Phát triển bền vững

Dòng tiền tỷ đô từ rác thải

Phạm Sơn Chủ nhật, 19/11/2023 - 14:00

Doanh nghiệp Việt hợp lực biến rác thải thành tài nguyên.

Công nghệ tái chế hiện đại sẽ giúp kiếm hàng tỷ đô từ rác thải. Ảnh minh họa

Đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng xây dựng nhà máy nhựa tái chế tại tỉnh Long An đối với Nhựa tái chế Duy Tân không chỉ là trách nhiệm của những doanh nhân, chuyên gia có gần 40 năm kinh nghiệm sản xuất nhựa, mà còn để tận dụng cơ hội lớn.

“Đó chính là cơ hội kinh doanh”, ông Lê Anh, Giám đốc phát triển bền vững Nhựa tái chế Duy Tân, nói tại một hội thảo do báo Đầu tư tổ chức mới đây.

Lý giải cho nhận định này, ông Lê Anh cho biết, hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đang quản lý chất thải theo quan điểm “rác thải có thể trở thành tài nguyên nếu được xử lý đúng cách”.

Tuy nhiên, chỉ tái chế thì chưa thể gọi là “xử lý đúng cách”. Theo ông Lê Anh, để thực sự trở thành một công đoạn của mô hình kinh tế tuần hoàn, tái chế cần phải đảm bảo được chất lượng đầu ra, đồng thời không tạo ra khí thải, nước thải gây hại tới môi trường.

Thấm nhuần tư tưởng đó, Nhựa tái chế Duy Tân sử dụng công nghệ tái chế “chai ra chai” (bottle to bottle) đến từ châu Âu để mỗi chai nhựa qua sử dụng được xử lý thành các hạt nhựa chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn dùng trong thực phẩm.

Đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe nhất trên thế giới như FDA, EFSA, hạt nhựa của Nhựa tái chế Duy Tân không chỉ bán cho các ông lớn ngành hàng tiêu dùng nhanh trong nước mà còn xuất khẩu sang hơn 12 thị trường trên thế giới, bao gồm những thị trường khó tính như Mỹ, EU.

Sở hữu công nghệ tối ưu nhưng hoạt động tái chế vẫn còn vấp phải không ít thách thức. Ông Lê Anh cho biết, hiện tại, chỉ có khoảng 50% rác nhựa thu gom được doanh nghiệp này biến thành hạt nhựa chất lượng cao, số còn lại phải xử lý thành những sản phẩm chất lượng thấp hơn do không đảm bảo tiêu chuẩn đầu vào.

Bên cạnh đó, một thách thức khác cũng được nhiều nhà tái chế chỉ ra là thị trường tiêu thụ của vật liệu tái sinh. 

Ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Công ty CP VietCycle, đánh giá, thị trường tiêu thụ được xem như “đầu kéo” của ngành tái chế bởi nếu không có thị trường, các nhà tái chế không thể tạo ra dòng tiền để duy trì hoạt động.

Ý thức được tầm quan trọng cũng như thách thức ngành công nghiệp tái chế phải đối diện, một đối tác thân thiết của Nhựa tái chế Duy Tân và VietCycle là Unilever Việt Nam đang tích cực triển khai nhiều sáng kiến để đồng hành cùng các nhà tái chế giải quyết những thách thức đó.

Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Chủ tịch Unilever Việt Nam, cho biết, nâng cao nguồn cung nguyên liệu bền vững là một trong những giải pháp kinh tế tuần hoàn được Unilever Việt Nam tập trung triển khai, thông qua cắt giảm nhựa nguyên sinh, tăng cường sử dụng bao bì làm từ nhựa tái sinh.

Tính đến hiện tại, Unilever Việt Nam đã cắt giảm được 52% lượng nhựa nguyên sinh nhờ vào chuyển sang nhựa tái chế hoặc cắt giảm trực tiếp. Bên cạnh đó, 63% bao bì của Unilever có khả năng tái chế hoặc phân hủy, giúp việc xử lý rác thải sau tiêu dùng được hiệu quả hơn.

Hợp tác biến rác thành tài nguyên 1
Những nữ lao động hành nghề ve chai, đồng nát thuộc chương trình Hồi sinh rác thải nhựa do VietCycle và Unilever triển khai thực hiện

Đối với bài toán đầu vào cho ngành tái chế, Unilever Việt Nam phối hợp với VietCycle triển khai chương trình "hồi sinh rác thải nhựa" với những hoạt động như thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ những người hành nghề đồng nát ve chai để thu gom phế liệu hiệu quả hơn, đồng thời nâng cao sinh kế và điều kiện lao động của nhóm lao động này.

Sau gần 3 năm triển khai chương trình, đã có hơn 2.500 người thu gom ve chai, đồng nát Unilever Việt Nam và VietCycle tiếp cận được. 

Chương trình cũng thu gom, phân loại được hơn 20 nghìn tấn nhựa và thành lập hơn 150 cơ sở thu gom phế liệu.

