Chủ tịch Cen Land: 'Từ chỗ rất rụt rè, chúng tôi sẽ làm rất mạnh'

Phương Linh Thứ ba, 29/04/2025 - 10:57
Nghe audio
0:00

Sau một năm không đạt kỳ vọng, Cen Land đang chuyển mình từ môi giới thuần túy thành nhà phát triển bất động sản với tham vọng doanh thu, lợi nhuận tăng gấp nhiều lần trong năm 2025.

Đại hội cổ đông thường niên năm 2025 của Công ty CP Bất động sản Thế Kỷ - Cen Land. Ảnh: DNCC.

Sự chuyển hướng chiến lược

Sau một năm kinh doanh nhiều thách thức, Công ty CP Bất động sản Thế Kỷ (Cen Land) đang thực hiện sự chuyển hướng chiến lược quyết liệt nhằm tái định vị vị thế trên thị trường bất động sản Việt Nam.

Năm 2024, Cen Land ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.538 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 57,2 tỷ đồng, chỉ hoàn thành lần lượt 47,3% kế hoạch doanh thu và 26% kế hoạch lợi nhuận đã đề ra.

Tuy nhiên, tại đại hội cổ đông thường niên vừa diễn ra, ông Nguyễn Trung Vũ, Chủ tịch HĐQT Cen Land khẳng định mạnh mẽ: “Từ chỗ rất rụt rè, chúng tôi sẽ làm rất mạnh trong thời gian tới.”

Khác với "sự thận trọng" trước đây, ông Vũ cho rằng, đã đến lúc Cen Land vươn mình. Ở thời điểm hiện tại, mọi yếu tố từ thị trường, pháp lý, sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước đến các địa phương đều đang rất thuận lợi để Cen Land phát triển bứt phá.

"Sau ba năm thị trường bất động sản Việt Nam vật lộn với khủng hoảng thanh khoản và pháp lý, thời điểm để "tăng tốc" đã đến", ông Vũ nói.

Cen Land đặt ra mục tiêu đầy tham vọng cho năm nay với doanh thu thuần 4.150 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 300 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 170% và 424% so với năm trước.

Trong đó, việc quay trở lại thị trường bất động sản, lấy lại vị trí là nhà môi giới số một Việt Nam, đầu tư thứ cấp và tham gia vào hoạt động phát triển dự án được kỳ vọng sẽ mang lại nguồn doanh thu và lợi nhuận lớn cho Cen Land.

Trước đây, dù hiện diện nhiều năm trên thị trường bất động sản nhưng Cen Land chưa khi nào có ý định trở thành nhà phát triển bất động sản, bởi ông Vũ cho rằng, "làm nhà phát triển bất động sản rất rủi ro".

Tuy nhiên, bối cảnh hiện tại được ông Vũ nhìn nhận "đã khác". Sau giai đoạn trầm lắng kéo dài từ năm 2020 đến 2023, một số doanh nghiệp bất động sản lớn, từng phát triển hàng loạt dự án quy mô lớn trên cả nước, đến nay đã "mất hút" khỏi thị trường.

Ông Vũ cho rằng đã có những doanh nghiệp phải "trả giá cực kỳ đắt" cho việc tăng trưởng nóng. Nhưng cũng chính điều đó đã tạo ra cơ hội rất lớn đối với những đơn vị còn trụ vững trong việc tái định vị cuộc chơi.

"Với chu kỳ mới của bất động sản, tại sao cứ giữ tư duy cũ, không trở thành nhà phát triển, trong khi đó chúng tôi có rất nhiều lợi thế", ông Vũ nhấn mạnh.

Ông Vũ tiết lộ, Cen Land có nhiều dự án trước đây góp vốn, đầu tư thứ cấp với các chủ đầu tư khác, nhưng giờ họ đang rất khó khăn, không thể hoàn thiện pháp lý, khiến Cen Land gặp khó khăn trong thu hồi vốn. Chính vì vậy, doanh nghiệp quyết định lấy lại để tự phát triển.

Nếu trước đây ông Vũ cho rằng trở thành nhà phát triển bất động sản đầy rẫy những rủi ro, thì thực tế đã chứng minh việc đầu tư thứ cấp cũng rủi ro không kém. Do đó, thay vì đưa tiền cho doanh nghiệp khác đầu tư, Cen Land sẽ tự mình trở thành nhà phát triển bất động sản, tự kiểm soát hoạt động kinh doanh.

