Tiêu điểm
Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp là thách thức lớn khi gia nhập EVFTA
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa được xem là chủ thể chính trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU. Do đó chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng chừng nào chưa quốc tế hoá được các doanh nghiệp này, hội nhập coi như thất bại.

Cùng với Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) đã được ký cùng ngày cuối tháng 6/2019, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) được đánh giá là một hiệp định tốt nhất và đầy tham vọng mà EU đã ký kết với Việt Nam. Tối nhất theo cả hai nghĩa tự do cao nhất và công bằng nhất.
Với những yêu cầu cao, Hiệp định EVFTA sẽ tạo ra các khuôn khổ nhằm tạo đà tăng trưởng, tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các thị trường của Liên minh châu Âu (EU) trong nhiều lĩnh vực, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang đặt ra những cơ hội và cả thách thức.
Như Cao ủy thương mại EU Cecilia Malmstrom đã nói tại buổi đối thoại về EVFTA và IPA sáng 1/7, EU muốn trở thành nhà đầu tư lớn hơn ở Việt Nam. Cùng với EVFTA, IPA sẽ thay thế 21 hiệp định song phương Việt Nam đã ký với các thành viên của tổ chức này. Đây là hiệp định hiện đại, toàn diện, tham vọng và phù hợp trong thể kỷ 21 với hệ thống tòa án giải quyết các tranh chấp hiệu quả hơn so với cơ chế trước đây.
"Sẽ có nhiều doanh nghiệp từ châu Âu vào Việt Nam khi hiểu rằng từ nay đã có công cụ pháp lý vững chắc để giúp họ trong hoạt động thương mại, đầu tư", ông Nicolas Audier, Chủ tịch Phòng thương mại châu Âu khẳng định.
Phía EU cho biết, những sản phẩm ở các lĩnh vực cụ thể cũng sẽ được bảo hộ như rượu châu Âu hay trà Mộc Châu. Hiệp định này giúp đảm bảo chất lượng hàng hoá, đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp.
Đi cùng các điều khoản về phát triển bền vững, các cam kết bảo vệ quyền người lao động, quản trị công tốt…sẽ mang lại lợi ích không chỉ cho các doanh nghiệp mà còn là lợi ích chung của toàn xã hội.
Tuy nhiên, dù doanh nghiệp châu Âu đang tìm kiếm những đối tác đến từ châu Á trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang trỗi dậy ở nhiều nơi, các doanh nghiệp Việt muốn làm bạn với những ông lớn thuộc thị trường khó tính này cũng không hề dễ dàng. Điều quan trọng trên hết là nâng cao năng lực của mình.
Theo Chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc, trong khung khổ hợp tác này, các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải là chủ thể chính, là đối tượng ưu tiên nếu không sẽ thất bại.
Ông Lộc cũng mong các doanh nghiệp hàng đầu của EU sẽ trở thành đối tác với doanh nghiệp Việt Nam: “Tôi được biết nhiều kỹ sư Việt Nam đang làm phần mềm cho Ericsson, một số doanh nghiệp giày dép của Việt nam làm cho EU không chỉ lắp ráp theo đơn đặt hàng mà còn thiết kế mẫu mã”.
Chủ tịch VCCI cho rằng, EU là thị trường có tiêu chuẩn cao do đó doanh nghiệp phải nâng cấp để đáp ứng cả về công nghệ, quản trị và trách nhiệm xã hội; từ đó trưởng thành lên và phát triển bền vững.
EVFTA và IPA với những tiêu chuẩn cao nhất sẽ tạo áp lực và động lực cải cách thể chế, tạo môi trường kinh doanh công bằng để từng bước quốc tế hoá doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
“Chừng nào chưa quốc tế hoá được các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì hội nhập thất bại”, ông Lộc khẳng định và nhấn mạnh, như các FTA khác, đã thông thị trường thì cần phải thoáng về thể chế bởi nếu bị thể chế trói buộc thì doanh nghiệp sẽ chết vì nơi vùng vẫy giờ đây không chỉ là ao, hồ mà đã tiến ra đại dương.
Lúc này, việc nâng cấp trình độ doanh nghiệp, đặc biệt về quản trị là yêu cầu cấp thiết khi các doanh nghiệp Việt Nam, theo nhận định của chủ tịch VCCI là đội sổ về quản trị doanh nghiệp. Đó là các doanh nghiệp đã niêm yết, chưa nói đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các hộ kinh tế gia đình đang chiếm tỷ lệ rất lớn ở Việt Nam hiện nay.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có trình độ phát triển thấp nhất so với các nước trong khu vực đã ký FTA với EU, đặc biệt là về quản trị doanh nghiệp.
