Nếu chưa mạnh ở thị trường nội địa, doanh nghiệp Việt đừng vội nghĩ ra biển lớn

Quỳnh Như Thứ năm, 11/10/2018 - 09:42

Không ít doanh nghiệp Việt đã thất bại khi ra biển lớn ASEAN, theo các chuyên gia, nguyên nhân phổ biến là bởi họ đã quá vội vàng khi chưa phải là kẻ mạnh ở thị trường nội địa đã vội vã nghĩ đến chuyện xuất khẩu.

Nhiều ý kiến cho rằng, doanh nghiệp Việt hiện vẫn đang chưa khai thác hết tiềm năng tại thị trường nội địa với gần 100 triệu dân

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) có hơn 660 triệu dân, thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI khoảng 137 tỷ USD, tổng GDP năm 2017 của khu vực này đạt trên 2.600 tỷ USD vượt qua Pháp để trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới. Dự kiến, đến năm 2020, AEC sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới.

Mặc dù AEC đã thành lập cách đây 3 năm và cho tới thời điểm này, 98% các loại thuế xuất nhập khẩu tại khu vực này đã bằng 0, song thực thế cho thấy, dường như các doanh nghiệp Việt vẫn khá thờ ơ với thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng này hoặc đã cố gắng xuất khẩu nhưng thất bại.

Theo các chuyên gia, có nhiều cách để cải thiện được vấn đề này: xuất khẩu trực tiếp, "núp bóng ông lớn" để xuất khẩu… tuy nhiên, điều cốt lõi vẫn là nội lực của mỗi doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp quá nhỏ yếu thì rất khó để xuất khẩu thành công. 

Trước khi nghĩ đến chuyện xuất ngoại "chiến đấu" hãy làm điều đó ở sân nhà trước, đợi lớn mạnh hơn sẽ ra quốc tế.

Doanh nghiệp Việt vẫn thờ ơ với AEC

Các con số thống kê được các chuyên gia đưa ra tại hội thảo Thị trường ASEAN - Lối đi nào doanh nghiệp Việt? do Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức ngày 10/10 đều cho thấy, giao thương giữa Việt Nam với AEC vẫn khiêm tốn và chưa xứng đáng với tiềm năng.

Ông Phạm Thành Kiên, Giám đốc Sở Công thương TP. HCM cho biết, kể từ năm 2016 đến nay (sau khi AEC thành lập), dù năm nào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đều tăng, song không hề tăng đột biến.

Việt Nam đang ngày càng vất vả và khó khăn hơn trong việc cải thiện nhập siêu từ ASEAN vào Việt Nam, với những cơ sở sản xuất và dây chuyền tương đối lạc hậu, các sản phẩm của Việt Nam rất khó cạnh tranh với các nước trong khu vực ở cả AEC lẫn thị trường nội địa.

Đồng quan điểm với ông Kiên, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Thị Tuệ Anh nhìn nhận: xuất khẩu của Việt Nam vào ASEAN đang đứng cuối nếu so với hoạt động xuất khẩu vào các khu vực khác. Năm 2016, chỉ có 9,8% hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vào ASEAN còn hơn 90% đi các thị trường khác. Con số đó chỉ xếp trên Campuchia trong AEC, trung bình các nước khác xuất khẩu 24% hàng hoá vào nội khối.

Phải mạnh ở thị trường nội địa rồi hẳn đi ASEAN
Bà Nguyễn Thị Tuệ Anh – Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Một cuộc khảo sát của VCCI năm 2018 cũng cho thấy: xu hướng tận dụng ưu đãi thuế quan thấp khi vào AEC của các doanh nghiệp Việt cũng không cao, thậm chí một số mặt hàng xuất khẩu vào AEC còn giảm nhẹ.

Theo nhìn nhận của các chuyên gia tại hội thảo, nguyên nhân của thực trạng trên nằm chính ở trong nội tại chúng ta: Các doanh nghiệp thiếu thông tin và cách thức thực hiện cũng như chưa có sự hỗ trợ kịp thời từ cơ quan nhà nước, các tổ chức - hiệp hội.

