Kiến nghị giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp khi thực thi công cụ thu gom, tái chế bắt buộc
14 hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam vừa qua đã ký và phát hành văn bản góp ý về dự thảo văn bản quy định mức chi phí tái chế của Thủ tướng Chính phủ.
Tái chế là công cụ quan trọng hướng đến kinh tế tuần hoàn, thông qua giảm tiêu thụ tài nguyên, kéo dài vòng đời vật liệu, có tiềm năng giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp.
Trước thực trạng ô nhiễm môi trường và khủng hoảng rác thải ngày càng nghiêm trọng, ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường, cho biết, Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo, thể hiện nỗ lực hướng tới phát triển bền vững, giải quyết dứt điểm thực trạng ô nhiễm.
Trong đó, đặc biệt phải nhắc đến những chính sách, khung pháp lý nhằm thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn. Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, “kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường”.
Với định nghĩa này, có thể thấy, tái chế là một công cụ quan trọng để thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn. Theo đó, tái chế giúp giảm tiêu thụ nguyên vật liệu nguyên sinh, lại hạn chế lượng rác thải xả ra môi trường, có tiềm năng tiết kiệm chi phí cũng như năng lượng cho doanh nghiệp, đồng thời mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới.
“Ít ai biết được rằng vỏ hộp sữa có thể tái chế được”, bà Chu Kim Thanh, Giám đốc vận hành Công ty CP Tái chế bao bì PRO Việt Nam, cho biết. Theo đó, vỏ hộp sữa với thành phần chính là giấy, nhựa và nhôm, đều là những loại vật liệu có tiềm năng tái chế tạo ra giá trị.
Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đủ năng lực tham gia tái chế vỏ hộp sữa giấy. Với bản chất là bao bì đa lớp, vỏ hộp sữa cần phải được xử lý tách riêng các vật liệu ra để tái chế. Mặt khác, vì là bao bì chuyên dùng để đựng thực phẩm, đồ uống, vỏ hộp giấy khi về đến nhà máy để tái chế thường bốc mùi khó chịu, rất khó có thể vệ sinh sạch sẽ.
Ông Hoàng Trung Sơn, Tổng giám đốc Công ty Giấy Đồng Tiến, đối tác tái chế vỏ hộp giấy lớn của Tetra Pak Việt Nam, từng cho biết, nhiều đơn vị tái chế vỏ hộp sữa giấy đã phải “từ bỏ cuộc chơi” do không thể đảm bảo lợi nhuận.
Tái chế bao bì nhựa là ngành tái chế tăng trưởng mạnh nhất trên toàn thế giới. Tuy nhiên, không phải bao bì nhựa loại “xịn” nào cũng dễ dàng trở thành đầu vào cho tái chế.
“Vỏ hộp sữa chua làm từ loại nhựa rất tốt (nhựa HDPE), tuy nhiên chúng tôi không dám tái chế chúng”, ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Chi hội Nhựa tái sinh, Hiệp hội Nhựa Việt Nam, cho biết.
Nguyên nhân cũng đến từ mùi khó chịu của sữa chua sót lại trong vỏ hộp, được nhà tái chế nhận xét là “dùng công nghệ hiện đại từ châu Âu cũng không thể khử sạch mùi”. Nhựa như vậy thường chỉ được gom chung lại để sản xuất ra nhựa tái chế chất lượng thấp, thường là một số loại nhựa, nylon có màu đen, không thể sử dụng lại cho thực phẩm.
Tái chế nhiều loại rác thải khác như pin, ắc quy, đồ điện tử, phương tiện giao thông… cũng vấp phải nhiều khó khăn, chủ yếu đến từ tính phức tạp của sản phẩm cũng như thiếu giải pháp thu gom, phân loại. Rồi khó khăn đến từ việc xử lý ô nhiễm thứ cấp, tìm kiếm đầu ra…
Tại Việt Nam, ngành công nghiệp tái chế đã tồn tại hàng chục năm, tuy nhiên gần đây mới được dư luận cũng như cộng đồng doanh nghiệp quan tâm, khi Bộ Tài nguyên và môi trường quyết tâm ban hành công cụ chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR).
