Phát triển bền vững

Hướng đi cho nền nông nghiệp ‘thuận thiên’

Nguyễn Ánh Thứ năm, 23/05/2024 - 08:34

“Thuận thiên” là giải pháp bền vững giúp Đồng bằng sông Cửu Long phát triển kinh tế và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trồng lúa carbon thấp là mô hình nông nghiệp thuận thiên đem lại nhiều lợi ích. Ảnh: Hoàng Anh

Nói về “thuận thiên” đối với nông nghiệp miền Tây, GS. Andy Large, Giám đốc dự án Đại học Newcastle, cho biết, quan điểm này không chỉ chứa đựng yếu tố kinh tế mà còn đậm nét lịch sử, xã hội và văn hóa, là bí quyết lưu truyền cho thế hệ tương lai để cùng bảo vệ và phát triển Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trên thực tế, các giải pháp thuận thiên đang được ứng dụng trong rất nhiều mô hình nông nghiệp ở miền Tây, từ những dự án chiến lược như Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao cho đến các mô hình xuất phát từ bà con nông dân như lúa – tôm, lúa – cá, nuôi thủy sản dưới tán rừng.

TS. Nguyễn Văn Kiền, Trưởng dự án Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia TP.HCM, nhìn nhận, canh tác nông nghiệp thuận thiên là một giải pháp đột phá, giúp con người thích nghi hài hòa với thiên nhiên, thuận theo lợi ích tự nhiên để bảo vệ con người và hệ sinh thái.

Tuy nhiên, ông Kiền nhìn nhận, trên thực tế, nhiều mô hình thuận thiên chưa đem lại lợi ích thiết thực cho bà con nông dân.

Chẳng hạn như mô hình lúa thơm tôm sạch đã tận dụng được những giá trị thiên nhiên để tạo ra sản phẩm gạo và con tôm chất lượng cao, không sử dụng chế phẩm hóa học nhưng giá tôm thu mua lại bị “cào bằng” với giá tôm nuôi công nghiệp. Điều này xuất phát từ việc quyền định giá đang nằm trong tay lái buôn và doanh nghiệp.

Mặt khác, không phải mô hình thuận thiên nào cũng đem lại giá trị cao. Do đó, ông Kiền đề xuất cần phải xây dựng những mô hình nhỏ để minh chứng hiệu quả, sau đó nhân rộng, kết hợp với liên kết tiêu thụ, phát triển thị trường, từ đó vừa tối đa hóa lợi ích, vừa tạo văn hóa nông nghiệp thuận thiên cho bà con nông dân.

Còn theo GS. Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng danh dự Trường Đại học Nam Cần Thơ, hướng đi bền vững, thuận thiên nhất cho nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long là giảm phát thải của cây lúa, sản xuất gạo carbon thấp.

Vị giáo sư cây lúa cho biết, theo tính toán, nếu tối ưu các biện pháp canh tác hữu cơ trên toàn bộ hơn 1,9 triệu héc ta lúa ở miền Tây sẽ giúp vùng giảm đến gần 11 triệu tấn khí thải carbon quy đổi đến năm 2030. Ngoài ra, việc tái sử dụng rơm rạ thay cho đốt bỏ cũng giúp giảm thiểu 50% lượng khí thải phát sinh.

Hiện nay, “dấu chân carbon” đang dần trở thành yêu cầu bắt buộc từ phía thị trường quốc tế. Do đó, giảm phát thải của cây lúa giúp gạo Việt Nam vững chân hơn trên trường quốc tế. Thậm chí, theo đề xuất từ phía doanh nghiệp, Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo phát thải carbon thấp.

