI, đến 50% doanh nghiệp khó khăn trong việc tìm nhân lực chất lượng.

Theo khảo sát của Falmi (Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh) trong quý III/2021, nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ qua đào tạo chiếm hơn 85%, tuy vậy, nguồn cung lại có sự chênh lệch nghiêm trọng so với nhu cầu. Cụ thể, trong tổng số hơn 43.000 lao động tìm việc trong quý III/2021, số lượng lao động có trình độ nghề sơ cấp, trung cấp và cao đẳng chỉ chiếm hơn 38%.

“Học sinh giỏi chọn đại học, học sinh kém mới học nghề”

“Học sinh giỏi chọn đại học, học sinh kém mới học nghề” – đó là quan niệm sai lầm của rất nhiều phụ huynh và học sinh ở Việt Nam khi chọn con đường sự nghiệp sau trung học phổ thông. Chính vì thế, hiếm ai chọn học nghề. Học nghề thường bị gắn mác “chỉ dành cho những học sinh có học lực chưa tốt”, bên cạnh đó còn là “tốn thời gian, công sức, nhưng chưa hẳn đã xin được việc”. Chính vì những quan niệm đó, cùng với sự mở rộng của hệ thống trường đại học và sự mở mới của các nhà máy, xí nghiệp tuyển lao động phổ thông số lượng lớn, các trường nghề ở các địa phương vốn đã không được ưa chuộng vào những năm trước, nay lại càng heo hút.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Hồng Phong, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện xây dựng Việt Xô (Ninh Bình) trăn trở: “Mấy năm gần đây, lượng học sinh tốt nghiệp THPT tham gia học nghề trình độ cao đẳng giảm. Mặc dù trường đã đầu tư đồng bộ trang thiết bị hiện đại, giảm học phí; hỗ trợ việc làm ngay sau khi tốt nghiệp với thu nhập tốt, nhưng đa phần các em sau tốt nghiệp THPT đã lựa chọn làm việc tại những doanh nghiệp với các công việc đơn giản hoặc đi xuất khẩu lao động. Trong khi đó, số học sinh tốt nghiệp THCS tham gia học nghề kết hợp với học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT lại có xu hướng tăng.”

Ông D.T.V, Phó hiệu trưởng một trường cao đẳng nghề ở Bắc Ninh cho biết: “Mặc dù ở gần những khu công nghiệp lớn, chúng tôi cũng không tuyển được nhiều sinh viên. Theo tôi, vấn đề chính ở đây vẫn là nhận thức của người dân với việc học nghề. Dĩ nhiên, hầu hết mọi người đều muốn làm việc trong một môi trường sạch sẽ, đẹp đẽ, điều hòa máy lạnh. Ít người thích phải làm việc những công việc trong xưởng, mồ hôi, mồ kê lấm lem. Hoặc nếu phải làm trong xưởng, họ nghĩ rằng không nhất thiết phải học cao đẳng, học nghề.”

Đây là tình trạng chung với nhiều trường cao đẳng trên địa bàn cả nước. Khi không còn nhiều học sinh, trường học không còn nhộn nhịp, nhiều thầy cô giáo vì thế cũng đã chuyển nghề vì không còn có được niềm vui giảng dạy. Chị Linh (Cựu giảng viên một trường cao đẳng) cho biết: “Tôi đã từng công tác tại trường 11 năm. Cũng đam mê và nhiệt huyết lắm. Nhưng khi học sinh bắt đầu ít đi, chúng tôi phải đi công tác vào những cơ sở khác của trường ở miền Nam từ 1 đến 2 tháng. Xa gia đình, mọi thứ đều trở nên khó khăn hơn. Tôi đành phải chuyển nghề.”

Giờ đây, khi đã sang nghề khác được 2 năm, mỗi lần nhắc về trường xưa, về quyết định của những em học sinh chọn đi làm công nhân ngay sau khi tốt nghiệp cấp 3, chị vẫn chưa hết xót xa: “Đi học nghề có thể là mất thêm vài ba năm, thêm một phần học phí nhưng chắc chắn sau khi ra trường, nhận thức của em sẽ thay đổi và mức lương các em nhận được cũng sẽ cao hơn rất nhiều so với việc các em làm lao động phổ thông. Hiện tại, mức lương của một lao động được đào tạo nghề cắt gọt kim loại nếu được đào tạo khi ra trường 3 tháng đã có mức lương 18 triệu, tương đối cao so với nhiều nghề nghiệp trong xã hội hiện tại. Nhưng hiện giờ nhiều gia đình và các em học sinh vẫn chưa nhận ra điều ấy.”

Trong khi đó, một số trường cao đẳng, trung cấp ở những thành phố lớn trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh như Trường Cao đẳng nghề Bách Khoa, Trường Cao đẳng FPT Polytechnic… vẫn tạo được nhiều sức hút đối với các bạn học sinh tốt nghiệp THPT với ngày càng nhiều cơ sở được mở ra và số lượng tuyển sinh năm sau luôn cao hơn nhiều so với năm trước.

