Khởi nghiệp
Startup ngày một nhiều, nhưng Kỳ lân ngày một giảm
Bên cạnh việc số lượng startup Kỳ lân ngày một giảm, thì nhiều startup phải trải qua "cuộc đại phẫu" - làn sóng sa thải nhân sự ồ ạt lan rộng trên toàn cầu.
Báo cáo của KPMG APAC năm 2022 cho thấy, số lượng các startup, cũng như số lượng các giao dịch góp vốn, đầu tư mạo hiểm vào các startup khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang có xu hướng tăng trở lại, nhất là sau khi đại dịch Covid-19 lắng xuống.
Năm 2018, các giao dịch đầu tư mạo hiểm trong khu vực đạt mức cao nhất mọi thời đại là 152,68 tỷ USD. Giai đoạn 2019 - 2020 số lượng các giao dịch bắt đầu giảm và chạm mốc 116,91 tỷ USD vào năm 2021. Gần đây nhất, quý 1/2022, các giao dịch trong khu vực đạt trị giá 32,62 tỷ USD.
Một số đặc điểm kinh tế chính được xem xét bao gồm dân số, số lượng thuê bao di động, GDP bình quân đầu người và số lượng người dùng internet. Trong đó, Đông Nam Á được đánh giá tăng trưởng nhờ sự gia tăng đáng kể của những "người bản xứ kỹ thuật số" trẻ và có học thức cùng những hỗ trợ từ phía chính phủ.
Các lĩnh vực hiện đang hút vốn đầu tư mạo hiểm được KPMG thống kê bao gồm: fintech, công nghệ sinh học, phần mềm/dịch vụ, blockchain, chăm sóc sức khỏe và trí tuệ nhân tạo.
Tuy nhiên, có một thực tế mà giới tinh hoa khởi nghiệp cần nhìn vào, đó là mặc cho số lượng startup ra đời ngày càng một nhiều, thì số lượng startup Kỳ lân (các công ty khởi nghiệp có định giá trên 1 tỷ USD) - những startup tạm được gọi là có thành quả lại đang ngày càng một ít đi.

Báo cáo của CB Insights cho hay, trong năm 2021, vốn đầu tư vào các startup công nghệ tăng gần gấp đôi so với một năm trước, chạm mốc 621 tỷ USD. Đã có 537 startup Kỳ lân ra đời trong năm ngoái, tương đương với mỗi ngày làm việc trôi qua thì sẽ có 2 startup Kỳ lân được ra đời.
Tuy nhiên, tính đến quý 2/2022, thế giới chỉ có 87 startup Kỳ lân mới, tương đương gần 1,4 startup Kỳ lân mới xuất hiện mỗi ngày làm việc. Thậm chí, tình hình được dự đoán là sẽ xấu đi trong quý 3 sắp tới, khi thế giới sẽ chỉ đón nhận 27 startup Kỳ lân.
Có nhiều nguyên nhân khiến cho số lượng startup Kỳ lân sụt giảm mạnh, như: kinh tế thế giới bước vào thời kì suy thoái, lạm phát, chiến tranh, hay dịch bệnh. Nhưng một nguyên nhân dễ thấy hơn cả, đó là sự thanh lọc tự nhiên - buộc các công ty khởi nghiệp phải thay đổi trong bối cảnh mới.
Thống kê của CB Insights chỉ ra, fintech đang là mảng ghi nhận sụt giảm số lượng startup Kỳ lân mới xuất hiện nhiều nhất. Trong quý 2/2022, thế giới có thêm 20 startup Kỳ lân hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tài chính, tương đương mức giảm 44% so với quý trước, và 58% so với năm trước.
Sau fintech, công nghệ bán lẻ là mảng tiếp theo ghi nhận sụt giảm lớn, với số lượng startup Kỳ lân mới giảm 28% so với quý trước và 46% so với năm trước.

Bên cạnh việc số lượng startup Kỳ lân ngày một giảm, thì nhiều startup phải trải qua "cuộc đại phẫu" - làn sóng sa thải nhân sự ồ ạt lan rộng trên toàn cầu.
