Tiêu điểm
Thận trọng với áp lực gia tăng lạm phát
Mặc dù lạm phát của Việt Nam vẫn đang được kiểm soát tốt, song áp lực gia tăng lạm phát từ nay đến cuối năm 2021 và cả năm 2022 sẽ là rất lớn.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, CPI 7 tháng đầu năm 2021 của Việt Nam tăng 1,64% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.
Dự báo về lạm phát của cả năm 2021, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, chỉ số CPI của Việt Nam có thể đạt mức từ 2,8 - 3%. Điều này cho thấy, lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt.
Nguyên nhân là do sức cầu của nền kinh tế vẫn còn lớn, doanh số bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng giảm và vòng quay của dòng tiền chậm hơn khoảng 0,6 lần so với trước đó do dịch bệnh, giãn cách xã hội.
Tuy nhiên, ông Lực cho rằng, Việt Nam không được chủ quan bởi áp lực lạm phát vẫn đang hiện hữu và sẽ tăng dần từ nay đến cuối năm 2021 và cả năm 2022.
Theo vị chuyên gia này, xu hướng gia tăng lạm phát tại Việt Nam đang diễn ra do các tác động của cả tình hình trong nước và thế giới.
Trên thế giới, trong 6 tháng đầu năm 2021, lạm phát và giá cả hàng hoá đang tăng tương đối mạnh. Giá xăng dầu tăng 41%, hàng hoá cơ bản tăng 12%, nông sản tăng 5,5%, phân bón tăng 53% và kim loại tăng 21%.
Trong khi đó, do nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nên giá cả hàng hoá trên thế giới gia tăng trong năm 2021 có thể tác động đến nền kinh tế Việt Nam trên các góc độ làm gia tăng giá hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trong nước.
Giá dầu thô và giá các loại lương thực tăng sẽ làm tăng chi phí sản xuất, phí vận tải, tăng giá thức ăn chăn nuôi và thực phẩm trong nước; đồng thời tác động đến cân đối thương mại do giá trị nhập khẩu gia tăng mạnh hơn giá trị xuất khẩu. Các nguyên vật liệu tăng giá cũng ảnh hưởng đến đầu tư công và đầu tư xây dựng nói chung.
Dự báo của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, CPI sẽ tăng dần vào các tháng cuối năm. Hiện, sự phục hồi của kinh tế toàn cầu trong năm 2021 đang có triển vọng rất khả quan do các quốc gia trên toàn thế giới đã khẩn trương triển khai tiêm vaccine phòng dịch Covid-19. Khi kinh tế thế giới phục hồi nhanh sẽ khiến cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng cao đột biến, trong khi nguồn cung chưa theo kịp nhu cầu dẫn đến giá cả các mặt hàng gia tăng.
Đây đều là các yếu tố gây nên lạm phát, tạo áp lực lớn lên chỉ số CPI của toàn nền kinh tế trong nước nửa cuối của năm 2021.
Đối với tình hình trong nước, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp. Trong vài thời điểm, một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 đã xảy ra hiện tượng tăng giá một số mặt hàng, chủ yếu do nguồn cung bị gián đoạn.
Dịch bệnh cũng khiến nhu cầu mua sắm tích trữ tăng đột biến tại một số thời điểm do yếu tố tâm lý. Một số tổ chức, cá nhân đơn lẻ đã lợi dụng tình trạng thiếu hàng cục bộ tạm thời để tăng giá bán, trục lợi.
Theo ông Lực, bức tranh kinh tế vĩ mô năm nay rất khó đoán định do dịch bệnh diễn biến phức tạp. Với kịch bản khả quan, tăng trưởng kinh tế có thể đạt 4,8-5%, với kịch bản xấu hơn, tăng trưởng kinh tế có thể chỉ đạt 3,5 - 4%.
Triển vọng kinh tế những tháng cuối năm phụ thuộc nhiều vào tốc độ và quy mô tiêm chủng vaccine; hiệu quả/phản ứng phụ của các biện pháp phòng, chống bệnh dịch; các gói hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng ở trong nước.
Bên cạnh đó, lạm phát 6 tháng đầu năm thấp, ổn, nhưng xu hướng lạm phát có thể gia tăng trong những tháng cuối năm. Giá hàng hoá nhiều khả năng sẽ có xu hướng tăng do chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng trong đại dịch, giãn cách xã hội.
Trước thực trạng rủi ro lạm phát đang có xu hướng gia tăng, ông Lực cho rằng, để bảo toàn nguồn tài sản của mình, nhiều người dân có sẵn nguồn tiền dự trữ sẽ tham gia vào các kênh đầu tư như vàng, chứng khoán, bất động sản. Trong đó, bất động sản là một trong những lĩnh vực thu hút sự quan tâm nhiều nhất của các nhà đầu tư.
Bàn về giải pháp kiếm soát lạm phát, trước đó, Tổng cục Thống kê cũng đã đề xuất Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới để kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam.
Mặt khác, các bộ ngành, địa phương cần chủ động tháo gỡ khó khăn và có phương án điều tiết nguồn hàng để tăng lượng cung ứng cho các địa phương có dịch bệnh cần cách ly hoặc giãn cách xã hội, bảo đảm cung cấp đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân.
Tổng cục Thống kê cũng kiến nghị Bộ Công thương và Bộ Tài chính theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, đồng thời kết hợp Quỹ bình ổn xăng dầu để hạn chế mức tăng giá của mặt hàng này đối với CPI chung của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, Bộ Công thương cần chủ động chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa, giảm áp lực lạm phát, loại bỏ thông tin sai lệch về giá cả thị trường, không để xảy ra hiện tượng lạm phát do tâm lý từ thông tin sai lệch gây ra.
9 giải pháp duy trì tăng trưởng ngành công thương cuối năm 2021
Rủi ro lạm phát từ chính sách nới lỏng tiền tệ
Dù giá dầu, giá thép hay nông sản đã tăng mạnh từ đầu năm đến nay, vẫn còn là quá sớm để lo ngại về khả năng xảy ra một “siêu chu kỳ hàng hóa”. Các ngân hàng trung ương đều cho rằng yếu tố lạm phát không có tính chất lâu bền, mang tính chất đặc thù và riêng biệt. Do đó các mục tiêu về lạm phát trong trung và dài hạn vẫn được đảm bảo.
Đi tìm lời giải cho bài toán an cư trước đà tăng giá bất động sản và “virus lạm phát”
Nhiều người cho rằng cơ hội an cư, đổi nhà mới tại các đại đô thị đang dần trở nên xa vời giữa bối cảnh đại dịch Covid-19 và giá căn hộ leo thang nhưng nguồn cung lại hạn chế.
KBSV: Lạm phát thấp thúc đẩy NHNN tiếp tục hạ lãi suất
Việc lạm phát ở mức thấp hơn nhiều so với mục tiêu của chính phủ làm tăng kỳ vọng vào việc NHNN sẽ tiếp tục có động thái hạ lãi suất điều hành thêm một lần nữa trong tương lai gần, trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Lạm phát trở lại do tiền lương và giá cả đồng loạt tăng
Sau tháng 6 giảm, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng trở lại trong tháng 7. Nguyên nhân là sự tăng giá của 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tái thiết vùng lợi nhuận trong chiến lược kinh doanh
Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Giá vàng hôm nay 11/5: Dự báo giá vàng tuần tới 12-16/5/2025
Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy sự giằng co và khó đoán, phụ thuộc vào kết quả đàm phán Mỹ - Trung và loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.