Leader talk

Thời cơ 'trời cho' để hấp thụ làn sóng 'Trung Quốc + 1'

Chuyên gia tài chính ngân hàng Huỳnh Bửu Sơn * Thứ tư, 13/05/2020 - 15:49

Tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu có thể chậm vì thời điểm tái khởi động kinh tế mỗi nước mỗi khác, nhưng điều đó cũng có nghĩa là Việt Nam cần tận dụng khoảng thời gian “trời cho” này để nắm bắt cơ hội.

Ông Huỳnh Bửu Sơn tại "Tọa đàm trực tuyến: Gỡ khó dòng tiền cho doanh nghiệp thời khủng hoảng".

Nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19 như các nền kinh tế khác trên thế giới nhưng không quá nghiêm trọng. 

Nhờ áp dụng hiệu quả các biện pháp giãn cách xã hội, phong toả các vùng dịch, hạn chế đi lại giữa các địa phương, đóng cửa biên giới, kiểm soát hữu hiệu nhập cảnh, Việt Nam có số bệnh nhân bị lây nhiễm thuộc vào hàng thấp nhất thế giới và không có trường hợp tử vong.

Tuy nhiên, chúng ta không thể tránh được những hệ quả nặng nề đối với hoạt động kinh tế. Các ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các biện pháp phòng dịch như giao thông, du lịch, hàng không, vui chơi, giải trí, ăn uống gần như ngưng hoạt động, kéo theo các ngành liên quan cũng bị ảnh hưởng.

Đại dịch không phải là chiến tranh, không có sự tàn phá các cơ sở hạ tầng, không có sự hủy diệt các nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh… Các tài sản vật chất vẫn còn đó, chỉ có nhu cầu tiêu dùng sụt giảm và tình trạng thất nghiệp tạm thời gia tăng. Nhờ Chính phủ Việt Nam có biện pháp chống dịch hiệu quả nên ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch lên nền kinh tế không nhiều.

Tình trạng đình đốn của các nền kinh tế công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản sẽ có một tác động tiêu cực nhất định đối với Việt Nam, vì mức độ hội nhập kinh tế rất sâu của Việt Nam với thế giới.

Chúng ta có điều kiện đi trước các đối thủ cạnh tranh xuất khẩu một bước.

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam cần kiên nhẫn chờ đợi những diễn biến hậu Covid-19 tại các thị trường quốc tế truyền thống để có những giải pháp ứng phó nhanh chóng và thích hợp, vì chúng ta có điều kiện đi trước các đối thủ cạnh tranh xuất khẩu một bước.

Khi các nước công nghiệp phát triển tái khởi động nền kinh tế của họ, chính sách ưu tiên sẽ là khắc phục nhanh chóng tình trạng thất nghiệp, mà tỷ lệ đã vượt qua mức 2 con số, nhất là tại Hoa Kỳ. Tôi nghĩ rằng, tình trạng thất nghiệp này chỉ là tạm thời, không mang tính chất cơ cấu. Khi tình hình đại dịch được khắc phục, với các chánh sách kích cầu mạnh mẽ hàng chục ngàn tỷ đô la mà các nước phát triển phương Tây và Nhật Bản đang triển khai, nền kinh tế thế giới sẽ từng bước phục hồi, nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng trở lại.

Chính thời điểm này sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể nâng cao giá trị xuất khẩu và mở rộng thị trường cho các sản phẩm mới. Thời kỳ hậu Covid-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam sẽ là cơ hội mới để giành thắng lợi trong chinh phục thị trường thế giới, thúc đẩy tăng trưởng qua chiến lược định hướng xuất khẩu.

Mặt khác, tình hình chuỗi cung ứng toàn cầu sau đại dịch sẽ thay đổi cơ bản. Trung Quốc không còn là mảnh đất đáng tin cậy cho các nhà đầu tư phương Tây và Nhật Bản. Nhiều doanh nghiệp FDI sẽ chuyển nhà máy của họ từ Trung Quốc sang các nước khác, trong đó có Việt Nam.

Để tranh thủ cơ hội này, chúng ta cần nhắm tới các mục tiêu chiến lược phát triển lâu dài, như thực hiện nghiêm túc việc xây dựng nền móng vững chắc cho nền kinh tế nước nhà, tạo môi trường đầu tư lành mạnh; sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm và hiệu quả; cải thiện, nâng cao năng suất lao động; xây dựng một nền kinh tế chi phí thấp để tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia.

Thực ra, việc thay đổi chuỗi cung ứng bắt đầu manh nha từ thương chiến Mỹ -Trung, mà một trong những điểm nút mới được chọn để thay thế là Việt Nam. Nhiều người cho rằng đó là cơ hội, tuy nhiên sẽ là thách thức nếu chúng ta không có thay đổi gì. Phải có sự chuẩn bị tốt về môi trường kinh doanh, thật sự tạo sân chơi tốt cho FDI và doanh nghiệp tư nhân cả về luật pháp, nguồn vốn trong nước, nước ngoài; hoàn thiện chính sách vĩ mô. Phải tranh thủ làm lại nền công nghiệp phụ trợ để tăng cường tỷ lệ nội địa hoá.

Tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu có thể chậm vì thời điểm tái khởi động kinh tế mỗi nước mỗi khác, nhưng điều đó cũng có nghĩa là ta cần tận dụng khoảng thời gian “Trời cho” này để nắm bắt cơ hội. Nhưng tôi vẫn tin rằng kinh tế thế giới sẽ phục hồi sớm hơn so với thời kỳ hậu Đại Suy Thoái 1930 và sau Thế Chiến 2.