Công cụ EPR yêu cầu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cho sản phẩm đến tận khi thải bỏ, tức là doanh nghiệp bắt buộc phải thu gom, tái chế một tỷ lệ nhất định lượng sản phẩm bán ra thị trường. Quá trình thu gom, tái chế này không được thực hiện một cách hời hợt mà phải tạo ra chất lượng và hiệu quả, trước tiên là để đảm bảo tái chế thực hiện đúng sứ mệnh bảo vệ môi trường, sau là tiết giảm chi phí thực thi EPR cho doanh nghiệp.
Như vậy, nhu cầu tìm kiếm, phát triển công nghệ tái chế đạt tiêu chuẩn ngày càng trở nên cấp thiết khi chỉ còn hơn nửa năm nữa là yêu cầu thu gom, tái chế bắt buộc thuộc công cụ EPR chính thức được thực thi cho nhiều nhóm sản phẩm.
Điều này là thách thức không nhỏ đối với ngành công nghiệp tái chế, với những thách thức như đã nói nhưng không thể kể hết ở trên. Khó khăn, thách thức ấy kéo dài suốt nhiều năm trời, đè nặng khiến ngành công nghiệp đã hình thành hàng chục năm trời nhưng vẫn manh mún và chủ yếu diễn ra ở khu vực phi chính thức.
Thực tế, người tiêu dùng Việt Nam vốn sử dụng rất nhiều sản phẩm tái chế, ví dụ như những sản phẩm cốc nhựa, hộp xốp hay túi nylon đen dùng một lần có chất lượng kém, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đến sức khỏe người tiêu dùng. Tất cả đều có chung nguồn gốc là từ những làng nghề tái chế, nơi không khí và nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề.
Nhà tái chế nếu vi phạm quy định pháp luật về môi trường sẽ không được công nhận là đơn vị tái chế trong công cụ chính sách EPR, tức là không được ký kết hợp tác thu gom, tái chế với doanh nghiệp để thực thi EPR, cũng không nhận được hỗ trợ từ Quỹ Bảo vệ môi trường.
Những sản phẩm kém chất lượng như vậy không được chấp nhận trong cơ chế EPR. Theo quy định, nhà tái chế nếu vi phạm quy định pháp luật về môi trường sẽ không được công nhận là đơn vị tái chế trong công cụ chính sách EPR, tức là không được ký kết hợp tác thu gom, tái chế với doanh nghiệp để thực thi EPR, cũng không nhận được hỗ trợ từ Quỹ Bảo vệ môi trường.
Yêu cầu để đạt được mô hình kinh tế tuần hoàn tối ưu còn cao hơn nữa. Khép kín vòng lặp tuần hoàn đòi hỏi sản phẩm tái chế đầu ra không chỉ đạt chất lượng ở mức “sử dụng được” mà còn phải tiệm cận với chất lượng sản phẩm sản xuất từ nguyên vật liệu nguyên sinh. Đơn cử như với vỏ chai nước, sau quá trình tái chế, hạt nhựa đầu ra phải đảm bảo đạt được “food grade” (cấp độ an toàn để sử dụng cho thực phẩm).
Ngành tái chế coi EPR là cơ hội chưa từng có để vươn mình phát triển, không chỉ để tìm kiếm lợi nhuận mà còn khẳng định lại vai trò không thể thiếu trong nền kinh tế hướng tới phát triển bao trùm và bền vững.
Tuy nhiên, cơ hội ấy không phải dành cho tất cả. Chỉ có những nhà tái chế đạt chuẩn mới nhận được lợi ích từ EPR. Nhận thức được điều đó, nhiều đơn vị tái chế đã và đang tích cực tự làm mới mình, đầu tư phát triển quy trình, công nghệ, hợp tác với những đối tác lớn trong và ngoài nước để đảm bảo chất lượng cũng như đầu ra cho sản phẩm.