“Đến sớm hay muộn không bằng đến đúng lúc", ông Vũ nhắc lại câu thường nói và nhìn nhận "thời điểm hiện tại chính là thời cơ rất tốt để tham gia vào thị trường. Không chỉ có các yếu tố thuận lợi về thị trường, các chính sách của nhà nước cũng đang tạo điều kiện rất lớn, hỗ trợ về pháp lý thông thoáng cho doanh nghiệp bất động sản phát triển.

Trong mấy chục năm qua, chưa bao giờ cả nước hừng hực khí thế phát triển, tiến vào kỷ nguyên mới như thời gian vừa qua. Và vì thế, không có lý do gì chúng tôi không thay đổi tư duy để đáp ứng chu kỳ phát triển mới của thị trường", Chủ tịch Cen Land nhấn mạnh.

Bốn mũi nhọn phát triển của Cen Land

Không chỉ chuyển hướng trở thành nhà phát triển bất động sản, trong năm 2025, Cen Land cũng có những thay đổi rất lớn trong hoạt động môi giới.

Theo ông Vũ, thị trường bất động sản hiện nay đã có sự chuyển dịch rõ rệt so với trước đây với việc bán hàng rất cạnh tranh và không còn phụ thuộc vào mô hình độc quyền phân phối như trước. Nguồn hàng tập trung vào một số chủ đầu tư lớn với nhiều đơn vị cùng tham gia bán hàng. Mô hình phân phối độc quyền chỉ khả thi và phù hợp với thị trường các tỉnh.

Do đó, Cen Land xác định không mở rộng lực lượng môi giới theo hướng “đại quân” như cách làm trước đây, mà tập trung xây dựng một bộ máy tinh gọn và linh hoạt thông qua các đội quân bán hàng tinh nhuệ. Mỗi đội quân bán hàng sẽ tập trung vào từng dự án trọng điểm, phát triển theo chiều sâu, thay vì chiều rộng.

Sau thời gian hoạt động môi giới trầm lắng, Cen Lan quyết định quay trở lại, tiếp tục giữ vững và duy trì vị thế số một trong lĩnh vực môi giới, đồng thời thích ứng nhanh với xu hướng cạnh tranh mới của thị trường. Doanh nghiệp đặt mục tiêu dẫn đầu trong việc phân phối các dòng sản phẩm của các chủ đầu tư lớn như Vinhomes, MIK Group, Sun Group.

Ông Nguyễn Trung Vũ, Chủ tịch HĐQT Cen Land. Ảnh: DNCC.

Cen Land cũng sẽ tập trung phát triển nhà ở xã hội. Hiện công ty đang xúc tiến các dự án tại Hà Nam, Quảng Ninh, Hải Phòng và các tỉnh lân cận các thành phố lớn Hà Nội, TP.HCM, nơi có hạ tầng giao thông kết nối thuận tiện, đồng bộ nhằm tận dụng chính sách ưu đãi của Chính phủ để đáp ứng nhu cầu nhà ở thực.

Mục tiêu của Cen Land là góp phần giải quyết “nỗi đau” về nhà ở của người dân, đồng thời xây dựng thương hiệu Cen Land gắn liền với trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững.

Ngoài lĩnh vực bất động sản cốt lõi, Cen Land tiếp tục mở rộng sang lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, phù hợp với định hướng ưu tiên của Thủ tướng Chính phủ, phát triển kinh tế tư nhân và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Trong thời gian tới, Cen Land sẽ thành lập trường cao đẳng nghề với các ngành nghề đào tạo theo xu thế của thị trường. Trong đó, doanh nghiệp tập trung vào một số ngành nghề chính, đảm bảo đầu ra như: quản trị kinh doanh bất động sản với các ngành môi giới, quản lý dự án, thẩm định; quản trị khách sạn: điều dưỡng; công nghệ thông tin và các lĩnh vực khác có nhu cầu cao trong xã hội.

Doanh nghiệp cam kết xây dựng chương trình đào tạo thực tiễn, gắn liền với nhu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế, tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đảm bảo đầu ra cho học viên, bao gồm thực tập và tuyển dụng ngay sau tốt nghiệp.

Đối với thị trường quốc tế, công ty sẽ tiếp tục tham gia mạnh mẽ vào đào tạo và cung ứng nhân lực tay nghề cao cho các thị trường nước ngoài như Đức và Nhật Bản, xây dựng chương trình đào tạo chuyên biệt, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của từng thị trường, tạo cơ hội việc làm ổn định cho lao động trẻ trong nước

Sau hai năm chính thức bước vào lĩnh vực đào tạo và cung ứng nhân lực, Cen Land đặt mục tiêu vào top 10 tổ chức giáo dục lớn nhất Việt Nam trong vòng 3 - 5 năm tới.

