Leader talk
TS. Lê Đăng Doanh: Việc chuyển giá, trốn thuế của doanh nghiệp FDI sẽ ngày càng phức tạp
Trong thời gian tới, việc Việt Nam không thu được thuế của các doanh nghiệp FDI do chuyển giá sẽ nghiêm trong hơn rất nhiều, nếu chúng ta không có giải pháp quản lý kịp thời, TS. Lê Đăng Doanh nhận định.

Bên cạnh những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế, xã hội chung của đất nước, khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng đang bộc lộ một số vấn đề rất đáng quan ngại như tình trạng chuyển giá, trốn thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước, tác động không tốt đến môi trường đầu tư tại Việt Nam…
Tại phiên thảo luận Quốc hội ngày 31/10 vừa qua, Đại biểu Phạm Trọng Nhân đã thông tin, có đến 50% doanh nghiệp FDI tại Việt Nam kê khai lỗ, nhưng càng lỗ lại càng mở rộng sản xuất.
Về vấn đề này, TheLEADER đã có cuộc trao đổi ngắn với TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương.
Ông nhận định như thế nào về việc có đến 50% doanh nghiệp FDI tại Việt Nam kê khai lỗ?
TS. Lê Đăng Doanh: Thực tế cho thấy, vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam đã được khẳng định.
Các dự án FDI góp phần tăng thu ngân sách, cải thiện cán cân thanh toán, là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ, phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, giải quyết công ăn việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao mức sống cho người lao động.
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực cho nền kinh tế, khu vực FDI cũng đã và đang bộc lộ những vấn đề đáng quan ngại, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế như câu chuyện về chuyển giá, trốn thuế, tạo nên tình trạng lỗ giả, lãi thật.
Thống kê những năm qua cho thấy, cả nước có khoảng 50% doanh nghiệp FDI kê khai lỗ. Trong đó, nhiều doanh nghiệp thua lỗ liên tục trong nhiều năm liên tiếp. Điều đáng nói là mặc dù thua lỗ triền miên, song các doanh nghiệp FDI này vẫn liên tiếp đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Một số ví dụ điển hình về việc các doanh nghiệp FDI có dấu hiệu chuyển giá, phải nói đến Công ty Coca-Cola Việt Nam và PepsiCo Việt Nam. Trong hơn 20 năm đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, các doanh nghiệp này liên tục báo lỗ, hoặc có lãi nhưng tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu rất thấp.
Theo ông, điều này đang ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế của Việt Nam?
TS. Lê Đăng Doanh: Các doanh nghiệp đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam hiện nay đều có hiện tượng chuyển giá. Họ đưa các sản phẩm của họ từ nước ngoài nhập vào Việt Nam với giá rất cao, trong khi đó, khi xuất khẩu sản phẩm từ Việt Nam sang các chi nhánh của họ tại nước ngoài thì họ lại tính với mức giá rất thấp.
Chính vì vậy nên họ luôn luôn báo lỗ, và mặc dù lỗ nhưng họ vẫn cứ mở rộng sản xuất, mở rộng quy mô. Do lỗ liên tục như vậy nên các doanh nghiệp này không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.
Việc này đã dẫn đến thất thu ngân sách Nhà nước, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp trong nước, tác động không tốt đến môi trường đầu tư của Việt Nam.
Đáng quan ngại hơn là trong thời gian tới, các doanh nghiệp này sẽ được áp dụng chính sách thanh toán qua mạng, thanh toán qua ngân hàng, số hoá... Do đó, việc Việt Nam không thu được thuế của họ sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều nếu chúng ta không có giải pháp quản lý kịp thời.
Nhìn nhận một cách công bằng, điều đó không có nghĩa là các doanh nghiệp FDI không đóng góp gì cho Việt Nam. Chúng ta không nên vì thế mà đồng loạt lên án các doanh nghiệp FDI không làm tròn nghĩa vụ với đất nước.
Tuy nhiên, nếu thu được thêm thuế thì đóng góp của các doanh nghiệp này đối với Việt Nam sẽ còn tăng lên rất nhiều. Hiện nay, đóng góp của họ mới chỉ chủ yếu ở lĩnh vực xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động.
