Bất động sản
Môi giới bất động sản chật vật mưu sinh mùa dịch bệnh
Sau áp lực do sự thiếu hụt nguồn cung, tác động tiêu cực của dịch Covid-19 khiến hàng trăm sàn giao dịch bất động sản phải đóng cửa, kéo theo đó là nhiều nhân viên môi giới thất nghiệp, buộc phải bỏ nghề.

Trước khi xảy ra dịch Covid-19, mỗi ngày chị Vân - nhân viên kinh doanh một sàn giao dịch tại quận Cầu Giấy, Hà Nội - nhận hàng chục cuộc điện thoại hỏi thông tin dự án và mua nhà. Nhưng giờ chị ngồi chơi cả ngày cũng không có ai liên hệ.
"Mấy dự án tôi đang giới thiệu cho khách có nhu cầu mua cũng phải dừng lại không biết tới bao giờ vì yêu cầu hạn chế tiếp xúc, gặp gỡ của Chính phủ. Hơn nữa, do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khách hàng hiện cũng tạm hoãn kế hoạch mua nhà", chị Vân lo lắng.
Không bán được sản phẩm trong suốt hai tháng nay trong khi sàn môi giới bất động sản nơi chị Vân làm việc đã không còn trả lương cứng và hỗ trợ tiền chạy quảng cáo khiến cuộc sống của chị rất khó khăn.
Từ cuối năm ngoái, nguồn cung hạn chế, giá bất động sản lên cao đã rất khó bán. Nếu dịch bệnh kéo dài, chị Vân đang tính đến việc bỏ nghề để về quê nghỉ ngơi một thời gian đợi hết dịch rồi tìm việc mới.
Trong tình cảnh tương tự, anh Chính - nhân viên kinh doanh một sàn giao dịch bất động sản ở quận Hà Đông cũng chính thức thất nghiệp từ sau Tết. Năm ngoái công ty anh đã hoạt động cầm chừng, chủ yếu làm phân phối thứ cấp cho một số sàn lớn. Tuy nhiên, từ đầu năm, dịch bệnh hoành hành khiến môi giới không bán được hàng, công ty anh đã buộc phải giải thể.
Mất việc đúng lúc hàng loạt doanh nghiệp khác đang lao đao vì dịch bệnh khiến việc tìm việc mới của Chính không đơn giản. Số ít đơn vị gọi anh đi phỏng vấn thời điểm này đều trả lương thấp so với mặt bằng chung trước đó.
"Bạn bè làm môi giới của tôi ngoài một số ít đang có cuộc sống ổn định nhờ tiền tiết kiệm từ trước thì phần lớn đều đang rất khó khăn để mưu sinh với đủ các công việc khác nhau từ giao hàng đến bán hàng online", anh Chính than thở và mong đại dịch sớm qua để có thể trở về với nhịp sống bình thường như trước đây.
Tình cảnh của chị Vân, anh Chính cũng là câu chuyện chung của môi giới bất động sản những ngày này. Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, dịch Covid-19 bùng phát khiến khoảng 1/3 trên tổng số 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi giới phải đóng cửa. Các sàn có đủ tiềm lực tài chính để duy trì hoạt động thì thời điểm này đều thắt chặt chi tiêu, cắt giảm nhân sự.
Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Tổng giám đốc Beehouse cho biết, hiện mảng phân phối bất động sản của doanh nghiệp đang chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh. Nếu không giảm nhân sự, doanh nghiệp sẽ rất khó có thể trụ lại được trên thị trường.
Do đó, dù "tiếc quân" nhưng bà Nguyệt cũng buộc phải chuyển hầu hết nhân viên kinh doanh sang chế độ cộng tác viên, chỉ giữ lại các ví trí chủ chốt trong doanh nghiệp.
Trái với những sàn giao dịch nhỏ, tình hình hoạt động tại các đơn vị môi giới bất động sản quy mô lớn trên thị trường có vẻ như khả quan hơn.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Phú Quý Land, tất cả các hoạt động mở bán tạm dừng khiến công ty phải rút bớt một số chi nhánh ở những địa phương không cần thiết, đồng thời, giảm số lượng nhân viên bán hàng để cân đối nguồn tiền.