Sau đại dịch có hai luồng nhận định khác nhau, một luồng cho rằng thế giới bây giờ không còn tin nhau nữa, mỗi nước phải lo lắng cho chính mình, luồng thứ hai dự báo thế giới sẽ ngày càng mở, thái độ của nhà nước sẽ ôn hoà hơn.

Nếu thế giới đóng lại, tự lo về kinh tế thì đó là thời suy tàn của trái đất. Còn thế giới hiểu nhau hơn, mở cửa hơn thì đó mới là tín hiệu vui để phục hồi kinh tế thế giới.

(*) Chuyên gia tài chính ngân hàng Huỳnh Bửu Sơn chia sẻ ý kiến trong khuôn khổ "Tọa đàm trực tuyến: Gỡ khó dòng tiền cho doanh nghiệp thời khủng hoảng" do TheLEADER.vn phối hợp với Tập đoàn TTC và các đối tác John & Partners, Base.vn

Shark Phạm Thanh Hưng: Đừng hy vọng giá bất động sản giảm mạnh hậu Covid-19

Shark Phạm Thanh Hưng: Đừng hy vọng giá bất động sản giảm mạnh hậu Covid-19

Bất động sản -  5 năm

Theo ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch Cen Group, nhà đầu tư cần có sự dũng cảm để vào thị trường trong dịch bệnh, khi mà dường như hầu hết mọi người đều đang rất sợ hãi.

Vắc xin cho tương lai ngành thủy sản hậu Covid-19

Vắc xin cho tương lai ngành thủy sản hậu Covid-19

Diễn đàn quản trị -  5 năm

Công nghệ blockchain được đánh giá là cơ hội cho chuỗi cung ứng ngành thủy sản trong bối cảnh bị gián đoạn vì dịch Covid-19.

Hai cuộc rượt đuổi thời hậu Covid -19

Hai cuộc rượt đuổi thời hậu Covid -19

Tiêu điểm -  5 năm

Rượt đuổi những “con” Covid - 19 cuối cùng còn trên lãnh thổ Việt Nam và rượt đuổi thời gian để phát triển kinh tế, hai cuộc rượt đuổi này, theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, “nếu chưa đồng tốc thì đất nước chưa hết lâm nguy”.

Xu hướng mới của người tiêu dùng hậu Covid-19

Xu hướng mới của người tiêu dùng hậu Covid-19

Tiêu điểm -  5 năm

Ngay cả sau khi đại dịch Covid-19 đi qua, lối sống ăn uống khỏe mạnh sẽ trở nên quan trọng với người tiêu dùng hơn so với trước đây, với sự kỳ vọng về một bữa tối tại nhà được tái thiết lập.

Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68

Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68

Leader talk -  10 phút

Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Leader talk -  23 giờ

Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Leader talk -  4 ngày

Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Leader talk -  4 ngày

Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Leader talk -  4 ngày

Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.

ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại

ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại

Tài chính -  1 phút

Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.

VinFast ra mắt dòng xe chở hàng cỡ nhỏ giá từ 285 triệu đồng

VinFast ra mắt dòng xe chở hàng cỡ nhỏ giá từ 285 triệu đồng

Nhịp cầu kinh doanh -  5 phút

VinFast hôm nay ra mắt dòng xe điện chở hàng cỡ nhỏ EC Van, hướng đến cuộc cách mạng xanh trong vận tải hàng hóa. Với tải trọng trên 600 kg cùng kích cỡ gọn gàng, khả năng vận hành linh hoạt, VinFast EC Van là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu vận chuyển hàng quãng ngắn của các đơn vị kinh doanh, đồng thời là phương tiện sinh kế phù hợp cho kinh tế hộ gia đình.

Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68

Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68

Leader talk -  10 phút

Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.

Sắp diễn ra sự kiện lớn về trải nghiệm khách hàng

Sắp diễn ra sự kiện lớn về trải nghiệm khách hàng

Nhịp cầu kinh doanh -  33 phút

Tại CX Leader Summit 2025, hơn 300 nhà lãnh đạo doanh nghiệp và những người làm chuyên môn về trải nghiệm khách hàng sẽ bàn về cách thức xây dựng thương hiệu khác biệt.

Triển lãm Giảng Võ: Mảnh đất của những ký ức vàng son và giấc mơ phồn thịnh mới

Triển lãm Giảng Võ: Mảnh đất của những ký ức vàng son và giấc mơ phồn thịnh mới

Nhịp cầu kinh doanh -  40 phút

Trước ngưỡng cửa kỷ nguyên vươn mình của nền kinh tế, mảnh đất Triển lãm Giảng Võ xưa đang chuẩn bị viết tiếp câu chuyện mới - nơi một biểu tượng phồn thịnh sẽ ra đời để người Hà Nội có thể vừa hoài niệm quá khứ, vừa chạm đến tương lai.

Giá vàng hôm nay 13/5: SJC tăng nhẹ bất chấp quốc tế vẫn lao dốc

Giá vàng hôm nay 13/5: SJC tăng nhẹ bất chấp quốc tế vẫn lao dốc

Vàng -  2 giờ

Giá vàng hôm nay 13/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng SJC ở thị trường trong nước, bất chấp quốc tế lao dốc.

Nội lực giúp Home Credit bứt phá

Nội lực giúp Home Credit bứt phá

Tài chính -  3 giờ

Nhiều chỉ số của Home Credit được FiinRatings đánh giá cao hơn trung bình ngành tài chính tiêu dùng, như chất lượng tín dụng và tỷ lệ an toàn vốn.