Đã có 50% doanh nghiệp Việt chủ động tìm hiểu về AEC nhưng tỉ lệ biết rõ ràng lại rất thấp. Chuyện hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp từ các bộ ngành chỉ ở mức trung bình cũng góp phần gây cản trở cho doanh nghiệp tham gia vào AEC.

Theo ông Huỳnh Ngọc Sang, Chủ tịch Hiệp hội bao bì Việt Nam, các doanh nghiệp Việt cần sáng tạo hơn nữa trong cách tiếp cận thị trường AEC nói riêng và các quốc gia khác nói chung nhằm tận dụng tốt hơn nữa những ưu đãi mà một thành viên AEC có.

Ông Sang đưa ra một ví dụ: Ông có quen một chủ doanh nghiệp xuất thanh long sang Trung Quốc và anh này có cách làm khác biệt so với nhiều người khác. Để có sản lượng ổn định, chủ doanh nghiệp đó đã trồng 300ha thanh long trên vùng đất mà chẳng ai nghĩ sẽ trồng được thanh long là Đồng Tháp. Sau đó, tiếp tục đầu tư một cái máy xử lý thanh long dùng cho xuất khẩu. Doanh nghiệp này không xuất thanh long qua đường tiểu ngạch cửa khẩu như người khác mà muốn bán thẳng cho các chợ đầu mối trái cây ở Trung Quốc.

Do không đủ nguồn lực, vị giám đốc này đã thuê những du học sinh Việt Nam tại Trung Quốc làm marketing, có thể những người này không có kiến thức về marketing nhưng tiếng Trung của họ đủ tốt để giao dịch cũng như có hiểu biết cơ bản về văn hoá bản địa nơi họ đến học tập.

“Trước khi xuất khẩu, các doanh nghiệp phải tự vấn bản thân mình là ai và muốn cái gì. Vì sao anh muốn xuất khẩu? Là do thị trường nội địa của anh đã bão hoà nên muốn mở rộng sản xuất – thị trường buộc phải xuất khẩu hay anh nghĩ bán trong nước ít tiền, xuất khẩu kiếm nhiều tiền hơn?

Quá trình xây dựng doanh nghiệp lớn mạnh và xuất khẩu có thể song hành cùng nhau, nhưng nếu nội lực của anh quá yếu thì không thể làm xuất khẩu được. Hay xuất khẩu sang ASEAN đã là mục tiêu cuối cùng trong mảng xuất khẩu của doanh nghiệp hay chưa?”, ông Sang cảnh báo các doanh nghiệp.

Ông Lê Đức Nghĩa, Chủ tịch kiêm CEO Công ty Gỗ An Cường nhấn mạnh thêm: trước khi muốn xuất khẩu, doanh nghiệp cần trả lời 2 câu hỏi "mình sẽ bán cho ai và bán như thế nào", doanh nghiệp Việt hãy làm thật tốt thị trường Việt Nam trước khi nghĩ đến đi chiến đấu với bên ngoài.

Thị trường 100 triệu dân của Việt Nam là rất lớn, việc bỏ qua thị trường nội địa chỉ tập trung xuất khẩu không khác gì việc "sinh ra đứa con đầu chưa nuôi được tốt nhưng đã sinh ra đứa thứ hai". Bên cạnh đó, nếu chúng ta bỏ qua thị trường trong nước có thể người Thái sẽ nhảy vào chiếm hết thị phần. Nếu một sản phẩm bán chạy ở Việt Nam, nhiều khả năng sẽ bán chạy ở các nước khác.

Bên cạnh đó, để có thể xuất khẩu tốt, sản phẩm phải được chuẩn hoá chất lượng quốc tế, còn nếu sản phẩm làm theo kiểu cho có, xuất một đến 2 lô sẽ kết thúc. Mỗi ngành hàng, các doanh nghiệp phải đầu tư máy móc – kỹ thuật, công nghệ nhà máy hiện đại ngang hàng khu vực.

