Việt Nam trong tương lai của chuỗi cung ứng xe điện toàn cầu
Xu thế xe điện bùng nổ trên quy mô toàn cầu mở ra cơ hội nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam, với sự hỗ trợ của những nhà cung ứng công nghệ hàng đầu như Tập đoàn Bühler.
Nhu cầu sạc xe điện sẽ gia tăng áp lực lên sản lượng điện và công suất truyền tải, đòi hỏi Việt Nam phải tăng đầu tư cho ngành điện để đáp ứng.
Trong mục tiêu hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam đã phê duyệt chương trình hành động về chuyển đổi ngành giao thông vận tải, giảm phần đóng góp của lĩnh vực này vào tổng lượng khí thải nhà kính.
Nhu cầu sạc xe điện được đánh giá sẽ tăng áp lực lớn lên ngành điện sau năm 2030, theo phân tích của Ngân hàng Thế giới trong báo cáo đề xuất chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện cho Việt Nam.
Theo tính toán dữ liệu, đến năm 2035, để đáp ứng nhu cầu sạc, ngành điện cần tăng sản lượng thêm 5% và nâng công suất mạng lưới thêm 4%.
Đến năm 2050, con số này sẽ lần lượt là 30% và 15% nếu muốn đạt được mục tiêu phát triển xe điện.
Điều này kéo theo nhu cầu vốn đầu tư gia tăng để tăng sản lượng điện và công suất truyền tải.
Trong giai đoạn từ nay tới 2030, tổng nhu cầu đầu tư nằm trong khoảng 6 – 9 tỷ USD và con số này sẽ tăng nhanh lên mức 14 tỷ/năm cho giai đoạn 2031 – 2050.
Từ dự đoán này, nhóm nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới khuyến nghị, Việt Nam cần cân nhắc đến tác động dự kiến của hoạt động sạc xe điện đối với hệ thống điện trong lần cập nhật quy hoạch điện tiếp theo.
Cùng với đó, cần triển khai các chính sách để thúc đẩy hoạt động sạc thông minh như đưa vào áp dụng biểu giá điện phân biệt để khuyến khích sạc tại mạng lưới trạm sạc công cộng và sạc ngoài giờ cao điểm; triển khai các chính sách khuyến khích lắp đặt thiết bị sạc thông minh để cho phép sạc chậm/ngoài giờ cao điểm.
Việt Nam cũng có thể đưa vào áp dụng các chính sách hỗ trợ để khuyến khích phát triển điện mặt trời trên mái nhà sau công tơ tại các trạm sạc công cộng nhằm hỗ trợ nguồn cấp phát điện cho sạc xe điện.
Để chuẩn bị cho ngành điện trước tác động sắp tới từ hoạt động sạc xe điện, theo khuyến nghị, Việt Nam cần thực hiện cải cách biểu giá điện để thu hồi toàn bộ chi phí đầu tư cần thiết cho việc nâng cấp hệ thống điện do xe điện.
Bên cạnh đó, liên tục đầu tư để cải thiện hiệu suất của mạng lưới điện nhằm giảm tổn thất khi truyền tải và phân phối; tăng cường đầu tư theo kế hoạch cho công suất truyền tải và phân phối của mạng lưới điện để đáp ứng cao điểm tiêu thụ hệ thống tăng thêm do sạc xe điện.
Sau năm 2035, Việt Nam nên thúc đẩy chuyển đổi từ phương tiện cá nhân sang giao thông công cộng trong các đô thị và từ xe buýt thương mại liên tỉnh sang đường sắt; và từ xe tải sang đường sắt và đường thủy đối với vận tải hàng hóa liên tỉnh.
Việc chuyển đổi sang xe điện đặc biệt quan trọng đối với phương tiện công cộng và thương mại, Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh. Nguyên nhân là bởi mặc dù xe buýt và xe tải chỉ chiếm 2% tổng số phương tiện đăng ký, nhưng lại thải ra tới 65% lượng khí thải.
Bà Mariam J. Sherman, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào nhận định, chuyển đổi sang giao thông xanh với xe điện là một thách thức lớn, nhưng cam kết của Việt Nam là bước khởi đầu quan trọng. Để thành công, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành, nhà đầu tư tư nhân và người dân trong việc định hình lại thị trường xe, cách thức di chuyển và sử dụng năng lượng.
Bên cạnh đầu tư để đảm bảo đáp ứng nhu cầu sạc điện, lộ trình chuyển đổi sang xe điện và khử phát thải cacbon trong lĩnh vực giao thông vận tải tại Việt Nam cần tập trung vào các trụ cột, bao gồm sản xuất xe điện, kích cầu tiêu dùng, phát triển hạ tầng sạc, đảm bảo nguồn cung điện, và đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Xu thế xe điện bùng nổ trên quy mô toàn cầu mở ra cơ hội nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam, với sự hỗ trợ của những nhà cung ứng công nghệ hàng đầu như Tập đoàn Bühler.
Bộ Công thương đề nghị xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cho các trạm sạc xe điện theo "quy trình rút gọn" để hoàn thành trong tháng 9/2024.
Xe điện nhiều tiềm năng khi chỉ chiếm khoảng 15% thị phần bán xe ô tô của Việt Nam, nhưng tăng lượng xe lưu thông lại gặp nhiều vướng mắc.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.