Bên cạnh đó, tận dụng thế mạnh là một “ông lớn” ngành hàng tiêu dùng nhanh, Unilever cũng triển khai nhiều chiến dịch truyền thông, giáo dục về phân loại rác thải tại nguồn, tiếp cận được hơn 12 triệu người tiêu dùng.

Bà Vân cho biết, không chỉ dừng lại ở Unilever mà nhiều doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang đưa ra nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hướng đến thúc đẩy tái chế, kinh tế tuần hoàn.

Chủ tịch Unilever Việt Nam khẳng định, bên cạnh việc cam kết, đầu tư một cách bài bản và nghiêm túc, rất cần có sự hợp tác từ nhiều bên liên quan để triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn, giúp Việt Nam vượt qua thách thức về ô nhiễm và tận dụng những cơ hội mới.

 

Điều kiện để thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế

Điều kiện để thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế

Phát triển bền vững -  1 năm

Bên cạnh “động cơ đẩy” là chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), ngành công nghiệp tái chế cần thêm “động cơ kéo” là chính sách quy định về thị trường tái chế để thực sự phát triển theo hướng kinh tế tuần hoàn.

Tái chế vẫn khó đủ đường

Tái chế vẫn khó đủ đường

Phát triển bền vững -  1 năm

Ngành công nghiệp tái chế đang mở ra nhiều cơ hội mới nhưng doanh nghiệp Việt Nam lại đang khó tận dụng được cơ hội, dẫn đến nguy cơ “mất sân chơi” ngay trên chính sân nhà.

Đừng để ngành công nghiệp tái chế thất bại

Đừng để ngành công nghiệp tái chế thất bại

Phát triển bền vững -  1 năm

Coi tái chế là giải pháp thay thế cho chôn lấp hoặc đốt rác mà không có sự thay đổi ở khâu thiết kế, sản xuất và tiêu dùng là cách tiếp cận của nền kinh tế tuyến tính, về lâu dài sẽ dẫn đến sự quá tải và cuối cùng là thất bại trong việc hướng đến kinh tế tuần hoàn.

Giải pháp cho nhà tái chế tiếp cận vốn từ EPR

Giải pháp cho nhà tái chế tiếp cận vốn từ EPR

Phát triển bền vững -  1 năm

Các doanh nghiệp tái chế cần liên kết lại với nhau, nâng cao năng lực, đáp ứng tiêu chí về chất lượng cũng như tuân thủ pháp luật về môi trường để có thể nhận được dòng vốn từ cơ chế EPR.

Khoảng tối sau ánh sáng từ thủy điện nhỏ

Khoảng tối sau ánh sáng từ thủy điện nhỏ

Phát triển bền vững -  2 ngày

Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  4 ngày

Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.

Nhựa tái chế Duytan và Unilever thu gom, tái chế hơn 15 nghìn tấn phế liệu nhựa

Nhựa tái chế Duytan và Unilever thu gom, tái chế hơn 15 nghìn tấn phế liệu nhựa

Phát triển bền vững -  1 tuần

Nhựa tái chế Duytan và Unilever Việt Nam triển khai dự án thúc đẩy thu gom, tái chế phế liệu nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.

Chiến lược ESG và Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại, công nghiệp Việt Nam

Chiến lược ESG và Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại, công nghiệp Việt Nam

Phát triển bền vững -  1 tuần

ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.

Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu

Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu

Phát triển bền vững -  1 tuần

Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.

Khoảnh khắc hai Đoàn tàu Thống Nhất gặp nhau tại Đà Nẵng

Khoảnh khắc hai Đoàn tàu Thống Nhất gặp nhau tại Đà Nẵng

Ống kính -  1 ngày

Người dân và du khách vỡ òa hạnh phúc khi hai chuyến tàu từ miền Bắc thân thương và miền Nam ruột thịt gặp nhau tại khúc ruột miền Trung trong ngày vui lớn của toàn dân tộc.

Không khí lễ hội sôi động từ đỉnh Fansipan đến đảo Phú Quốc

Không khí lễ hội sôi động từ đỉnh Fansipan đến đảo Phú Quốc

Ống kính -  1 ngày

Các thiên đường du lịch trên khắp dải đất hình chữ S đều rợp cờ đỏ sao vàng, rộng ràng không khí lễ hội sôi động, đưa du khách hòa mình vào ngày hội lớn của dân tộc.

Đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Media -  1 ngày

Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào trưa 30/4 trong thời khắc kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.

Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai

Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai

Tiêu điểm -  1 ngày

Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.

Ông Nguyễn Đức Tài thôi điều hành, Thế Giới Di Động sẽ ra sao?

Ông Nguyễn Đức Tài thôi điều hành, Thế Giới Di Động sẽ ra sao?

Doanh nghiệp -  1 ngày

Chủ tịch Thế Giới Di Động tin tưởng ban lãnh đạo mới, cùng chiến lược kinh doanh tập trung vào chất sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng không giới hạn.

Tái hiện 2 Đoàn tàu Thống Nhất kết nối Nam - Bắc

Tái hiện 2 Đoàn tàu Thống Nhất kết nối Nam - Bắc

Ống kính -  1 ngày

Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào đúng ngày kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp

Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp

Tiêu điểm -  2 ngày

Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.