Thủ tục hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19
Khoảng 20 triệu người thuộc tám nhóm đối tượng sẽ được nhận tiền mặt từ 250.000 - 1,8 triệu đồng/tháng, trong thời gian ba tháng.
Từ 10/5, các địa phương tập trung giải quyết hỗ trợ cho lao động tự do mất việc. Thêm nữa, Dự kiến, ngày 15/5 sẽ chi trả hỗ trợ xong 4 đối tượng gồm người có công, bảo trợ xã hội, người nghèo và cận nghèo.
Tại cuộc họp thường kỳ Chính phủ hôm nay, Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Đào Ngọc Dung cho biết, gói hỗ trợ an sinh xã hội 62 nghìn tỷ cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng sâu bởi dịch Covid-19 đang được triển khai thực hiện nghiêm túc, công khai và minh bạch. Cho đến nay chưa phát hiện và chưa nhận được bất cứ phản ánh tiêu cực nào từ các địa phương.
Theo Bộ trưởng Dung, các địa phương đã giải ngân 12.400 tỷ đồng cho bốn nhóm hưởng chính sách an sinh xã hội, gồm người có công, người hưởng bảo trợ xã hội, hộ nghèo và cận nghèo.
Ngoài ra, một số tỉnh, thành đã chi tiền hỗ trợ cho các nhóm còn lại, trong đó có lao động tự do và lao động mất việc làm do ảnh hưởng của Covid-19. "Từ 10/5, các địa phương tập trung giải quyết hỗ trợ cho hai nhóm này", ông Dung cho biết.
8 bộ nhận diện toàn bộ hệ thống câu hỏi giải đáp, triển khai gói an sinh xã hội đã được ban hành. Kèm theo, Bộ Lao động, thương binh và xã hội đã thiết lập 6 đường dây nóng điện thoại và công bố Tổng đài 111 tiếp nhận 24/24h những phản ánh ý kiến đóng góp của nhân dân. Trong 5 ngày qua, 46.600 lượt điện thoại gọi đến các đường dây nóng này, với trên 12.000 lượt câu hỏi đã được giải đáp tự động.
Ngoài ra, về tình hình lao động, gần đây có tình trạng một số doanh nghiệp lợi dụng tình hình dịch bệnh để sa thải, ngừng việc đối với lao động nữ lao động nữ lớn tuổi và hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Ông Dung cho biết, sau khi bộ thực hiện chấn chỉnh, 'đến nay đã không còn hiện tượng này'.
"Lao động bắt đầu trở lại thị trường lao động bắt đầu từ tháng 5, nhất là lực lượng lao động tự do, khu vực kinh tế dịch vụ", theo Bộ trưởng Dung.
Trong tháng 4, số lao động đăng ký bảo hiểm thất nghiệp lên tới 102 nghìn người, tăng 9% so với tháng trước. Số lao động bị chấm dứt hợp đồng ở mức 670.000 người, tăng 270.000 người. Số doanh nghiệp bị tác động bởi dịch Covid-19 tăng 20% trong tổng số doanh nghiệp bị tác động là 70%.
Tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị các cơ quan chức năng thực hiện tốt gói an sinh xã hội, không để xảy ra gian lận. Ông cũng đề nghị các doanh nghiệp nỗ lực bố trí việc làm cho lao động, tránh sa thải công nhân, đặc biệt là những người lớn tuổi.
Theo nghị quyết của Chính phủ, khoảng 20 triệu người yếu thế bị ảnh hưởng bởi Covid-19 sẽ được nhận hỗ trợ của gói 62 nghìn tỷ đồng. Trong đó, Ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp 36.000 tỷ đồng, còn lại là nguồn hỗ trợ gián tiếp.
Theo kết quả của cuộc khảo sát vừa qua của Tổng cục thống kê, tính đến giữa tháng 4, Covid-19 đã khiến gần 5 triệu lao động ở Việt Nam phải dừng, giãn việc hoặc mất việc, do đó, khiến tỷ lệ người có việc làm quý I xuống mức thấp nhất 10 năm.
Lao động có việc làm phi chính thức, lao động không có hợp đồng, lao động có thu nhập thấp, lao động trẻ tuổi và lao động cao tuổi là những nhóm dễ bị tổn thương do dịch Covid-19.
Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi từ 15 cũng ở mức cao nhất 5 năm.
Còn Tổ chức lao động quốc tế (ILO) ước tính rằng đến cuối quý II năm nay, cuộc khủng hoảng có thể tác động tới việc làm của 4,6 – 10,3 triệu lao động ở Việt Nam thông qua giảm số giờ làm việc, giảm lương hoặc mất việc làm.
Khoảng 20 triệu người thuộc tám nhóm đối tượng sẽ được nhận tiền mặt từ 250.000 - 1,8 triệu đồng/tháng, trong thời gian ba tháng.
Covid-19 đã khiến gần 5 triệu lao động ở Việt Nam phải dừng, giãn việc hoặc mất việc, do đó, khiến tỷ lệ người có việc làm quý I xuống mức thấp nhất 10 năm.
Trong các lĩnh vực, lưu trú và ăn uống có nguy cơ phải đối diện với sự suy giảm đáng kể về sản lượng kinh tế ở mức cao nhất và lao động phi chính thức chiếm tới hơn 81% số lao động của lĩnh vực này.
Người lao động có thể gửi hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp qua đường bưu điện từ ngày 1/4/2020 đến khi công bố hết dịch mà không phải xin xác nhận của địa phương việc xảy ra dịch bệnh trên địa bàn.
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Bộ Công thương yêu cầu EVN khẩn trương báo cáo giải quyết vấn đề hưởng giá FIT các dự án điện gió, điện mặt trời theo đúng yêu cầu Nghị quyết 233 của Chính phủ.
Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp xây chiến lược dài hạn, đổi mới văn hoá, quản trị, tự sáng tạo đột phá thay vì chỉ ứng dụng và làm chủ công nghệ…
Giữa những bất định vì thuế quan, các hiệp định thương mại có sẵn là bước đệm giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chuyển hướng.
Vasep kiến nghị loạt giải pháp nhằm duy trì xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh Mỹ thay đổi chính sách thuế, doanh nghiệp đối mặt nguy cơ giảm đơn hàng và hàng tồn kho.
Việc bổ nhiệm dàn lãnh đạo mới là một phần trong lộ trình triển khai phương án chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.