Phát triển bền vững

Năm 'ông lớn' tài chính bắt tay thúc đẩy kinh tế xanh

Hoài An Thứ tư, 08/06/2022 - 15:08

Các ngân hàng sẽ hợp tác thúc đẩy áp dụng thông lệ tốt nhất về sản phẩm và dịch vụ xanh, mở ra cơ hội kinh doanh mới, tạo điều kiện cho các nền kinh tế chuyển đổi xanh.

Năm trong số các định chế tài chính hàng đầu thế giới đã trở thành thành viên cốt lõi của Liên minh các Ngân hàng thương mại xanh (liên minh).

Đây là một sáng kiến toàn cầu có mục tiêu tập hợp những thành viên tiên phong trong lĩnh vực tài chính xanh để thúc đẩy các giải pháp tài chính sáng tạo, đầu tư, dẫn dắt các thông lệ tài chính xanh góp phần giải quyết các rủi ro về khí hậu và môi trường cấp bách tại các thị trường mới nổi.

Các ngân hàng bao gồm Bank of China (Hồng Kông), Citi, Crédit Agricole CIB, HSBC, và Standard Chartered, với tổng tài sản trị giá trên 7.000 tỷ USD, đã trở thành những thành viên cốt lõi của liên minh.

Ba nguyên tắc giúp 'hút' tài chính cho chuyển dịch năng lượng

Liên minh tập hợp các tổ chức nghiên cứu, định chế tài chính, và các nhà cung cấp công nghệ đổi mới sáng tạo nhằm xây dựng một cộng đồng xanh ở các thị trường mới nổi, để cùng tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng và các giải pháp kinh doanh cần thiết thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.

Năm thành viên cốt lõi là những tổ chức đi đầu trong lĩnh vực tài chính xanh và đã đạt được những kết quả quan trọng theo đúng các mục tiêu của liên minh.

Những ngân hàng này sẽ phối hợp chặt chẽ với IFC và Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông (HKMA) để vận động khách hàng thích ứng với các chiến lược xanh, thúc đẩy áp dụng thông lệ tốt nhất về sản phẩm và dịch vụ xanh, cũng như mở ra các cơ hội kinh doanh mới, tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi xanh của các nền kinh tế.

Liên minh cũng sử dụng nguồn lực của mình để giúp các định chế tài chính trong quá trình chuyển đổi xanh với sự hỗ trợ của nhiều đối tác quan trọng.

Đến nay, ba đối tác toàn cầu, bao gồm Quỹ carbon, Học viện các Vấn đề công và môi trường, và Chi cục Tài nguyên và môi trường trực thuộc Học viện Tiêu chuẩn hóa quốc gia Trung Quốc, và một đối tác tri thức – Đại học Chicago, đã cam kết đóng góp chuyên môn trong tất cả các khía cạnh, từ đổi mới và tiêu chuẩn hóa đến các quan điểm học thuật.

Ngoài ra, liên minh cũng công bố tài liệu nghiên cứu đầu tiên “Rủi ro khí hậu: Định nghĩa, đo lường, thông kệ hiện tại và giám sát của cơ quan quản lý”, cung cấp tổng quan về các định nghĩa và đo lường rủi ro khí hậu, cũng như xem xét các thông lệ đang ngày càng phổ biến trong giải quyết rủi ro khí hậu, và nêu bật các sáng kiến luật pháp liên quan đến các vấn đề khí hậu.

Ông Alfonso Garcia Mora, Phó chủ tịch phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương của IFC, nhận định châu Á là khu vực phát thải khí nhà kính nhiều nhất trên thế giới, do đó, việc giải phóng tiềm năng đầu tư thông minh với khí hậu của khu vực có ý nghĩa rất quan trọng trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Với dòng vốn khổng lồ từ các nhà đầu tư đổ vào cả các tập đoàn lớn lẫn các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa ở châu Á, cùng với việc những doanh nghiệp này đều có nhận thức tốt hơn về sự cần thiết phải góp phần vào quá trình chuyển đổi xanh, tài chính xanh sẽ có vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế bền vững của khu vực trong tương lai.

Ông Eddie Yue, Giám đốc điều hành HKMA, nhấn mạnh việc nâng cao năng lực cho các ngân hàng thương mại và các định chế tài chính khác ở châu Á sẽ giúp mở rộng quy mô các thị trường tài chính xanh ,và nâng cao khả năng chống chịu rủi ro của khu vực này.