Muốn hội nhập sâu hơn và tận dụng được những cơ hội mà hiệp định này mang lại, cần đảm bảo nguồn lao động có chất lượng thông qua công tác đào tạo nhân tài. Lúc này, EU sẽ không chỉ là đối tác thương mại mà cần được xem là đối tác tương hỗ vì họ có những tập đoàn hàng đầu thế giới với những tiêu chuẩn quốc tế.
Hiệp định EVFTA được ký kết có nghĩa là cạnh tranh sẽ rất khốc liệt nhưng theo lãnh đạo VCCI là sẽ không quá nghiêm trọng vì nội lực của các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang dần được củng cố. Thực tế cho thấy Việt Nam đã mở cửa cho nhiều đối thủ mạnh trong các FTA như Nhật, Hàn, Australia, New Zealand…
Lúc này, ông Lộc cho rằng Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực bởi khó khăn sẽ còn nằm ở vấn đề chi phí tuân thủ để đáp ứng các tiêu chuẩn bởi hiệp định này có các điều kiện rất khắt khe về môi trường lao động, quy tắc xuất xứ, vệ sinh dịch tễ và các rào cản kỹ thuật…
Thương mại là yếu tố quan trọng nhưng theo bà Cecilia Malmstrom, vận hành thương mại còn quan trọng hơn. Hiểu được các cam kết cụ thể như thế nào xuống từng ngành hàng và dòng thuế để trên cơ sở đó tận dụng những cơ hội EVFTA mang lại cũng là một bài toán không dễ với các doanh nghiệp Việt.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh kỳ vọng: “Các cam kết trong EVFTA sẽ hàm chứa những động lực cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới. Những cải cách về khung khổ luật pháp, cơ chế quản lý sẽ tác động đến định hướng chiến lược phát triển của Việt Nam, nền kinh tế sẽ thực sự chuyển mình ở tầm vóc mới”.
Thủ tướng nói về việc ký hai hiệp định với EU: "Mới là bước khởi đầu"
EVFTA kỳ vọng tạo sự đột phá lớn cho xuất khẩu tôm Việt Nam
Trong bối cảnh xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU có xu hướng giảm, EVFTA được kỳ vọng tạo nên sự đột phá cho mặt hàng này, vốn đã có nhiều lợi thế cạnh tranh trước đó.
EVFTA: Đường cao tốc nối Việt Nam với Âu châu
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhận định minh bạch, nâng cao quản trị doanh nghiệp là hai yếu tố cần thiết để gia tăng năng lực cạnh tranh giữa bối cảnh các hiệp định thương mại đã và sẽ diễn ra.
Ngành nông nghiệp đối mặt nhiều thách thức khi Việt Nam tham gia EVFTA
Do hàng rào thuế dần được cắt giảm nên mức độ cạnh tranh gia tăng mạnh, những quy định về truy xuất nguồn gốc của các nước nhập khẩu cũng ngày càng chặt chẽ và cao hơn.
EVFTA đặt ra nhiều bài toán cho doanh nghiệp Việt
Việc chưa sẵn sàng có những hành động mạnh mẽ đổi mới và số hoá hoạt động kinh doanh sẽ khiến doanh nghiệp Việt bỏ lỡ cơ hội lớn khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) nhiều khả năng sẽ được phê chuẩn ngay trong năm 2019.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Vinpearl lên sàn, kỷ nguyên mới của thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam
Vinpearl - thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam chính thức niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, mở ra chương mới sau hơn 20 năm phát triển. Không chỉ sở hữu hệ sinh thái nghỉ dưỡng đồ sộ, khác biệt, Vinpearl còn cho thấy khát vọng vươn tầm khu vực nhờ chiến lược đón đầu xu thế mới và nền móng vững vàng từ hệ sinh thái Vingroup.
Coca-Cola tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng 'Share a coke'
Coca-Cola chính thức tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share a coke" với thông điệp “từ cái tên, mình kết nối" tại thị trường Việt Nam, nhằm mang đến những trải nghiệm sáng tạo cho người tiêu dùng trẻ, ngày 6/5/2025.
Grab Việt Nam thay tướng sau khi nhận 'gáo nước lạnh' từ Xanh SM
Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.
Động lực mới cho phát triển kinh tế
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng
Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.
Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.