Tuy nhiên, ông Hà tiết lộ, may mắn hơn nhiều đơn vị khác là Phú Quý Land đã mua đứt hai sàn của một tòa nhà để làm trụ sở, từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một số tiền lớn cho thuê mặt bằng.
Ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch HĐQT Cen Group, cho biết hiện doanh nghiệp vẫn chưa phải cắt giảm nhân sự nào vì dịch bệnh. Tất cả trụ sở hiện nay của Cen Group đều là tài sản sở hữu, không phải đi thuê địa điểm. Nợ ngân hàng của doanh nghiệp hiện không quá lớn, đặc biệt là đối với CenLand.
Quan trọng hơn, theo ông Hưng, doanh nghiệp vẫn có doanh số để đảm bảo sống sót giữa mùa dịch. Mặc dù nhân viên môi giới hiện đang phải làm việc ở nhà nhưng tập đoàn vẫn có các giải pháp để thích ứng. Hơn nữa, thị trường càng khó khăn, giao dịch ít thì hoa hồng cho môi giới càng cao, các chủ đầu tư tung ra càng nhiều ưu đãi.
"Chúng tôi đã sẵn sàng cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra, thậm chí đã chuẩn bị cho khả năng chịu đựng khủng hoảng lên tới 100 tháng. Điều này có được nhờ tích lũy 20 năm và kinh nghiệm ba lần vượt qua khủng hoảng", ông Hưng tiết lộ.
Cơ hội để tái cấu trúc doanh nghiệp
Nói về cơn bĩ cực của môi giới bất động sản hiện nay, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam lý giải, thị trường đang rơi vào giai đoạn vô cùng trầm lắng so với cùng kì hàng năm. Các chủ đầu tư cũng như sàn giao dịch buộc phải tạm hoãn các hoạt động mở bán dự án vì tâm lý tránh tụ tập đông người trong lúc dịch bệnh bùng phát.
Thị trường bất động sản vốn đã thiếu hụt nguồn cung do việc rà soát pháp lý dự án từ năm 2019 giờ càng khó khăn hơn. Nhiều sàn rơi vào tình cảnh không có hàng để bán. Mặt khác, các dự án hiện nay cũng không có được sự quan tâm từ khách hàng, nhà đầu tư vì họ đang phải lo chống dịch.
Để vượt qua giai đoạn khó khăn này, ông Đính cho rằng, các sàn giao dịch bất động sản cần nâng cấp hệ thống công nghệ để tăng hiệu quả kinh doanh; cấu trúc lại bộ máy, hệ thống quản trị nhằm giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và chuẩn hóa theo hướng chuyên nghiệp đội ngũ nhân viên môi giới. Đồng thời duy trì các hoạt động marketing để giữ vững khách hàng tại thị trường truyền thống và tiếp tục mở rộng phát triển.
Bên cạnh đó, theo ông Đính, để sớm ổn định và đưa thị trường bất động sản phát triển bền vững, các sàn giao dịch cần kiên quyết không vì lợi ích cá nhân mà tiếp tay cho các dự án ma, dự án không phù hợp quy định pháp luật.
Mặt khác, các doanh nghiệp cần có giải pháp để chăm lo và hỗ trợ đội ngũ nhân viên của công ty, không nên bỏ mặc họ trong bối cảnh khó khăn chung của toàn xã hội.
Đối với các cá nhân môi giới bất động sản, khoảng thời gian nghỉ do dịch bệnh sẽ giúp họ hoàn thiện kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao chất lượng nghề nghiệp, nâng cao giá trị bản thân.
Trong thời điểm khó khăn này cũng là giai đoạn thanh lọc thị trường, sàn giao dịch hay người làm nghề môi giới. Vì vậy, để duy trì và phát triển ngoài sự chuyên nghiệp các sàn giao dịch và nhân viên môi giới không còn cách nào khác, ông Đính nhận định.
Cơn bĩ cực của môi giới bất động sản
Bất động sản ngấm đòn Covid-19
Thị trường bất động sản sụt giảm mạnh cả về nguồn cung và thanh khoản.