Trong năm 2025, lĩnh vực môi giới và chuyển nhượng bất động sản vẫn là hai lĩnh vực chính mang lại doanh thu cho Cen Land với lần lượt 2.000 tỷ đồng và 1.600 tỷ đồng, tăng trưởng 123% và 232% so với năm ngoái.

Doanh thu từ mảng đào tạo dự kiến đạt 480 tỷ đồng, tăng trưởng 338% so với năm ngoái.

Định hình một cuộc chơi dài hạn

Đối với việc phát triển bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, mặc dù chưa đặt ra kế hoạch doanh thu trong năm nay, do việc phát triển dự án cần thời gian và có độ trễ, song ông Vũ cho rằng, đây sẽ bước đi chiến lược, mang lại lợi nhuận rất lớn cho doanh nghiệp ở các năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, trong kế hoạch dài hạn, Cen Land sẽ tập trung phát triển bất động sản điều dưỡng, thí điểm tại dự án Hoa Tiên Paradise tại Hà Tĩnh, Đại Lải ở Vĩnh Phúc và các dự án ven biển, nhằm đa dạng hóa sản phẩm và tận dụng xu hướng già hóa dân số, góp phần hồi sinh phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng.

Ông Vũ cho rằng, Cen Land đã tránh được những "bẫy tăng trưởng nóng" trong quá khứ, một trong những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản lao đao, biến mất khỏi thị trường.

“Bây giờ là lúc chúng tôi trở lại, vượt xa các đối thủ về quy mô bán hàng, phân phối bất động sản trước, sau đó mới khai thác lợi nhuận từ phát triển dự án,” ông nói.

Cen Land cũng sẽ duy trì nguyên tắc đầu tư thận trọng, chỉ tham gia những dự án có pháp lý rõ ràng và tiềm năng thanh khoản tốt. Thị trường hiện tại không còn chỗ cho tăng trưởng ảo như giai đoạn 2018-2021, khi tình trạng "bán lúa non" từng khiến nhiều doanh nghiệp phá sản sau các cú sốc thanh khoản, tắc nghẽn pháp lý.

"Trong bối cảnh Việt Nam vươn mình, tăng trưởng hai con số, Cen Land xác định tăng trưởng 100% mỗi năm. Năm nay là 4.000 tỷ đồng, sang năm sẽ đặt mục tiêu 8.000 tỷ đồng", ông Vũ nói.

“Thay đổi tư duy sẽ thay đổi kết quả kinh doanh", ông Vũ nói và nhấn mạnh trước hàng trăm cổ đông sẽ đưa cổ phiếu CRE "lên khỏi mặt đất" và vẽ nên viễn cảnh Cen Land không chỉ trụ vững, mà còn trở thành một trong những nghiệp bất động sản hàng đầu Việt Nam.

Cú bẻ lái bất ngờ của Cen Land

Cú bẻ lái bất ngờ của Cen Land

Doanh nghiệp -  9 tháng
‘Ông trùm’ môi giới bất động sản tham vọng đưa số lượng lớn người lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản.
Cú bẻ lái bất ngờ của Cen Land

Cú bẻ lái bất ngờ của Cen Land

Doanh nghiệp -  9 tháng
‘Ông trùm’ môi giới bất động sản tham vọng đưa số lượng lớn người lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản.
Môi giới bất động sản 'kẹt cứng' vì chờ kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề

Môi giới bất động sản 'kẹt cứng' vì chờ kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề

Bất động sản -  6 ngày

Mâu thuẫn giữa quy định pháp luật và những vướng mắc trong khâu thực thi đang khiến hàng chục nghìn môi giới bất động sản "mắc kẹt", chưa được cấp chứng chỉ hành nghề.

Mỹ áp thuế ảnh hưởng thế nào đến thị trường bất động sản

Mỹ áp thuế ảnh hưởng thế nào đến thị trường bất động sản

Bất động sản -  3 tuần

Bất động sản công nghiệp và nhà ở tầm trung sẽ là hai phân khúc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nếu Mỹ áp thuế cao đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

'Chim sợ cành cong', nhà đầu tư vẫn dè chừng bất động sản nghỉ dưỡng

'Chim sợ cành cong', nhà đầu tư vẫn dè chừng bất động sản nghỉ dưỡng

Bất động sản -  1 tháng

Dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu ghi nhận những tín hiệu phục hồi, nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng trước các rủi ro tiềm ẩn và bài học từ giai đoạn trước.

