Tiêu điểm
Nghị quyết 68: Để chính sách mới không ‘đi vào vết xe cũ’
Nghị quyết 68 ra đời tạo hứng khởi chưa từng thấy cho cộng đồng doanh nghiệp nhưng cần nhiều hơn những nỗ lực để thực sự tạo ra hiệu quả.
Chỉ trong một thời gian ngắn, liên tục Thaco và VinSpeed (công ty con của Vingroup) đề xuất làm đường sắt cao tốc Bắc – Nam, một dự án hạ tầng đặc biệt quan trọng nhưng đòi hỏi cao về nguồn vốn, công nghệ cũng như năng lực tổ chức, quản lý và vận hành.
Theo ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, sự kiện này thể hiện động lực, niềm cảm hứng của cộng đồng doanh nghiệp đang được đẩy lên cao, kể từ sau khi Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân được Bộ Chính trị ban hành.

Tuy nhiên, sự hứng khởi có thể sẽ chỉ xuất hiện ở giai đoạn đầu nếu không thực sự tạo ra hiệu quả. Theo ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), muốn đưa Nghị quyết 68 đi vào cuộc sống, cần phải giải quyết gốc rễ của vấn đề là môi trường kinh doanh.
Đưa Nghị quyết 68 vào cuộc sống
Theo bà Bùi Thu Thủy, Phó cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể, Bộ Tài chính, nhiều chính sách trong Nghị quyết 68 không mới, đã được nêu trong quá trình nghiên cứu chính sách suốt 20 năm qua. Tuy nhiên, trong quá trình đó, nhiều chính sách được ban hành đã không thực sự “chạm” vào vấn đề của doanh nghiệp.
“Chúng ta có nhiều luật, nghị quyết, quyết định về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ đầu tư đặc biệt với doanh nghiệp muốn chuyển giao công nghệ. Chính sách đã có nhưng còn chung chung”, bà Thủy nhấn mạnh tại tọa đàm "Mở cao tốc cho kinh tế tư nhân" do áo Tiền phong tổ chức.
Ví dụ, vấn đề không hình sự hóa quan hệ kinh tế dù đã được đề cập trong nhiều văn bản trước đây nhưng trong thực tiễn triển khai vẫn chưa đủ cụ thể, chưa tạo đủ niềm tin để kinh tế tư nhân yên tâm mở rộng đầu tư kinh doanh.
Để tránh nghị quyết mới “đi vào vết xe cũ”, với nhiều năm đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị, phản biện để tháo gỡ từng điều kiện kinh doanh bất hợp lý, ông Tuấn nhìn nhận, doanh nghiệp tư nhân phải có sự chủ động trong đề xuất những điểm nghẽn cần tháo gỡ, thay vì ngồi chờ cơ quan quản lý rà soát và cắt bỏ.
Qua đó, những hành động cụ thể sẽ được xuất phát từ chính nhu cầu của doanh nghiệp, thay vì chỉ mang tính mệnh lệnh hành chính và xuất phát từ yêu cầu của cán bộ quản lý.
Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), nhìn nhận, một trong những yêu cầu quan trọng để thực hiện Nghị quyết 68 cũng như để phù hợp với xu thế quản lý hiện đại là chuyển từ cơ chế tiền kiểm sang hậu kiểm.
Muốn hậu kiểm đạt được hiệu quả, cần phải huy động nguồn lực từ cả xã hội, bao gồm doanh nghiệp, người tiêu dùng và báo chí cùng tham gia, không thể chỉ dựa vào bộ máy quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, song song với sự chủ động từ khu vực tư nhân, cơ quan quản lý cũng cần phải làm mới mình, theo tư duy phục vụ, đồng hành với doanh nghiệp.
Ông Tuấn gợi ý, mỗi bộ, ngành đều có những sáng kiến, chương trình hành động, chương trình cắt giảm thủ tục kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp dựa trên lĩnh vực mình đang quản lý.
Bên cạnh đó, có thể cân nhắc ban hành chính sách giao chỉ tiêu về phát triển kinh tế tư nhân cho mỗi địa phương, để làm sao mỗi bí thư, chủ tịch tỉnh, thành phố phải có mục tiêu kéo được bao nhiêu doanh nghiệp về địa phương hoạt động sản xuất, kinh doanh và đóng góp vào sự phát triển kinh tế.
Từ góc nhìn của Quốc hội, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng, để thể chế hóa Nghị quyết 68 bắt buộc phải sửa luật, thậm chí bãi bỏ các luật, nghị định, thông tư liên quan.
Nghị quyết 198 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân có đề cập đến nội dung này, cụ thể là yêu cầu hoàn thành việc rà soát, loại bỏ điều kiện kinh doanh không cần thiết, quy định chồng chéo, không phù hợp.
