Khởi nghiệp
Startup Traveloka muốn lấn sân mảng dịch vụ tài chính
Traveloka được cho là đang thảo luận với một số đối tác tiềm năng tại Việt Nam nhằm phát triển mảng công nghệ tài chính, nhưng không tiết lộ cụ thể.
Traveloka - startup du lịch trực tuyến lớn nhất Đông Nam Á đang lên kế hoạch triển khai dịch vụ tài chính tại Việt Nam và Thái Lan, với mục tiêu có thể niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ, theo nguồn tin từ Reuters.
Dù nhu cầu di chuyển của khách hàng giảm xuống đáng kể do dịch bệnh Covid-19, nhưng startup có trụ sở tại Indonesia này đang chứng kiến đà phục hồi mạnh mẽ.
Chủ tịch Traveloka - Caesar Indra cho biết mảng kinh doanh của công ty tại thị trường Việt Nam đã hoạt động nhộn nhịp hơn so với trước khi đại dịch bùng phát, trong khi chi nhánh tại Thái Lan cũng sắp trở lại mức hoạt động bình thường.
Ứng dụng của Traveloka hiện có 40 triệu người dùng hàng tháng và công ty đang phát triển loại hình dịch vụ "mua trước, trả sau" tại hai thị trường Việt Nam và Thái Lan.
Chủ tịch Indra cho biết công ty đang liên doanh với một trong những ngân hàng lớn nhất Thái Lan để hợp tác trong lĩnh vực công nghệ tài chính. Bên cạnh đó, công ty cũng đang thảo luận với một số đối tác tiềm năng tại Việt Nam, nhưng không tiết lộ cụ thể.

"Du lịch nội địa đang phục hồi. Mục tiêu của chúng tôi khi đầu tư mạnh vào mảng công nghệ tài chính là để giúp nhiều khách hàng có thể đi du lịch hơn trong khu vực", ông nói.
Thực tế, Traveloka đã triển khai dịch vụ "mua trước, trả sau" ở Indonesia từ 2 năm trước. Dịch vụ này được triển khai trong bối cảnh nhiều người dùng đợi đến ngày nhận lương để có thể đặt vé du lịch. Hiện tại, dịch vụ này đã cung cấp khoảng 6 triệu khoản vay.
Năm ngoái, Traveloka tung ra thẻ tín dụng "Paylater" hợp tác cùng một số nhà băng Indonesia. Bên cạnh dịch vụ vay, Traveloka cung cấp dịch vụ bảo hiểm và quản lý tài sản.
Ông Indra thừa nhận rằng tiềm năng khổng lồ ở Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, khi mới chỉ 6% trong tổng số 270 triệu dân có thẻ tín dụng.
Ông Indra nhấn mạnh giai đoạn tồi tệ nhất đã qua đi và Traveloka đang chuẩn bị tốt cho năm 2021 trong bối cảnh nhu cầu đi lại trong nước đang thúc đẩy sự phục hồi.
Kế hoạch hiện tại của công ty là đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ tài chính, cho phép khách hàng đi lại nhiều hơn trong khu vực. Trong khi đó, mảng du lịch đã quay trở lại đà lợi nhuận vào cuối năm 2020.
Ở Indonesia, Traveloka còn cung cấp các dịch vụ bao gồm: voucher nhà hàng, dịch vụ giao đồ ăn và thậm chí dịch vụ xét nghiệm nhanh Covid-19. Theo thông tin tự công bố, Traveloka đang là ứng dụng đánh giá nhà hàng lớn nhất tại quốc gia này.
Traveloka đang được nhiều doanh nghiệp đầu tư bao gồm công ty Expedia (Mỹ), công ty Jingdong (Trung Quốc), quỹ GIC (Singapore) và công ty East Venture (Indonesia).
Gần đây nhất, Traveloka đã huy động thành công 250 triệu USD từ một nhóm các nhà đầu tư, được dẫn dắt bởi Cơ quan Đầu tư Qatar (QIA).
MoMo muốn hóa 'đại bàng' trong lĩnh vực ví điện tử
Đồng sáng lập Skype đầu tư vào startup Việt Loship
Được biết, khoản đầu tư từ Nhà đồng sáng lập Skype - ông Jaan Tallinn, thông qua Quỹ MetaPlanet là một phần trong kế hoạch gọi vốn Series C của Loship, diễn ra chỉ 4 tháng sau khi startup này nhận vốn từ Vulpes Investment Management.
CEO TienNgay.vn: Mở lối tiên phong giải bài toán dịch vụ tài chính toàn diện
Thành lập từ cuối năm 2019, TienNgay.vn (Tiện Ngay) là hệ thống dịch vụ tài chính đa tiện ích tiên phong tại Việt Nam với các sản phẩm Tài chính đa dạng, được “may đo” phù hợp với từng phân khúc khách hàng dựa trên nền tảng công nghệ; TienNgay.vn hiện đạt quy mô hơn 40 phòng giao dịch tại Hà Nội; TP. HCM; Cần Thơ và một số tỉnh thành khác.
Gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2020 gọi tên 3 nhà sáng lập startup Việt
3 nhà sáng lập startup Việt được vinh danh gồm: ông Nghiêm Tiến Viễn (GoStream), ông Phạm Ngọc Anh Tùng (FoodMap), và ông Hoàng Tuấn Anh (nhà sáng chế ATM gạo).
Cộng đồng startup Việt kì vọng gì trong năm 2021?
Trải qua năm 2020 đầy sóng gió và thách thức, các startup như Base.vn, Loship hay 25 FIT đã chuyển mình ra sao? Đâu sẽ là chiến lược để các doanh nghiệp trẻ này tăng trưởng trong năm 2021?
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh
Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.
Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật
Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha
Chủ tịch Taseco Land Phạm Ngọc Thanh nói về việc cân đối giữa nợ vay và doanh thu để hiện thực hoá kế hoạch mở rộng quỹ đất đầy tham vọng.
Đầu tư đại đô thị: Làn sóng cơ hội và vòng xoáy rủi ro
Một làn sóng đầu tư vào các dự án đại đô thị đang lan rộng trên thị trường bất động sản, tạo ra những cú hích tăng trưởng đáng kể nhưng cũng kéo theo nhiều thách thức về pháp lý, thanh khoản và quản trị rủi ro.
Phân bón Bình Điền 'cài số lùi' trước áp lực lớn trên sân nhà
Giá nguyên liệu tăng cao và bất ngờ khiến Bình Điền buộc phải đặt ra mục tiêu giảm so với năm trước nhưng vẫn sàng bứt phá nếu thị trường thuận lợi.
Ngành ngân hàng tìm lời giải tăng trưởng giữa 'lằn ranh' nợ xấu
Bên cạnh vẽ lên bức tranh tăng trưởng khá tham vọng, ngành ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực bất động sản.
Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?
Nghị định 94 ra đời bước đầu tạo hành lang pháp lý cho vay ngang hàng, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho lĩnh vực tài chính số.