Chất lượng đầu vào là yếu tố mang tính quyết định cho chất lượng đầu ra của ngành công nghiệp tái chế
Mặt khác, các đơn vị cũng tích cực thiết lập hệ thống thu gom và phân loại phế thải, thông qua liên kết chặt chẽ với lực lượng phi chính thức là những người đồng nát, ve chai và vựa phế liệu. Lý giải cho điều này, bà Kim Lê, chuyên gia về kinh tế tuần hoàn, cho biết, chất lượng đầu vào là yếu tố mang tính quyết định cho chất lượng đầu ra của ngành công nghiệp tái chế.
Cùng với các chính sách hỗ trợ từ phía Chính phủ và cơ hội đến từ EPR, Việt Nam cũng đang trở thành điểm đến được các nhà tái chế toàn cầu nhắm tới. Mới đây, tại một hội thảo tham vấn tổ chức ở TP.HCM, ông Steven Granot, Tổng giám đốc công ty Commercial Plastics Holding, cho biết, công ty đến từ Singapore này nhận được sự hậu thuẫn từ phía nhiều tổ chức tài chính phát triển trên thế giới, đang có định hướng đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong tái chế tại Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực.
Trước đó, nhà tái chế hàng đầu đến từ Na Uy là Tomra cũng nhiều lần hiện diện tại các sự kiện, triển lãm về kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, hé lộ ý định đầu tư phát triển ngành công nghiệp tái chế.
Ngay đầu năm nay, tập đoàn Alba, nhà tái chế đến từ Đức, cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác với VietCycle, một doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm hoạt động trong ngành công nghiệp tái chế và năng lực thiết lập hệ thống thu gom phế liệu hàng đầu Việt Nam. Dự kiến, nhà máy trị giá 50 triệu USD sẽ được xây dựng, với công suất gần 50 nghìn tấn nhựa mỗi năm.
Sự quan tâm của nhà đầu tư quốc tế phần nào nói lên tiềm năng lớn của ngành tái chế Việt Nam. Tuy nhiên, để ngành tái chế thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng ấy, bên cạnh nỗ lực của những nhà tái chế, còn phải chờ xem liệu công cụ chính sách EPR có được thực thi hiệu quả đúng như mong đợi.
14 hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam vừa qua đã ký và phát hành văn bản góp ý về dự thảo văn bản quy định mức chi phí tái chế của Thủ tướng Chính phủ.
Hơn 4 năm về trước, là một trong nhóm lãnh đạo Nhựa tái chế Duy Tân (DTR) đi bôn ba khắp châu Âu để tìm kiếm công nghệ tái chế đạt chuẩn, ông Huỳnh Ngọc Thạch, Giám đốc điều hành công ty, đã thực sự ấn tượng với tỷ lệ thu gom, tái chế chai nhựa lên đến 97% của quốc gia Bắc Âu Na Uy.
Công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được kỳ vọng sẽ tạo ra hỗ trợ cho các nhà tái chế đạt chuẩn về chất lượng cũng như đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
Hoạt động từ năm 1968, khi hầu như không có ai hiểu “tái chế để làm gì”, đến nay, tập đoàn Alba đã trở thành thương hiệu tái chế hàng đầu châu Âu. 55 năm sau đó, Alba đã bắt tay với VietCycle, doanh nghiệp Việt Nam tiên phong triển khai những giải pháp kinh tế tuần hoàn tạo ra đa giá trị, để xây dựng nhà máy tái chế nhựa đạt chuẩn trị giá hơn 50 triệu USD.
Nhựa tái chế Duytan và Unilever Việt Nam triển khai dự án thúc đẩy thu gom, tái chế phế liệu nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.
ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.
Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.
"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.
Với việc hai đơn vị sản xuất chủ lực vừa được cấp chứng nhận trung hòa carbon, Tập đoàn TH một lần nữa tái khẳng định phát triển bền vững là cam kết mà tập đoàn kiên tâm theo đuổi trong suốt hành trình, coi đó là con đường tất yếu để doanh nghiệp tồn tại, phát triển và cống hiến cho xã hội.
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Ecoland, chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower, vừa ký hợp tác chiến lược với Mai Việt Land ngày 24/4 vừa qua để phát triển kinh doanh dự án này.