Tiêu điểm
Ngân hàng Thế giới nói ‘rủi ro với kinh tế Việt Nam đang gia tăng’
World Bank dự báo trong kịch bản xấu, tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ đạt mức 4% trong năm nay, sau đó phục hồi về ngưỡng 6% và 6,5% vào hai năm tới.
Trong báo cáo cập nhật mới nhất, World Bank (Ngân hàng Thế giới) nhận định tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức 5,3% trong năm 2022, và ổn định lại quanh mức 6,5% vào 2023 và 2024, theo kịch bản các biện pháp hạn chế đi lại được nới lỏng cả trong và ngoài nước.
Lạm phát dự kiến sẽ ở mức 3,6% trong năm nay, và tăng lên ngưỡng 4% trong hai năm sau.
Cụ thể, lĩnh vực dịch vụ được kỳ vọng sẽ phục hồi từng bước khi lòng tin của người tiêu dùng trở lại, và du lịch khách quốc tế dự kiến sẽ được khôi phục dần từ giữa năm 2022.
Dự báo kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chế biến, chế tạo sẽ tăng với tốc độ chậm hơn, do tăng trưởng ở các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (như Mỹ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc) chững lại.
“Tuy nhiên, triển vọng trên còn phải đối mặt với những rủi ro đang gia tăng”, World Bank nhấn mạnh.
Theo đó, tăng trưởng chậm lại ở các đối tác thương mại chính cùng với cú sốc thương mại liên quan đến xung đột Nga - Ukraine cùng các biện pháp trừng phạt liên quan có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi.
“Các yếu tố này có thể trở nên trầm trọng hơn nếu phát sinh biến chủng Covid-19 mới”, World Bank cảnh báo.
Phục hồi kinh tế của Việt Nam còn phụ thuộc vào tốc độ phục hồi nhu cầu tư nhân trong nước, khi yếu tố này hiện còn tương đối chậm, thể hiện tâm lý thận trọng của người tiêu dùng và nhà đầu tư.
Cùng với đó, giai đoạn lây nhiễm mạnh có thể dẫn đến tạm thời gián đoạn cung lao động và sản xuất.
Tổ chức này đánh giá vì nền kinh tế đã phục hồi mạnh mẽ từ đầu năm, nên nếu chính phủ triển khai gói hỗ trợ mạnh mẽ bằng chính sách tài khóa thì tác động đến tăng trưởng kinh tế có thể sẽ giảm nhẹ.
Ngoài ra, chính sách tiền tệ vẫn cần nới lỏng, nhưng phải tiếp tục thận trọng nhằm kiềm soát rủi ro trong khu vực tài chính.
Tỷ lệ nghèo được kỳ vọng sẽ giảm trong năm 2022, với giả định tăng trưởng GDP phục hồi về mức trước đại dịch, nhưng tác động của khủng hoảng sẽ để lại ảnh hưởng lâu dài làm tăng bất bình đẳng. Điều này có thể dẫn đến những hệ quả về vốn con người và kinh tế cho đất nước.
Tại khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, trong lúc các nền kinh tế vừa bắt đầu phục hồi sau cú sốc do đại dịch gây ra, cuộc xung đột tại Ukraine lại tạo thêm áp lực cho đà tăng trưởng.
Mặc dù những quốc gia sản xuất hàng hóa hoặc có chính sách tài khóa thận trọng có thể đương đầu với những cú sốc này, tác động dội của những sự kiện sẽ làm triển vọng tăng trưởng của hầu hết quốc gia trong khu vực xấu đi.
Dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực đạt tốc độ 5% trong năm 2022, giảm 0,4 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 10/2021. Nếu tình hình toàn cầu xấu đi và các quốc gia có các chính sách ứng phó yếu ớt, tăng trưởng có thể giảm chỉ còn 4%.
World Bank khuyến nghị bốn nhóm hành động chính sách.
Theo đó, thay vì kiểm soát giá cả và hỗ trợ toàn diện, cần áp dụng hỗ trợ có mục tiêu cho hộ gia đình và doanh nghiệp để vừa hạn chế nỗi đau do các cú sốc gây ra, vừa tạo dư địa đầu tư để kích thích tăng trưởng.
Các tổ chức tài chính cần được đánh giá sức chịu đựng để giúp xác định rủi ro tiềm ẩn sau quy định cho phép gia hạn thời gian trả nợ.
Ngoài ra, cải cách chính sách thương mại hàng hóa, và đặc biệt về thương mại các ngành dịch vụ đang được bảo hộ, sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng quá trình chuyển dịch trong thương mại toàn cầu.
Bên cạnh đó, cần cải thiện kỹ năng và đẩy mạnh cạnh tranh để tăng cường năng lực và động lực áp dụng công nghệ số mới ra đời.
HSBC: Một loạt thách thức với tăng trưởng của Việt Nam
GDP quý I năm 2022 tăng 5,03%
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đang phát huy hiệu quả, hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại trong quý I năm 2022, Tổng cục Thống kê cho biết.
GDP năm 2021 tăng 2,58%, thấp nhất trong một thập kỷ
Những ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 đã khiến tăng trưởng GDP năm 2021 ở mức thấp nhất trong một thập kỷ qua.
Đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 6 – 6,5%
Cùng với mức lạm phát bình quân 4%, đây là nội dung chính của Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 mà Quốc hội vừa thông qua.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.