Nghị quyết 198 đặt mục tiêu đến 31/12/2025 phải giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, 30% chi phí tuân thủ và 30% điều kiện kinh doanh chậm nhất ngày 31/12/2025.
Tuy nhiên, theo ông Hiếu, với sự quyết tâm cao độ, Chính phủ hoàn toàn có thể cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh ở tỷ lệ cao hơn, lên đến 60 – 70% hoặc thậm chí là bãi bỏ hoàn toàn.
GS.TS Vũ Minh Khương: Kinh tế tư nhân cần nhiều 'Thánh Gióng' để vươn mình
Nghị quyết 68 tạo động lực để doanh nhân dám nghĩ, dám làm
Nghị quyết 68, với nguyên tắc 'không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự', sẽ là chỗ dựa vững chắc, góp phần xóa bỏ những lo ngại kéo dài của cộng đồng doanh nhân.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Nghề thu nhập hàng ngàn đô tại Việt Nam nhưng luôn 'khát' nhân sự
Ngành kỹ thuật phần mềm luôn tiềm năng, khi có mức thu nhập tốt, cơ hội việc làm cao, nhưng cũng có những thách thức riêng.
Bình Thuận gỡ nút thắt pháp lý then chốt cho NovaWorld Phan Thiết
Việc chuyển đổi hình thức thuê đất và điều chỉnh chủ trương đầu tư tại NovaWorld Phan Thiết đánh dấu bước ngoặt pháp lý quan trọng, mở đường cho Novaland huy động vốn, tăng tốc thi công và thúc đẩy mục tiêu phát triển du lịch quy mô lớn tại Bình Thuận.
Việt Nam chấp nhận rủi ro đổi lấy những đột phá công nghệ
Luật khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được ví như một tuyên ngôn về tầm nhìn phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Các dự án đường sắt sẽ tăng sức hút
Dự án đường sắt trở nên hấp dẫn nhà đầu tư khi Luật Đường sắt (sửa đổi) hứa hẹn mở ra một số chính sách đặc thù về thủ tục, chi phí giúp tháo gỡ nhiều điểm nghẽn.
TP.HCM thí điểm bỏ cấp phép xây dựng tại nhiều khu vực từ 1/7
TP.HCM dự kiến thí điểm bỏ cấp giấy phép xây dựng cho các dự án nhà ở, chủ yếu tại quận 7, TP. Thủ Đức, huyện Nhà Bè và Bình Chánh.
Chăm lo đời sống nhân viên: Từ xu hướng đến chiến lược sống còn
Điều làm nên sức bền của một doanh nghiệp không chỉ là công nghệ, hệ thống hay quy trình tối ưu, mà là những con người cảm thấy mình được lắng nghe, được thấu hiểu.
Ngân hàng Eximbank bổ nhiệm nhân sự cấp cao
Theo thông tin vừa công bố của ngân hàng Eximbank, ông Nguyễn Hoàng Hải sẽ rời ghế quyền Tổng giám đốc từ ngày 1/7/2025. Cùng ngày, HĐQT Eximbank đã bổ nhiệm ông Trần Tấn Lộc, Phó tổng giám đốc ngân hàng giữ chức quyền Tổng giám đốc.
Sắp xếp lại giang sơn: Bước chuyển mình lịch sử
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, quyết định "sắp xếp lại giang sơn" là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước.
Masterise Homes ghi dấu ấn tại Brander Residences forum Asia 2025
Masterise Homes đã ghi trọn dấu ấn của người dẫn đầu tại diễn đàn bất động sản hàng hiệu khu vực với nhiều chia sẻ giá trị.
Hành trình kiến tạo dòng sữa tươi sạch tại Nga từ đạo lý 'ăn quả nhớ kẻ trồng cây' của một doanh nghiệp tử tế
Không chỉ là những con số đầu tư hay công suất sản xuất, thành quả lớn nhất mà TH mang đến chính là niềm tin và sinh kế cho hàng trăm người dân địa phương – những người đã cùng TH kiến tạo nên một phần mới mẻ, hiện đại hơn trong bức tranh chung của nền nông nghiệp Nga.
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
Nhằm trang bị cho doanh nghiệp những công cụ thực tiễn, chiến lược chuyển đổi hiệu quả, ngày 28-29/6, Viện Công nghệ châu Á tại Việt Nam (AIT Việt Nam) phối hợp với VietinBank tổ chức chuỗi hội thảo chuyên đề “ESG - chuyển đổi số - đổi mới sáng tạo - tài chính xanh”.
Kinh tế học trần trụi
Kinh tế học trần trụi: Khám phá những nguyên tắc cơ bản, không màu mè của kinh tế, giúp bạn hiểu rõ hơn về thế giới tài chính và các quyết định kinh tế.