Thống kê ban đầu của Layoffs.fyi, gần 17.000 lao động thuộc hơn 70 startup công nghệ trên toàn cầu đã bị sa thải vào tháng 5, tăng tới 350% so với tháng trước đó và là mức kỷ lục so với cùng kỳ năm 2020.
Xu hướng này chắc chắn ảnh hưởng tới Việt Nam, nơi có nền kinh tế với độ mở lớn, thị trường khởi nghiệp còn đang non trẻ, vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn đầu tư mạo hiểm ngoại khi các quỹ nội chưa đủ nguồn lực.
Một minh chứng là Leflair (startup chuyên bán hàng hiệu giảm giá tại Việt Nam) đã có cuộc thay máu đội ngũ điều hành cấp cap, để chuyển đổi thành Leflair Group. Đơn vị này cho biết, sẽ mở rộng thâu tóm các nền tảng trong phân khúc bán lẻ trực tuyến, truyền thông, tiếp thị…. để phát triển thành hệ sinh thái bán lẻ.
Hay Propzy - nền tảng giao dịch bất động sản, mới đây cũng tuyên bố dừng hoạt động. Và trước đó là sa thải một nửa nhân sự, đóng hết hệ thống trung tâm giao dịch để thay đổi mô hình kinh doanh nhưng vẫn thất bại.
Ghế nóng tại chuỗi nhà thuốc Pharmacity
'Cửa ngõ' để Titan Hunters đưa game Việt ra thế giới
Chiến lược đưa Titan Hunters tiến ra khu vực và toàn cầu thông qua con đường Nhật Bản của CEO Vũ Duy Tiếp đã chứng minh hiệu quả khi được xướng là “ngôi sao mới” trong sự kiện game (trò chơi điện tử) lớn nhất thế giới 2022.
Tổng giám đốc nhân tài và văn hóa Mekong Capital từ nhiệm
Trong 12 năm làm việc tại Mekong Capital, bà Minh Giang đã đóng góp nhiều giá trị to lớn vào việc xây dựng đội ngũ và văn hóa doanh nghiệp tại Mekong Capital và các công ty trong danh mục đầu tư.
Tìm ra quán quân Finnovation 2022
Cuộc thi sinh viên khởi nghiệp công nghệ tài chính (Finnovation) 2022 đã tìm ra đội quán quân là Zinance từ 200 dự án sau 5 tháng triển khai.
Ghế nóng tại chuỗi nhà thuốc Pharmacity
Nhà sáng lập Chris Blank đã rời vị trí đại diện pháp luật của Pharmacity từ ngày 1/9. Đồng thời, khả năng trở lại vị trí điều hành của nhà sáng lập này cũng đặt ra nhiều dấu hỏi.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Khoảnh khắc hai Đoàn tàu Thống Nhất gặp nhau tại Đà Nẵng
Người dân và du khách vỡ òa hạnh phúc khi hai chuyến tàu từ miền Bắc thân thương và miền Nam ruột thịt gặp nhau tại khúc ruột miền Trung trong ngày vui lớn của toàn dân tộc.
Không khí lễ hội sôi động từ đỉnh Fansipan đến đảo Phú Quốc
Các thiên đường du lịch trên khắp dải đất hình chữ S đều rợp cờ đỏ sao vàng, rộng ràng không khí lễ hội sôi động, đưa du khách hòa mình vào ngày hội lớn của dân tộc.
Đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào trưa 30/4 trong thời khắc kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai
Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.
Ông Nguyễn Đức Tài thôi điều hành, Thế Giới Di Động sẽ ra sao?
Chủ tịch Thế Giới Di Động tin tưởng ban lãnh đạo mới, cùng chiến lược kinh doanh tập trung vào chất sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng không giới hạn.
Tái hiện 2 Đoàn tàu Thống Nhất kết nối Nam - Bắc
Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào đúng ngày kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.