Vượt khủng hoảng nhờ 1 trang giấy

Tùng Anh Thứ tư, 02/08/2023 - 10:57

Trong khi nguyên tắc cơ bản của OKR là dùng mục tiêu chung để dẫn dắt hành vi của mọi tầng nhân sự thì ở nhiều doanh nghiệp Việt, người quản lý lại quyết định hành vi của nhân sự phía dưới, đồng nghĩa với việc yếu tố văn hóa và sự cảm tính vẫn đang là khuynh hướng chủ đạo để quản trị mục tiêu.

Việc áp dụng OKR ở nhiều doanh nghiệp gặp khó vì tư duy chưa đúng

Là phương pháp quản lý theo mục tiêu giúp liên kết nội bộ tổ chức và các cá nhân, mô hình OKR được kỳ vọng giúp mọi tầng nhân sự trong doanh nghiệp suy nghĩ và hành động cùng hướng về một mục tiêu.

Nhưng thực trạng áp dụng hiện nay ở Việt Nam cho thấy, OKR vẫn chưa thể hiện được kỳ vọng cao nhất là “mục tiêu chung dẫn dắt hành vi nhân sự”, thay vào đó vẫn là “quản lý định hướng hành vi”.

Nguyên nhân của tình trạng này được bà Đặng Thị Hải Hà, nhà sáng lập RespectVN và Weatwork chỉ ra là, không phải lãnh đạo doanh nghiệp hoặc đội ngũ nào cũng có thể diễn giải và truyền đạt tầm nhìn chiến lược thành các mục tiêu kinh doanh ngắn hạn với nhân sự phía dưới.

Chưa kể, dù với OKR, họ cũng thấy không dễ dàng xác định và đồng thuận về mối quan hệ quan trọng giữa doanh thu – chi phí – giá trị giữa các lãnh đạo và với đội ngũ thực thi.

Chính vì vậy, câu chuyện quản trị mục tiêu trên một trang giấy trong giai đoạn Covid-19 của ông Johan Lindholm, Tổng quản lý khu vực miền Bắc của Alfresco’s Group đã để lại nhiều bài học cho các doanh nghiệp trong hội thảo “Quản trị mục tiêu với OKR trên mô hình kinh doanh BMC để giảm lãng phí về nhân sự và tăng hiệu quả làm việc nhóm trong thời kỳ suy thoái”.

Cụ thể, dựa vào kinh nghiệm ứng phó với khủng hoảng như vụ khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ, trong giai đoạn Covid-19, ông Johan đã đạt được đồng thuận với chủ đầu tư về một trong hai phương án kinh doanh là đóng hoặc mở cửa khách sạn. Phương án này được trình bày chỉ trên một trang giấy.

Để làm được điều này, ông đã đồng thuận rất nhanh với lãnh đạo các phòng ban cũng trên công cụ Một trang giấy tạo sự thay đổi (OPC) do đã có kinh nghiệm thực hành công cụ này trước đó.

Chỉ sau ba tuần ra quyết định, khu nghỉ dưỡng đã mở cửa trong suốt thời gian Covid-19, chuyển từ nghỉ dưỡng ngắn hạn sang dài hạn, giữ lại toàn bộ nhân sự và đón hàng ngàn khách du lịch nội địa tại thời điểm giãn cách xã hội, khi mà các khách sạn khác phải đóng cửa hoàn toàn.

Chính vì sự đồng thuận OKR từ trên xuống dưới, mọi nhân sự đều cảm thấy tin tưởng và tự nguyện chia sẻ khó khăn cùng công ty. Cụ thể, họ nhận 50% lương trong giai đoạn đầu và không nhận lương trong giai đoạn đóng cửa chuyến bay nội địa, đổi lại họ sẽ được đảm bảo việc làm tại một nơi làm việc uy tín sau Covid-19.