Có 3 con đường để tiếp xúc với thị trường nước ngoài: tham gia vào các hội chợ thương mại, theo các cơ quan nhà nước như Bộ Công thương hoặc hợp tác với một doanh nghiệp nước sở tại.

Ông Cường chia sẻ một kinh nghiệm "đau thương" của gỗ An Cường khi ra thị trường AEC. Lúc đến Myanmar, An Cường đã tự mở chi nhánh và showroom rồi thuê người làm công việc sale-marketing. Tuy nhiên, sau vài tháng doanh nghiệp này đã đóng cửa chi nhánh vì mỗi tháng nó ngốn của họ tới gần 30.000 USD tiền nhân công và thuê mặt bằng mà hàng bán không như mong đợi.

Sau đó, An Cường chuyển sang hợp tác với các đại lý của Myanmar, trích cho họ 5% tiền hoa hồng và mọi thứ đã ổn hơn, từ kinh nghiệm thực tế của An Cường cho thấy: các doanh nghiệp Việt khi vào thị trường các nước ASEAN nên theo kênh đại lý thay vì tự làm tất cả.

Xuất khẩu theo kiểu ‘núp bóng ông lớn’

Phải mạnh ở thị trường nội địa rồi hẳn đi ASEAN 1
Bà Punthila Puripreecha - Giám đốc điều hành MM Mega Market Việt Nam

Theo bà Punthila Puripreecha, Giám đốc điều hành MM Mega Market Việt Nam, trong chiến lược ra thị trường nước ngoài, bên cạnh việc tự làm thì một kênh xuất khẩu hiệu quả không kém chính là "núp bóng ông lớn”.

Quý I/2018, MM Mega Market đã nhận được giấy phép xuất khẩu trực tiếp từ Việt Nam sang AEC. Hiện tại, mỗi tháng, hệ thống này xuất khẩu khoảng 100 tấn nông sản Việt Nam qua 700 siêu thị BigC ở Thái Lan. Thanh long, khoai lang vàng – tím, trái cây sấy và bánh tráng là những mặt hàng Việt Nam mà người Thái ưa chuộng nhất. MM Mega Market hiện có 1.400 siêu thị và cửa hàng tiện lợi trong và ngoài khu vực ASEAN.

Kế hoạch xuất khẩu của MM Mega Market năm 2019 từ Việt Nam sẽ tập trung vào các mặt hàng như thanh long, khoai lang và cá ba sa phi lê đông lạnh. Đặc biệt, khoai lang Việt Nam được người Thái rất thích do chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh. Bên cạnh đó, vú sữa và bơ cũng là 2 loại trái cây rất có tiềm năng xuất khẩu sang Thái Lan, do ở Thái không có vú sữa còn bơ của họ cũng không dẻo và béo như bơ Việt Nam.

Bà Punthila Puripreecha cho biết, để có thể xuất khẩu thông qua hệ thống Big C, các doanh nghiệp Việt cần chú ý những điểm sau: phải sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGap, vẻ ngoài phải tươi đẹp cho dù phải lênh đênh trên tàu 7 ngày, thời gian sử dụng sản phẩm phải từ 15 - 18 ngày, giá cả cạnh tranh và sản lượng ổn định…

Vươn ra biển lớn - Cuộc chơi không chỉ dành cho thương hiệu dẫn đầu

Vươn ra biển lớn - Cuộc chơi không chỉ dành cho thương hiệu dẫn đầu

Diễn đàn quản trị -  7 năm
Nếu thực hiện chiến lược một cách kiên định, sâu sắc, quan tâm thấu đáo đến nhu cầu của khách hàng, bạn sẽ là một thương hiệu lớn.
Vươn ra biển lớn - Cuộc chơi không chỉ dành cho thương hiệu dẫn đầu

Vươn ra biển lớn - Cuộc chơi không chỉ dành cho thương hiệu dẫn đầu

Diễn đàn quản trị -  7 năm
Nếu thực hiện chiến lược một cách kiên định, sâu sắc, quan tâm thấu đáo đến nhu cầu của khách hàng, bạn sẽ là một thương hiệu lớn.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  4 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  6 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  14 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 ngày

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Đọc nhiều