Vậy đâu là lí do cho tình trạng kẻ thiếu người tương đối đủ trong công tác tuyển sinh cho nhóm ngành yêu cầu kỹ thuật cao? Quan niệm cũ? Danh tiếng, vị trí địa lý? Khả năng tìm được những công việc phổ thông không yêu cầu đào tạo rất dễ dàng? Có thể nói đây là những lí do chính khiến cho tình hình tuyển sinh của nhiều trường dạy nghề đang gặp những vấn đề lớn.

Doanh nghiệp bắt tay cơ sở đào tạo

Trong tình hình đó, nhiều doanh nghiệp và nhiều trường cao đẳng, nghề cũng đã rục rịch hành động để đáp ứng nhu cầu của thị trường và của chính mình.

Các trường cao đẳng, trung cấp nghề đã bắt đầu tập trung vào tuyên truyền, đẩy mạnh truyền thông về giáo dục nghề, nâng cao chất lượng và danh tiếng của trường mình, tập trung vào những ngành đào tạo mũi nhọn và liên kết với doanh nghiệp, từ đó nâng số lượng sinh viên tham gia học.

Ông Phong (trường Việt Xô) cho biết: “Cho đến nay, chúng tôi đã hợp tác với hơn 20 doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tìm kiếm nơi thực tập và việc làm cho học sinh sinh viên. Trong số đó có nhiều doanh nghiệp lớn như: Hyundai Thành Công Ninh Bình, Mitsubishi, Lilama 69.1, Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường… 100% sinh viên học nhóm nghề kỹ thuật sau khi tốt nghiệp đều được bảo đảm có việc làm phù hợp với nghề đào tạo với thu nhập tốt.”

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp còn ráo riết và chủ động hơn. Chị Quỳnh (ở trên) cũng chia sẻ: “Vì yêu cầu kĩ thuật cao và tương đối đặc thù, chúng tôi cũng đã làm việc với một số trường đại học lớn như Đại học Bách khoa, Đại học Mỏ địa chất... để tìm kiếm nhân sự.”

Nhân lực là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp, do vậy các doanh nghiệp cần phải “bắt tay” các trường đào tạo nghề cùng với sự hỗ trợ của nhà nước để có thể chủ động hơn trong công tác tuyển dụng.

Hiện nay Nhà nước cũng đã có những cơ chế về nguồn lực, cũng như tháo gỡ những rào cản về thủ tục, chính sách để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đặc biệt, đầu năm nay, Chính phủ đã ban hành nghị quyết 54/NQ-CP 2022 với mục tiêu tăng năng suất lao động bình quân trên 6,5%/năm, trong đó tốc độ tăng năng suất lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 6,5 - 7%/năm. Từ đó, Chính phủ sẽ giao các ban ngành có những hành động rõ ràng, quyết liệt để thực hiện mục tiêu này. Đây cũng là một cơ hội để doanh nghiệp tạo được nguồn nhân lực chất lượng phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất.

Doanh nghiệp bảo hiểm chuyển đổi số giải bài toán nhân lực

Doanh nghiệp bảo hiểm chuyển đổi số giải bài toán nhân lực

Tiêu điểm -  2 năm

Nhân lực thiếu hụt cả về chuyên môn, lẫn trình độ hiện đang là bài toán đau đầu tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam.

FPT Software đầu tư hơn 100 tỷ đồng đào tạo nhân lực công nghệ cao

FPT Software đầu tư hơn 100 tỷ đồng đào tạo nhân lực công nghệ cao

Nhịp cầu kinh doanh -  2 năm

Khoản đầu tư giúp kỹ sư công nghệ FPT Software nâng cao năng lực về Data, AI, Cloud, IoT, Blockchain, Security… qua nền tảng học trực tuyến Udacity nổi tiếng.

MoMo giải bài toán nhân lực công nghệ

MoMo giải bài toán nhân lực công nghệ

Khởi nghiệp -  2 năm

"Tôi nghĩ rằng Việt Nam sẽ gặp vấn đề tương tự Indonesia trong 2-3 năm nữa, do đó việc chuẩn bị đội ngũ cho mục tiêu tăng trưởng - ngày càng lớn là rất quan trọng", ông Thái Trí Hùng, CTO MoMo chia sẻ.

Việt Nam đang thiếu 150 nghìn nhân lực công nghệ thông tin

Việt Nam đang thiếu 150 nghìn nhân lực công nghệ thông tin

Tiêu điểm -  2 năm

Tỷ lệ nhân lực kỹ thuật trên tổng lao động của nền kinh tế Việt Nam chỉ đạt hơn 1%, thấp hơn so với nhiều quốc gia như Ấn Độ, Hàn Quốc… Không chỉ là vấn đề số lượng, chất lượng nhân lực cũng là thách thức lớn trong quá trình chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng chỉ ra ‘chìa khóa’ để thu hút nhân lực chất lượng cao từ nước ngoài

Thủ tướng chỉ ra ‘chìa khóa’ để thu hút nhân lực chất lượng cao từ nước ngoài

Leader talk -  2 năm

Những điều kiện tinh thần là rất quan trọng để người Việt Nam ở nước ngoài có thêm động lực về nước làm việc.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  11 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  11 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  13 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  14 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  16 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  17 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".