Doanh nghiệp sai, lỗi do đâu?

Vũ Trung Hiệp (*) Thứ ba, 31/08/2021 - 09:28

Những doanh nghiệp làm ăn chộp giật, không đáp ứng được những chuẩn mực văn hoá kinh doanh căn bản sẽ bị đào thải.

Cách xin lỗi của một doanh nghiệp cũng thể hiện được văn hóa của doanh nghiệp đó!

"Em xin lỗi, bên em còn mới quá ạ!

- Em xin lỗi, nhân sự bên em còn non ạ!

- Em xin lỗi, quy trình và công nghệ bên em vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nên còn nhiều bất cập.

- Em xin lỗi,…"

Gần đây, tôi phát hiện ra một trang tin theo dạng mạng xã hội đã không hề xin phép mà tạo tài khoản/profile mang đầy đủ thông tin, hình ảnh của tôi trên trang của họ và lấy các bài viết từ facebook của tôi về đăng lên trang.

Khi tôi phát hiện và báo cho họ biết cùng thái độ rất bất bình, họ đã cử quản lý liên hệ và xin lỗi tôi như trên.

Toàn bộ lời xin lỗi đều đổ tội cho nhân viên, quy trình, công nghệ hay vì mới thành lập. Tuyệt không thấy lỗi của lãnh đạo ở đâu! Đó là cách xin lỗi rất thiếu tinh thần dũng cảm và thẳng thắn nhận lỗi (thường thấy) của các quản lý khi doanh nghiệp gây ra lỗi lầm.

Cũng có thể đúng là họ không biết nguồn gốc lỗi từ đâu nên cứ xin lỗi quanh co vì nhiều quản lý chỉ làm việc ở tầng chuyên môn, kỹ thuật, không bao giờ chạm đến tầng chiến lược và văn hoá doanh nghiệp. Họ không được lãnh đạo quan tâm, chia sẻ và đào tạo về những vấn đề này. Hàng ngày họ còn phải ngập ngụa trong đống KPI.

Do đó, tận cùng của những cái sai vẫn là từ lãnh đạo và hệ thống quản trị của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không lấy sự chính trực làm giá trị cốt lõi, nếu sếp còn tìm cách làm giả, làm láo, lừa gạt khách hàng, đối tác thì không có quy trình và công nghệ nào kiểm soát được nhân viên không làm điều đó với khách hàng.

Nếu doanh nghiệp không lấy khách hàng làm trung tâm thì nhân viên sẽ luôn ưu tiên doanh số và KPI mà mặc kệ trải nghiệm và cảm xúc của khách hàng thế nào.

Trong vụ việc của tôi, thực ra trang tin đó đã hoạt động từ 2019, tức là không quá mới. Nó lại thuộc một công ty khá lớn, tuổi đời ngót hai chục năm và còn có cả hệ sinh thái liên quan chứ không phải đơn vị mới gia nhập ngành.

Doanh nghiệp sai, lỗi do đâu?
Ông Vũ Trung Hiệp, đồng sáng lập và CEO LinkStar Communication, Phó chủ tịch câu lạc bộ VMCC

Vậy thì lỗi này từ đâu mà ra nếu đó không phải là từ sự buông lỏng của lãnh đạo, quản lý? Hoặc là doanh nghiệp cũng chưa bao giờ đề cao những giá trị này! Tôi bức xúc vì bị mạo danh, lợi dụng thương hiệu cá nhân thì ít mà giận kèm với ngạc nhiên vì làm sao một doanh nghiệp cũng có tiếng trong ngành lại có thể làm ăn ẩu đến thế.

Nhưng, như không ít doanh nghiệp mãi đến khi khủng hoảng nổ ra phải lên tiếng xin lỗi thì xã hội mới biết chân tướng, nghịch lý là họ vẫn tồn tại và phát triển qua hàng thập kỷ. 

Sự thành công của họ là “tấm gương” để một số người nhìn vào và nói: "Ồ, làm ẩu, làm láo vẫn sống đó thôi. Sao phải làm tử tế, sao phải xây dựng văn hoá doanh nghiệp làm gì". Sự nguy hiểm của những doanh nghiệp này còn nằm ở khả năng lây lan thứ văn hoá độc hại đó.

Nhưng rồi bình tĩnh lại, tôi vẫn tin rằng, khách hàng và xã hội sẽ ngày càng hiểu biết và văn minh lên.

Những doanh nghiệp làm ăn chộp giật, không đáp ứng được những chuẩn mực văn hoá kinh doanh căn bản sẽ bị đào thải. Cách làm trong quá khứ của họ chỉ hiệu quả ở bối cảnh thị trường tranh tối tranh sáng, thừa nước đục thả câu. Còn trong một thế giới minh bạch, họ sẽ dần tàn lụi như ma cà rồng gặp ánh sáng.