Ông cho biết HKMA cam kết đưa Hồng Kông trở thành trung tâm đi đầu toàn cầu về tài chính xanh.

Theo nghiên cứu của IFC, các thành phố ở các thị trường mới nổi ở Đông Á và Thái Bình Dương có tiềm năng thu hút 18.000 tỷ USD đầu tư liên quan đến khí hậu vào năm 2030, từ công trình xanh, năng lượng tái tạo, các phương tiện giao thông sử dụng điện, đến giao thông công cộng.

Liên minh các Ngân hàng thương mại xanh là một sáng kiến của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, và là tổ chức phát triển toàn cầu lớn nhất tập trung hỗ trợ khu vực tư nhân ở các nền kinh tế mới nổi.
Phân nhóm khu vực châu Á của liên minh được ra mắt năm 2020 bởi IFC cùng Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông (HKMA) – thành viên sáng lập của phân nhóm và là thành viên khu vực đầu tiên của liên minh.

Đông Hải Bến Tre nhận 200 tỷ đồng tín dụng xanh từ HSBC

Đông Hải Bến Tre nhận 200 tỷ đồng tín dụng xanh từ HSBC

Phát triển bền vững -  2 năm
Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam mới đây đã cấp khoản tín dụng thương mại xanh ngắn hạn trị giá 200 tỷ đồng cho CTCP Đông Hải Bến Tre (DOHACO), góp phần xanh hóa ngành sản xuất giấy.
Đông Hải Bến Tre nhận 200 tỷ đồng tín dụng xanh từ HSBC

Đông Hải Bến Tre nhận 200 tỷ đồng tín dụng xanh từ HSBC

Phát triển bền vững -  2 năm
Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam mới đây đã cấp khoản tín dụng thương mại xanh ngắn hạn trị giá 200 tỷ đồng cho CTCP Đông Hải Bến Tre (DOHACO), góp phần xanh hóa ngành sản xuất giấy.
Hai trụ cột trong lộ trình 'xanh hóa' ngành giao thông vận tải

Hai trụ cột trong lộ trình "xanh hóa" ngành giao thông vận tải

Phát triển bền vững -  2 năm

Chuyển đổi nhiên liệu và điện khí hóa là những giải pháp mang tính thiết yếu trong ngành giao thông vận tải, góp phần giúp Việt Nam đạt được cam kết về phát thải ròng bằng không năm 2050.

Thêm nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế xanh

Thêm nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế xanh

Phát triển bền vững -  2 năm

Khi nền kinh tế Việt Nam chuyển dịch dần sang lộ trình tăng trưởng xanh phát thải carbon thấp, và nỗ lực đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, IFC sẽ đẩy mạnh hỗ trợ chính phủ Việt Nam để tăng cường tài chính bền vững, và thúc đẩy sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân, hỗ trợ các mục tiêu khí hậu của quốc gia.

Cơ hội cho kinh tế Việt Nam từ thỏa thuận xanh châu Âu

Cơ hội cho kinh tế Việt Nam từ thỏa thuận xanh châu Âu

Phát triển bền vững -  2 năm

Dịch chuyển theo hướng 'xanh hóa' tại châu Âu sẽ tạo thêm cơ hội cho Việt Nam trong hành trình đi tới nền kinh tế xanh, hiện thực hóa cam kết không phát thải vào năm 2050.

Ước vọng ‘trời xanh, chim hót’ của VinFast khi làm xe điện

Ước vọng ‘trời xanh, chim hót’ của VinFast khi làm xe điện

Tiêu điểm -  2 năm

Ông Lê Hoàng Long, Phó tổng giám đốc kinh doanh xe máy điện VinFast, cho biết, so với các công ty xe điện toàn cầu, VinFast có năng lực sản xuất lớn nhất, cả hiện tại và trong tương lai.

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Bất động sản -  55 phút

Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

Nhịp cầu kinh doanh -  59 phút

LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Doanh nghiệp -  2 giờ

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.

Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ

Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ

Tài chính -  2 giờ

Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Tài chính -  2 giờ

Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Tiêu điểm -  3 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Tiêu điểm -  4 giờ

Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.