Như vậy, thay vì kế hoạch kinh doanh hàng trăm trang, lãnh đạo công ty có thể ghi nhớ và đảm bảo được những lời hứa của mình với khách hàng và nhân sự chỉ với "Một trang giấy". Đây là đặc điểm cơ bản nhất của mô hình OPC trong quản trị mục tiêu. Kết quả là công ty đã vượt qua đại dịch và nhanh chóng trở lại “bình thường mới” một các dễ dàng hơn so với các khách sạn khác.

Bà Hà cho biết, OPC giúp sắp xếp các mục tiêu cá nhân với các mục tiêu của nhóm và tổ chức. Công cụ này cho phép các bộ phận làm việc trực tiếp với khách hàng và bộ phận hỗ trợ có cơ hội suy nghĩ lớn hơn và làm việc cùng nhau tốt hơn. Ngoài ra, OPC cũng sắp xếp các mục tiêu cuối cùng của tổ chức với các mục tiêu cá nhân trong toàn bộ tổ chức chỉ với một trang giấy duy nhất.

Hiểu doanh nghiệp để làm đúng

Một vấn đề được đặt ra là không phải doanh nghiệp nào cũng học nhanh, hiểu đúng và điều chỉnh công thức OKR cho phù hợp với tư duy làm việc tại Việt Nam như câu chuyện trên. Bản thân các doanh nghiệp lớn như Intel Việt Nam, hay các khách sạn thuộc nhóm Leading Hotels of the World (LWH) đều phải nỗ lực rất nhiều để vượt qua những thách thức ban đầu khi áp dụng OKR.

Ba trong năm thách thức lớn nhất được bà Yến Phạm (Intel Việt Nam) và bà Neha Pandey (LWH) chỉ ra là việc các doanh nghiệp bắt chước theo các công ty khác để áp dụng OKR mà không hiểu công ty của mình, doanh nghiệp lập OKR xong mà không theo dõi hay nỗ lực để đạt được kết quả. Ngoài ra, doanh nghiệp chỉ tập trung vào What (mục tiêu gì) thay vì Why (tại sao lại đặt ra mục tiêu như vậy).

“Nhiều doanh nghiệp chưa tận dụng được lợi thế người đi sau và chưa tối ưu được bài học từ sai lầm mà các doanh nghiệp toàn cầu đi trước đã phải trả giá”, bà Hà nói.

Cụ thể, bà Hà cho rằng, kỳ vọng cao nhất với OKR chính là dùng mục tiêu chung để dẫn dắt hành vi của mọi tầng nhân sự. Tại Việt Nam, OKR vẫn đang chỉ được áp dụng như nhiều công cụ khác. Người quản lý định hướng hành vi của nhân sự phía dưới, đồng nghĩa với việc yếu tố văn hóa và sự cảm tính vẫn đang là khuynh hướng chủ đạo để quản trị mục tiêu ở Việt Nam.

Kết quả của quá trình quản trị mục tiêu cảm tính này là chính bản thân các lãnh đạo khó có thể đồng thuận được với nhau về mục tiêu cao nhất. Từ đó, họ không thể truyền đạt một cách rõ ràng các kết quả chính cho nhân sự phía dưới. Điều này cũng giống như ở chiều từ dưới lên, nhân sự phía dưới cũng không dám đưa phản biện hay đóng góp cho lãnh đạo. Như vậy, OKR không thể phát huy được giá trị căn bản, cốt lõi của nó.

Theo bà Hà, cần có một bảng điều khiển chung, không liệt kê mà cần thể hiện được sự liên hệ về OKR giữa các phòng ban và với OKR chung của doanh nghiệp.

Từ đó, dù chuyển đổi số hay không, CEO và ban lãnh đạo doanh nghiệp vẫn có thể nhanh chóng đạt đồng thuận về các mục tiêu lớn nhất của tổ chức, dựa vào sự gắn kết trực quan và sự đóng góp của các phòng ban đến mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Đây chính là ý tưởng quan trọng nhất của giải pháp OPC một trang giấy tạo thay đổi - quản trị mục tiêu với OKR trên mô hình kinh doanh Canvas (BMC) mà bà Hà và cộng sự đã nghiên cứu và thực hiện trong suốt hơn 10 năm qua. 