“Chính trực là làm điều đúng đắn ngay cả khi không có ai quan sát” (C.S. Lewis). Nhưng không ít doanh nghiệp, dù khả năng bị phát hiện làm sai là rất cao nhưng họ vẫn liều lĩnh, ngang nhiên thực hiện hành vi của mình. Đó là lý do vì sao cứ vài tháng trên báo chí và mạng xã hội lại có lời xin lỗi của doanh nghiệp này doanh nghiệp kia.

Doanh nghiệp sai, lỗi do ai?

Vẫn có những vụ việc cái sai là từ cá nhân nhân viên hay nhóm nhân viên cố tình làm ngược lại quy định và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. 

Nhưng, phần lớn, gốc rễ của sai phạm là từ việc doanh nghiệp đã đặt mục đích doanh thu, lợi nhuận cao hơn giá trị, chất lượng mang lại cho khách hàng; coi trọng các chỉ tiêu tăng trưởng hơn việc tạo ra những trải nghiệm khách hàng xuất sắc; và, rất hời hợt, sáo rỗng, thậm chí là coi thường việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp. 

(*) Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Vũ Trung Hiệp, đồng sáng lập và CEO LinkStar Communication, Phó chủ tịch câu lạc bộ VMCC. 

Văn hoá doanh nghiệp: Mới chỉ đóng khung treo tường

Văn hoá doanh nghiệp: Mới chỉ đóng khung treo tường

Diễn đàn quản trị -  5 năm
Nhiều doanh nghiệp tưởng chừng có “văn hoá” với rất nhiều câu khẩu hiệu thể hiện các giá trị cốt lõi nhưng lại chỉ để trưng bày.
Văn hoá doanh nghiệp: Mới chỉ đóng khung treo tường

Văn hoá doanh nghiệp: Mới chỉ đóng khung treo tường

Diễn đàn quản trị -  5 năm
Nhiều doanh nghiệp tưởng chừng có “văn hoá” với rất nhiều câu khẩu hiệu thể hiện các giá trị cốt lõi nhưng lại chỉ để trưng bày.
Duy trì văn hoá doanh nghiệp trong đại dịch

Duy trì văn hoá doanh nghiệp trong đại dịch

Diễn đàn quản trị -  3 năm

Quan sát của CEO Blue C Lê Quang Vũ cho thấy, đại dịch có thể làm suy yếu văn hoá của tổ chức, kể cả những tổ chức rất mạnh.

Để văn hoá doanh nghiệp không bị xói mòn khi làm việc từ xa

Để văn hoá doanh nghiệp không bị xói mòn khi làm việc từ xa

Diễn đàn quản trị -  3 năm

Cách duy nhất để duy trì được văn hoá doanh nghiệp là phải giữ được tương tác giữa các thành viên bằng các hoạt động trực tuyến, từ xa qua tất cả các kênh truyền thông mà doanh nghiệp có được.

Golden Gate vượt cú sốc Covid-19 nhờ văn hoá lấy khách hàng làm trung tâm

Golden Gate vượt cú sốc Covid-19 nhờ văn hoá lấy khách hàng làm trung tâm

Diễn đàn quản trị -  3 năm

Đối với lãnh đạo của Golden Gate – đơn vị sở hữu chuỗi thương hiệu Vuvuzela, Sumo BBQ, Kichi Kichi, Gogi House,... càng khó khăn càng lấy khách hàng làm trung tâm vì một khách hàng lúc khó khăn bằng hàng ngàn khách đến trong giai đoạn bình thường.

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp: Chuyện không chỉ của bộ phận nhân sự

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp: Chuyện không chỉ của bộ phận nhân sự

Diễn đàn quản trị -  3 năm

Việc phòng nhân sự (HR) chịu trách nhiệm cho toàn bộ thành công của quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp mà thiếu sự đồng hành, hỗ trợ, đóng góp, tham gia và tương tác của tất cả phòng ban và đội ngũ khiến cho các dự án xây dựng văn hóa doanh nghiệp dường như đi vào ngõ cụt hoặc hình thành nên một nền văn hóa nhạt nhòa.

Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh

Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh

Diễn đàn quản trị -  4 ngày

Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.

Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh

Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh

Diễn đàn quản trị -  4 ngày

Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.

Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia

Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia

Diễn đàn quản trị -  5 ngày

Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.

Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?

Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?

Diễn đàn quản trị -  5 ngày

Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.

Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp

Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Tài chính -  1 giờ

Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

Tài chính -  2 giờ

Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Tài chính -  2 giờ

Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Vàng -  5 giờ

Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Hồ sơ quản trị -  5 giờ

Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  6 giờ

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Đọc nhiều