Tiêu điểm
'Ngày nào cũng có khách sạn đóng cửa'
Ước tính du lịch Đà Nẵng thiệt hại khoảng 700 - 800 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2020.
Không có đặt phòng đến tháng 6
Chia sẻ với TheLEADER, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng Cao Trí Dũng cho biết theo tính toán sơ bộ, du lịch Đà Nẵng sẽ thiệt hại khoảng 700 – 800 triệu USD vì Covid-19, tương đương mức giảm thu khoảng 20.000 tỷ đồng. Con số này dựa trên ước tính số khách quốc tế sụt giảm cùng mức chi tiêu tại điểm đến cho tới hết tháng 5 năm nay.
Ông Dũng cho biết hiện gần như không có đặt phòng đến đầu tháng 6 tới. Trong kịch bản lạc quan nhất với giả sử tháng 4 hết dịch, du lịch sẽ mất một tháng để dần phục hồi và khách sẽ quay lại vào đầu tháng 6. Tuy nhiên, mức quay lại dự đoán chỉ khoảng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Do đó, du lịch Đà Nẵng ước tính sẽ mất khoảng 1 triệu khách quốc tế và khoảng 1,5 – 2 triệu khách nội địa. “Vì vậy, mức thiệt hại thực tế sẽ lớn hơn rất nhiều ước tính”, ông Dũng nhấn mạnh.
Theo Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng, năm 2019, thành phố này đón gần 8,7 triệu lượt khách đến, trong đó khách quốc tế ước đạt hơn 3,5 triệu lượt, tăng 22,5% so với 2018 và khách nội địa đạt 5,17 triệu lượt, tăng 8%.
Ông Dũng trước đó cho biết lượng khách sụt giảm mạnh do Covid-19 đến giữa tháng 2 ước tính 30 – 40%, không chỉ từ thị trường Trung Quốc mà còn Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như Đông Nam Á. Đáng chú ý, khách đoàn từ các thị trường xa như châu Âu, châu Mỹ đều báo giảm.
Nguồn khách lẻ là thiệt hại nặng nhất do khách đi lẻ hầu hết là khách có khả năng chi tiêu cao, tự trải nghiệm tour tuyến theo kế hoạch họ tự lên nên đối tượng khách này dễ dàng thay đổi hoặc huỷ bỏ chuyến đi.
Khách nội địa đi du lịch nước ngoài cũng bị ảnh hưởng khi nhiều kế hoạch bị giảm.
Công suất khách sạn thời điểm đó giảm khoảng 40% so với cùng kỳ và thậm chí một số khách sạn chỉ còn 10 – 20%. Sau hơn nửa tháng, tình hình hiện nay đã xấu đi và rất nhiều doanh nghiệp buộc phải đóng cửa.
Ông Dũng cho biết: “Tại Đà Nẵng, doanh nghiệp đóng cửa rất nhiều, đặc biệt là khu vực khách sạn và ngày nào cũng có cái đóng cửa”. Doanh nghiệp hiện phải lựa chọn giữa việc dừng hoạt động kinh doanh hay cầm cự giữa mùa dịch và quyết định này phụ thuộc vào đặc điểm từng doanh nghiệp.
Theo vị Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng, đóng cửa sẽ là giải pháp tiết kiệm chi phí hơn với các khách sạn. Ví dụ, một khách sạn 5 sao nếu đóng cửa sẽ thiệt hại khoảng 2 tỷ đồng, chủ yếu là trả lương trợ cấp thất nghiệp cho nhân viên còn nếu tiếp tục kinh doanh sẽ lỗ khoảng 4 – 5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, quyết định đóng cửa đồng nghĩa với việc doanh nghiệp nhiều khả năng bị mất nguồn khách, mất nhân viên cũng như tài sản xuống cấp.
Với những doanh nghiệp khác như các đơn vị lữ hành, khả năng tồn tại cao hơn vì bản chất không có nhiều tài sản mà chủ yếu là nhân viên. Do đó, doanh nghiệp có thể tính đến việc đào tạo, khảo sát thị trường hay cho nhân viên nghỉ không lương trong thời gian ngắn hạn.
Tìm cách vực dậy
Ông Dũng kiến nghị trước hết cần có các giải pháp liên quan đến ngân hàng như kế hoạch giãn nợ, chậm trả nợ hay các khoản vay mới cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
“Doanh nghiệp sẽ đóng cửa, phá sản nếu ngân hàng áp dụng đúng như hợp đồng. Họ dùng nguồn tiền từ kinh doanh để trả nợ nhưng hiện lại không có nguồn tiền này. Nếu không có sự giải cứu của ngân hàng, chắc chắn doanh nghiệp sẽ đóng cửa hàng loạt”, ông nhấn mạnh.
Đại diện Hiệp hội du lịch Đà Nẵng kiến nghị giảm 50% tiền thuê đất của các khách sạn và khu nghỉ dưỡng trong năm 2020 và 2021, cho phép chậm nộp thuế VAT quý IV/2019 và thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019 (đề xuất lùi sang quý III hoặc quý IV/2020) nhằm giúp các doanh nghiệp kinh doanh du lịch vượt qua giai đoạn khó khăn.
Bên cạnh đó, đề xuất giảm 50% thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2020, hỗ trợ kinh phí xúc tiến cho doanh nghiệp vào một số thị trường lớn.
Hiệp hội du lịch Đà Nẵng đề xuất miễn giảm lệ phí visa cho khách nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2020 cũng như miễn giảm chi phí vé tham quan ở các điểm di tích do thành phố quản lý; kêu gọi các điểm tham quan thuộc khối tư nhân cũng có mức giảm tương ứng để cùng với hệ thống dịch vụ triển khai kích cầu điểm đến.
Cơn ác mộng của các khách sạn
Khách sạn phòng bệnh thời dịch Corona
Năm 2019, Việt Nam đón trên 5 triệu khách Trung Quốc đến tham quan, nghỉ dưỡng. Vì vậy, khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) tấn công thành phố Vũ Hán và lan ra khắp lãnh thổ Trung Quốc thì ngành du lịch thế giới nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng đã bị tác động mạnh mẽ.
Khi khách sạn không chỉ là nơi nghỉ dưỡng
Trong xu thế du lịch mới, các khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp đầu tư nhiều tâm huyết vào các hoạt động hàng ngày cũng như những tour đặc biệt dành cho khách lưu trú.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.