Novaland thắng kiện ở dự án 10.000 tỷ đồng

Novaland thắng kiện ở dự án 10.000 tỷ đồng

Doanh nghiệp -  2 giờ

VIAC tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của công ty con thuộc Novaland, buộc Taekwang Vina tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng dự án Khu dân cư 7/5.

VinFast giao 36.330 ô tô điện toàn cầu trong quý I, tăng gần 300%

VinFast giao 36.330 ô tô điện toàn cầu trong quý I, tăng gần 300%

Doanh nghiệp -  13 giờ

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và nhà sáng lập VinFast, đã giải ngân 10.000 tỷ đồng tính đến 31/3/2025 dưới dạng tài trợ không hoàn lại.

KSB tăng gấp đôi vốn điều lệ, đẩy mạnh tái cơ cấu đón sóng tăng trưởng mới

KSB tăng gấp đôi vốn điều lệ, đẩy mạnh tái cơ cấu đón sóng tăng trưởng mới

Doanh nghiệp -  16 giờ

KSB đang thực hiện nhiều giải pháp từ tăng vốn điều lệ, sáp nhập công ty con, đến bổ sung ngành nghề kinh doanh nhằm tạo “bệ phóng” trong giai đoạn mới.

Sabeco 'thờ ơ' với bia không cồn: Bảo thủ hay kế hoạch đầy toan tính?

Sabeco 'thờ ơ' với bia không cồn: Bảo thủ hay kế hoạch đầy toan tính?

Doanh nghiệp -  1 ngày

Trong khi các tay chơi quốc tế đang cố gắng đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình, thì Sabeco với vị thế người dẫn đầu tại thị trường Việt Nam dường như đang tập trung vào một "ván bài" khác.

Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm

Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm

Doanh nghiệp -  2 ngày

Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.

Sân bay quốc tế Nội Bài sẽ đón 100.000 lượt khách/ngày cao điểm 30/4 và 1/5

Sân bay quốc tế Nội Bài sẽ đón 100.000 lượt khách/ngày cao điểm 30/4 và 1/5

Ống kính -  1 giờ

Để chuẩn bị cho lượng khách đi lại bằng đường hàng không tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, sân bay Nội Bài đã sẵn sàng các phương án phục vụ.

Giá vàng hôm nay 29/4: Bật tăng đến 1,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 29/4: Bật tăng đến 1,5 triệu đồng/lượng

Vàng -  1 giờ

Giá vàng hôm nay 29/4 tăng từ 1,3 đến 1,5 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.

T&T Group sản xuất pin lưu trữ, tăng tốc chiến lược năng lượng tái tạo

T&T Group sản xuất pin lưu trữ, tăng tốc chiến lược năng lượng tái tạo

Leader talk -  2 giờ

T&T Group chủ động chiến lược trung hòa vấn đề thuế quan, đón đầu vận hội năng lượng tái tạo, theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó tổng giám đốc Tập đoàn.

Novaland thắng kiện ở dự án 10.000 tỷ đồng

Novaland thắng kiện ở dự án 10.000 tỷ đồng

Doanh nghiệp -  2 giờ

VIAC tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của công ty con thuộc Novaland, buộc Taekwang Vina tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng dự án Khu dân cư 7/5.

VPBank lộ diện 'lá bài tẩy' trong tham vọng trở thành tập đoàn tài chính

VPBank lộ diện 'lá bài tẩy' trong tham vọng trở thành tập đoàn tài chính

Tài chính -  13 giờ

Tổng giám đốc của VPBank Nguyễn Đức Vinh nhìn nhận, hiệu quả của mô hình tập đoàn tài chính nằm ở khả năng tận dụng được sức mạnh cộng hưởng của cả hệ thống.

VinFast giao 36.330 ô tô điện toàn cầu trong quý I, tăng gần 300%

VinFast giao 36.330 ô tô điện toàn cầu trong quý I, tăng gần 300%

Doanh nghiệp -  13 giờ

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và nhà sáng lập VinFast, đã giải ngân 10.000 tỷ đồng tính đến 31/3/2025 dưới dạng tài trợ không hoàn lại.

Chiến lược gia tăng lợi nhuận của ngành dệt may trước thách thức thuế quan

Chiến lược gia tăng lợi nhuận của ngành dệt may trước thách thức thuế quan

Tiêu điểm -  15 giờ

Bất chấp năm 2025 đầy rẫy thách thức, các doanh nghiệp dệt may vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng về lợi nhuận và thực hiện cam kết với người lao động.