Biến sổ tay văn hoá thành 'vũ khí mềm' trong quản trị doanh nghiệp

Biến sổ tay văn hoá thành 'vũ khí mềm' trong quản trị doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  4 năm
Nếu lãnh đạo doanh nghiệp không coi trọng văn hoá thì sổ tay văn hoá cũng chẳng để làm gì. Ở nhiều doanh nghiệp, sổ tay văn hoá in ra nhưng bị vứt vào một góc do xuất phát từ ý tưởng nhất thời của một lãnh đạo, được đóng gói thành một cuốn sổ mà không hề được thực thi.
Biến sổ tay văn hoá thành 'vũ khí mềm' trong quản trị doanh nghiệp

Biến sổ tay văn hoá thành 'vũ khí mềm' trong quản trị doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  4 năm
Nếu lãnh đạo doanh nghiệp không coi trọng văn hoá thì sổ tay văn hoá cũng chẳng để làm gì. Ở nhiều doanh nghiệp, sổ tay văn hoá in ra nhưng bị vứt vào một góc do xuất phát từ ý tưởng nhất thời của một lãnh đạo, được đóng gói thành một cuốn sổ mà không hề được thực thi.
Quản trị trí tuệ nhân tạo để bảo vệ doanh nghiệp

Quản trị trí tuệ nhân tạo để bảo vệ doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  1 năm

Ở quy mô doanh nghiệp, quản trị trí tuệ nhân tạo không chỉ nhằm mục đích bảo vệ khách hàng và mà còn nhằm bảo vệ chính những doanh nghiệp đó khỏi những điểm yếu của công nghệ này cũng như rủi ro vi phạm pháp luật liên quan.

Bài học quản trị từ xung đột thượng tầng ở Xây dựng Hoà Bình

Bài học quản trị từ xung đột thượng tầng ở Xây dựng Hoà Bình

Diễn đàn quản trị -  1 năm

Chủ quan trong việc bố trí nhiều thành viên hội đồng quản trị mà không quan tâm họ đứng về phe nào nên khi có xung đột lợi ích, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình - ông Lê Viết Hải đã rất vất vả lấy lại quyền kiểm soát.

Kĩ năng quản trị là quan trọng nhất với nhà khởi nghiệp

Kĩ năng quản trị là quan trọng nhất với nhà khởi nghiệp

Khởi nghiệp -  1 năm

"Ngoài những kiến thức về xây dựng sản phẩm, bán hàng hay marketing, nhà sáng lập cần trang bị những kiến thức căn bản về tài chính, kế toán, luật, quản trị nhân sự và các chuyên môn đặc thù khác. Không cần phải là chuyên gia trong từng lĩnh vực, nhưng ít nhất đủ để đánh giá rủi ro và đưa ra quyết định", CEO Piktina đưa ra lời khuyên.

Công cụ đắc lực hỗ trợ quản trị doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

Công cụ đắc lực hỗ trợ quản trị doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

Diễn đàn quản trị -  1 năm

Việc hiểu rõ và sẵn sàng làm chủ trí tuệ nhân tạo (AI) giúp HĐQT các doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực.

Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh

Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh

Diễn đàn quản trị -  4 ngày

Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.

Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh

Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh

Diễn đàn quản trị -  5 ngày

Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.

Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia

Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia

Diễn đàn quản trị -  5 ngày

Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.

Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?

Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?

Diễn đàn quản trị -  5 ngày

Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.

Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp

Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.

VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Doanh nghiệp -  10 giờ

Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Tài chính -  17 giờ

Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

Tài chính -  17 giờ

Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Tài chính -  17 giờ

Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Nhịp cầu kinh doanh -  20 giờ

Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Vàng -  20 giờ

Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.