Bất động sản cạn dòng tiền
Nhiều doanh nghiệp bất động sản đặt mục tiêu quan trọng nhất là "sống sót" qua dịch bệnh.
Gói kích cầu 250 nghìn tỷ có tăng 'sức đề kháng' cho bất động sản
Dịch Covid-19 là giai đoạn thử thách nhất thời của thị trường bất động sản, quyết định mua nhà của người dân chậm lại và các nhà đầu tư thoái lui nhằm bảo toàn nguồn vốn.
Có nên mua bất động sản thời điểm này?
Kinh tế toàn cầu bị tác động mạnh mẽ bởi đại dịch Covid-19, bất động sản trở thành kênh đầu tư, tích lũy tài sản được xem là an toàn và có khả năng duy trì sinh lời kể cả trong đại dịch hay sau khi dịch bệnh qua đi. Thời điểm này, nhiều khách hàng “xuống tiền” bởi mức giá hợp lý, được hưởng nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn.
TP.HCM vẫn khan hiếm nguồn cung căn hộ mới
Các chủ đầu tư sở hữu quỹ đất có xu hướng ưu tiên phát triển các phân khúc trung và cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận, thay vì tập trung vào phân khúc vừa túi tiền với biên lợi nhuận thấp hơn.
Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Bất động sản Hạ Long giữ nhịp tăng giá dù thị trường biến động
Thủ phủ du lịch miền Bắc tiếp tục khẳng định vị thế khi thị trường bất động sản tại đây duy trì được nhịp tăng giá ổn định qua các năm. Các dấu hiệu của thị trường cũng dự báo chu kỳ tăng giá mới sắp được “kích hoạt”.
Con đường trắc trở đến 'thành phố dưỡng lành' La Pura
Ẩn sau cái tên mỹ miều La Pura – “thành phố dưỡng lành” là một dự án cũ từng gây xôn xao với tên gọi Astral City. Sau thời gian dài im ắng, dự án trở lại với diện mạo mới và chiến lược truyền thông bài bản. Nhưng đổi tên liệu có đủ để làm mới niềm tin của người mua nhà?
VPBank lộ diện 'lá bài tẩy' trong tham vọng trở thành tập đoàn tài chính
Tổng giám đốc của VPBank Nguyễn Đức Vinh nhìn nhận, hiệu quả của mô hình tập đoàn tài chính nằm ở khả năng tận dụng được sức mạnh cộng hưởng của cả hệ thống.
VinFast giao 36.330 ô tô điện toàn cầu trong quý I, tăng gần 300%
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và nhà sáng lập VinFast, đã giải ngân 10.000 tỷ đồng tính đến 31/3/2025 dưới dạng tài trợ không hoàn lại.
Chiến lược gia tăng lợi nhuận của ngành dệt may trước thách thức thuế quan
Bất chấp năm 2025 đầy rẫy thách thức, các doanh nghiệp dệt may vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng về lợi nhuận và thực hiện cam kết với người lao động.
Nhật Bản sẽ rót 20 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam
Thủ tướng Nhật Bản thông báo kế hoạch triển khai 15 dự án về chuyển đổi năng lượng trị giá hơn 20 tỷ USD trong khuôn khổ các sáng kiến AETI, AZEC.
Giá vàng chiều 28/4 rớt thủng ngưỡng 120 triệu đồng/lượng
Giá vàng chiều 28/4 đã giảm thêm 1 triệu đồng/lượng so với buổi sáng xuống dưới ngưỡng 120 triệu đồng/lượng ở giá bán ra đối với vàng miếng SJC.
KSB tăng gấp đôi vốn điều lệ, đẩy mạnh tái cơ cấu đón sóng tăng trưởng mới
KSB đang thực hiện nhiều giải pháp từ tăng vốn điều lệ, sáp nhập công ty con, đến bổ sung ngành nghề kinh doanh nhằm tạo “bệ phóng” trong giai đoạn mới.
Thời vận mới của Phú Quốc
Thời gian để xây dựng hệ thống công trình phục vụ APEC 2027 ở Phú Quốc không còn nhiều nên phải "vừa chạy vừa xếp hàng".