Một lợi ích thiết thực khác là câu chuyện tiềm năng khai thác tín chỉ carbon từ việc giảm phát thải cho cây lúa. Đây cũng là hợp phần quan trọng để gia tăng thu nhập cho bà con nông dân theo Đề án một triệu héc ta chuyên canh lúa bền vững của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Đáng chú ý, các giải pháp giảm phát thải cho cây lúa không hề phức tạp mà có thể dễ dàng ứng dụng ở các nông hộ, đơn cử như phương pháp “một phải năm giảm” (phải sử dụng giống được kiểm định, giảm tỷ lệ sử dụng giống, phân bón, thuốc trừ sâu, nước và thất thoát hậu thu hoạch); bón lót thay cho bón thúc…

Miền Tây không thiếu nước

Miền Tây không thiếu nước

Phát triển bền vững -  5 tháng

Trong mùa khô, lượng nước đổ về Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 60 – 70 tỷ m3, trong khi nhu cầu sử dụng chỉ khoảng 15 tỷ m3.

Kinh tế tuần hoàn ‘cứu’ Đồng bằng sông Cửu Long

Kinh tế tuần hoàn ‘cứu’ Đồng bằng sông Cửu Long

Phát triển bền vững -  5 tháng

Các mô hình kinh tế tuần hoàn phù hợp với quan điểm chiến lược “thuận thiên” trong phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long, từ đó giải quyết những thách thức lớn của vùng đất Chín Rồng.

Miền Tây dẫn đầu về quản trị môi trường

Miền Tây dẫn đầu về quản trị môi trường

Diễn đàn quản trị -  6 tháng

Hợp phần quản trị môi trường của Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 2023 tiếp tục chứng kiến mức điểm “bết bát” của cả nước. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long có tình hình khả quan hơn năm vùng kinh tế, xã hội còn lại.

Đồng bằng sông Cửu Long phải có dự án lớn, xoay chuyển tình thế

Đồng bằng sông Cửu Long phải có dự án lớn, xoay chuyển tình thế

Tiêu điểm -  11 tháng

Sạt lở Đồng bằng sông Cửu Long là vấn đề lớn. Nếu đã đi vay vốn quốc tế thì phải làm các dự án lớn, xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái, chứ không làm vụn vặt, manh mún, Thủ tướng nhấn mạnh.

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Diễn đàn quản trị -  54 phút

LuxGroup không chỉ duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực du lịch sang trọng mà còn xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, lấy khách hàng làm trung tâm.

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

Tài chính -  1 giờ

SeABank đạt lợi nhuận trước thuế 4.508 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước với các chỉ số kinh doanh tích cực nhờ quản trị rủi ro hiệu quả.

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Phát triển bền vững -  1 giờ

Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ngay từ những ngày đầu đã giúp Phúc Sinh trở thành một trong những người dẫn dầu xuất khẩu hồ tiêu và cà phê.

Kích hoạt dòng đầu tư xanh từ EU

Kích hoạt dòng đầu tư xanh từ EU

Phát triển bền vững -  1 giờ

Lãnh đạo Ủy ban châu Âu khẳng định, EU sẽ đem tới Việt Nam những khoản đầu tư xanh chất lượng, hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

Thách thức của nhà tái chế

Thách thức của nhà tái chế

Phát triển bền vững -  3 giờ

Phân loại rác thải tại nguồn và thiết kế sinh thái là giải pháp giúp nhà tái chế hoạt động hiệu quả, nâng cao tỷ lệ và chất lượng sản phẩm tái chế.

Điện mặt trời mái nhà được EVN mua lại không quá 20% công suất

Điện mặt trời mái nhà được EVN mua lại không quá 20% công suất

Tiêu điểm -  3 giờ

Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nối lưới nếu không dùng hết sẽ được bán lên hệ thống điện quốc gia không quá 20% công suất lắp đặt thực tế, từ 22/10/2024.

Thủ tướng phê bình các địa phương chậm hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Thủ tướng phê bình các địa phương chậm hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Bất động sản -  13 giờ

Thủ tướng Chính phủ phê bình nghiêm khắc lãnh đạo nhiều địa phương chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, để đưa bộ luật này sớm đi vào thực tiễn.