Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.
Chuyển đổi sang xe điện và bảo vệ rừng là 2 cam kết quan trọng tại COP26. Tuy nhiên, có thể xuất hiện sự mâu thuẫn giữa 2 mục tiêu kể trên, bởi nhu cầu khai thác khoáng sản phục vụ cho ngành công nghiệp xe điện.
Indonesia đưa ra cam kết không phát thải ròng khí thải các bon vào năm 2060. Một trong những bước đi quan trọng của Indonesia để đạt được điều này là thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ xe điện, ngành công nghiệp vô cùng tiềm năng của quốc gia ASEAN này.
Indonesia mới đây đang được các nhà sản xuất xe hơi lớn nhắm đến như một vị trí chiến lược cho chuỗi cung ứng, nhờ vào trữ lượng kim loại niken dồi dào. Theo ước tính của Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ, khoảng 21 triệu tấn là trữ lượng niken của nước này.
Chính phủ Indonesia cũng đang bày tỏ thái độ vô cùng quan tâm ngành công nghiệp được cho là tương lai của giao thông vận tải, với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trạm sạc. Theo Nikkei Asia Review, Indonesia đang tham vọng xây dựng hệ sinh thái xe điện, với chuỗi cung ứng từ khai thác, sản xuất pin cho đến lắp ráp xe.
Mới đây, LG Energy Solution đã khởi động việc xây dựng nhà máy pin trị giá 1,1 tỷ USD tại Indonesia, trong khi Hyundai xây dựng một nhà máy gần đó, sản xuất cả xe hơi thông thường và xe điện. Tesla, CATL và Foxconn cũng bày tỏ sự quan tâm tới Indonesia.
Tuy nhiên, khai thác niken lại có thể đi ngược với mục tiêu cam kết bảo vệ rừng mà Indonesia và một số quốc gia ASEAN, bao gồm cả Việt Nam đã cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP26).
Cam kết này cũng đặc biệt nhấn mạnh tới Indonesia, cùng Brazil và Congo, 3 quốc gia chiếm tới 85% tổng diện tích rừng trên thế giới.
Tại COP26, tổng thống Indonesia Joko Widodo đã nhấn mạnh việc sẽ đưa ngành lâm nghiệp ở Indonesia đạt mức phát thải các bon ròng bằng 0 vào năm 2030, tức là biến hệ thống rừng tại nước này thành “bồn lưu giữ khí thải các bon”.
Theo Fitch Solution, cam kết về bảo vệ rừng có thể gây rủi ro cho sự phát triển của chuỗi cung ứng xe điện tại Indonesia. Quốc gia này cũng sẽ phải chịu nhiều áp lực từ các nhà đầu tư, các chính phủ và nhà sản xuất ô tô, trong bối cảnh chiến lược phát triển bền vững ngày càng trở nên phổ biến trong doanh nghiệp toàn cầu.
“Chuỗi cung ứng xe điện toàn cầu cũng sẽ rủi ro bởi Indonesia đóng vai trò quan trọng đối với chuỗi cung ứng này trong tương lai”, các chuyên gia của Fitch Solution nhận xét.
Tuy nhiên, ông Bhima Yudhistira, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và pháp lý Indonesia cho biết, không phải là không thể giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển xe điện và cam kết của COP26.
Theo ông Yudhistira, chính phủ Indonesia cần xác định rằng khai thác khoáng sản niken có thể tác động tiêu cực tới môi trường, do đó cần phải đảm bảo việc khai thác và sản xuất trở nên sạch hơn.
Chuyên gia Indonesia đề xuất có thể áp thuế các bon đối với khai thác niken giống như với ngành công nghiệp khai thác than để tạo động lực xanh hóa cho các nhà khai thác.
Theo Global Forest Watch, Indonesia có tỷ lệ cây rừng bị mất độ che phủ cao thứ 5 trên thế giới. Riêng năm 2019, có khoảng 11.700 km2 đã bị khai thác tại nước này.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Môi trường Indonesia Siti Nurbaya Bakkar nhận xét, không thể coi khai thác rừng là hoạt động phá rừng. Theo bà Siti, có nhiều con đường tại các khu vực vùng sâu vùng xa bị ngăn cách bởi những cánh rừng. Nếu không khai thác để nối những con đường này, người dân sẽ bị cô lập với thế giới.
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.
Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.
Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.
Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.
Phát thải ròng bằng 0 được đông đảo người nông dân hưởng ứng và xem như cơ hội để đổi mới mô hình sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế.
Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên Nam Long phải phát hành trái phiếu để “đảo nợ” trong năm 2024.
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.