Để ngăn chặn tình trạng này, theo ông Việt Nam cần có những giải pháp gì?
TS. Lê Đăng Doanh: Việc chuyển giá, trốn thuế của các doanh nghiệp FDI là câu chuyện chung của nhiều nước trên thế giới, không chỉ Việt Nam mà nhiều nước khác đều có sự nghi ngờ.
Vấn đề ở đây là Việt Nam cần phối hợp với các nước khác, so sánh bảng giá trên thị trường với giá mà các doanh nghiệp này kê khai. Có như vậy mới làm rõ được việc chuyển giá của họ và mới có cơ sở để thu được thuế.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần thiết lập hành lang pháp lý chặt chẽ để kiểm soát hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp FDI. Đồng thời, hạn chế các nhà đầu tư không hiệu quả, tăng cường việc thu hút các nhà đầu tư có uy tín, nhằm xây dựng một môi trường đầu tư tại Việt Nam theo hướng tích cực, lành mạnh.
Xin cảm ơn ông!
50% doanh nghiệp FDI kê khai lỗ và càng lỗ lại càng mở rộng sản xuất
Xuất siêu 1,23 tỷ USD nhờ doanh nghiệp FDI
Khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 16,40 tỷ USD nhưng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 17,63 tỷ USD giúp Việt Nam có thành tích xuất siêu 1,23 tỷ USD sau 10 tháng.
Tháng 10, TP. HCM, Bắc Ninh, Thanh Hóa vẫn dẫn đầu trong thu hút FDI
Tính đến ngày 20/10/2017, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 14,2 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2016.
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu Cục thuế giám sát chặt chẽ doanh nghiệp FDI
Hiện Hà Nội có trên 4.000 doanh nghiệp FDI, trong đó chỉ có 966 doanh nghiệp báo có lãi, số còn lại chỉ báo hòa hoặc lỗ.
Vì sao mục tiêu chuyển giao công nghệ từ đầu tư FDI thất bại?
Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới 2016, hiệu quả chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI của Viêt Nam rất thấp và có xu hướng ngày càng bị lùi xa so với các quốc gia trong khu vực. Việt Nam đứng ở vị trí 103 so với Malaysia xếp thứ 13, Thái Lan thứ 36, Indonesia thứ 39 và Campuchia thứ 44. Vì sao?
T&T Group sản xuất pin lưu trữ, tăng tốc chiến lược năng lượng tái tạo
T&T Group chủ động chiến lược trung hòa vấn đề thuế quan, đón đầu vận hội năng lượng tái tạo, theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó tổng giám đốc Tập đoàn.
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
KOL và hiệu ứng đám đông: Khi người tiêu dùng dễ bị thao túng
Sự thiếu tự chủ trong nhận thức cá nhân kết hợp với tâm lý đám đông khiến người tiêu dùng dễ bị dẫn dắt trong thời đại bùng nổ truyền thông và mạng xã hội.
Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
'Bỏ tiền' xây thể chế
Nhà nước cần đầu tư xứng đáng, thực chất cho hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật để hoàn thiện thể chế, mở đường cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình.
Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.
Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh
“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.
LDG buộc hoàn tiền khách mua dự án Tân Thịnh, cựu chủ tịch lĩnh án
Công ty cho biết những khách hàng muốn nhận lại tiền đã thanh toán khi mua nhà tại Khu dân cư Tân Thịnh, LDG sẽ tiếp nhận yêu cầu và trả lại tiền.
Vinhomes lãi lớn quý I nhờ đâu?
Vinhomes đặt mục tiêu doanh thu năm nay đạt 180.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 42.000 tỷ đồng.
Trước bão thuế quan, Viconship vẫn tăng vốn 'khủng', đẩy mạnh thâu tóm doanh nghiệp cảng biển
Cùng với việc thoái vốn khỏi các khoản đầu tư ngoài ngành và tiến hành thâu tóm cổ phần các doanh nghiệp logistics, Viconship đang dần hoàn thiện hệ sinh thái vận tải biển.
Giá vàng hôm nay 29/4: Tăng lần thứ hai trong ngày
Giá vàng hôm nay 29/4 bất ngờ tăng thêm vào gần giờ trưa ở tất cả các nhà bán thêm từ 200.000 – 500.000 đồng/lượng.