Leader talk

Nghị quyết 68 tạo động lực để doanh nhân dám nghĩ, dám làm

An Nhiên Thứ tư, 14/05/2025 - 08:28
Nghe audio
0:00

Nghị quyết 68, với nguyên tắc 'không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự', sẽ là chỗ dựa vững chắc, góp phần xóa bỏ những lo ngại kéo dài của cộng đồng doanh nhân.

Tham gia bào chữa trong nhiều vụ án, chứng kiến thực tiễn áp dụng pháp luật trong nhiều vụ án kinh tế, tiến sĩ kinh tế, luật sư Lê Bá Thường, Viện trưởng Viện nghiên cứu pháp luật và văn hóa doanh nghiệp tỏ vui mừng trước nguyên tắc “Khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước” của Nghị quyết 68.

Nghị quyết 68 như một điểm tựa quan trọng để xây dựng một cơ chế, chính sách nhằm chống hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế; tạo điều kiện cho sự phát triển lành mạnh và bền vững của doanh nghiệp và môi trường đầu tư”, ông Thường nhận xét.

Chấm dứt “nỗi lo” của giới doanh nhân hơn 20 năm nay

Thưa luật sư, với vai trò một chuyên gia kinh tế đã có nhiều bài viết, quan điểm về phát triển kinh tế, ông đánh giá như thế nào đối với Nghị quyết 68/NQ-TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân?

Luật sư Lê Bá Thường: Nghị quyết 68/NQ-TW của Bộ Chính trị là một bước tiến quan trọng, thể hiện sự nhìn nhận sâu sắc vai trò then chốt của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Nghị quyết đã tạo ra một khuôn khổ chính sách định hướng rõ ràng, thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc tháo gỡ điểm nghẽn, tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho khu vực này.

Tiến sĩ kinh tế, luật sư Lê Bá Thường, Viện trưởng Viện nghiên cứu pháp luật và văn hóa doanh nghiệp. Ảnh: NVCC

Điểm nổi bật của Nghị quyết 68 là sự nhấn mạnh vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo, liên kết và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu của kinh tế tư nhân. Đồng thời, Nghị quyết cũng đặt ra những mục tiêu cụ thể và lộ trình thực hiện, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của khu vực này trong những năm tới.

Tuy nhiên, để Nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, việc triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp cụ thể từ các cấp, các ngành là vô cùng quan trọng.

Thực tế, vấn đề không hình sự hóa các vi phạm trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, hành chính không phải bây giờ mới đặt ra mà đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Vì vậy, việc Nghị quyết 68 ra đời được đánh giá là bước “đột phá” để tạo thuận lợi cho doanh nhân làm kinh tế, luật sư đánh giá thế nào?

Luật sư Lê Bá Thường: Hình sự hóa các vi phạm dân sự, kinh tế, hành chính gây ra nhiều hệ lụy, cản trở sự phát triển lành mạnh của môi trường kinh doanh. Nghị quyết 68 với chủ trương "không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự" thực sự là một bước đột phá quan trọng. Nó thể hiện sự thay đổi tư duy mạnh mẽ, hướng tới bảo vệ quyền tự do kinh doanh, khuyến khích đổi mới sáng tạo và giảm thiểu rủi ro pháp lý không đáng có cho doanh nhân.

Việc này góp phần tạo dựng niềm tin và động lực lớn cho cộng đồng doanh nghiệp, góp phần khơi thông các nguồn lực kinh tế.

Từ thực tiễn áp dụng pháp luật trong xử lý các hành vi vi phạm dân sự, kinh tế, hành chính hiện nay đặt ra những vấn đề gì cần xem xét sửa đổi, thưa luật sư?

Luật sư Lê Bá Thường: Thực tiễn áp dụng pháp luật hiện nay cho thấy sự cần thiết sửa đổi nhiều quy định để tránh hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự. Cần làm rõ ranh giới giữa vi phạm hành chính, dân sự, kinh tế với tội phạm hình sự, đặc biệt trong các lĩnh vực như hợp đồng, đầu tư, thuế.

Đồng thời, cần tăng cường các biện pháp xử lý hành chính, dân sự hiệu quả, minh bạch, và giảm thiểu sự can thiệp hình sự không cần thiết, bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người dân nhưng vẫn xử mạnh tay về hình sự đối với các tội danh liên quan: Lừa dối khách hàng, lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, lừa đảo... nhằm tạo tính răn đe trong xã hội.

Theo ông, cần làm gì để hạn chế và tiến tới triệt tiêu tình trạng hình sự hóa?

Luật sư Lê Bá Thường: Để hạn chế và tiến tới triệt tiêu tình trạng hình sự hóa, cần giải pháp trước hết là hoàn thiện pháp luật. Phải rà soát, sửa đổi các quy định chồng chéo, không rõ ràng, dễ bị lạm dụng để hình sự hóa. Nâng cao nhận thức, tăng cường tuyên truyền, đào tạo cho cán bộ thực thi pháp luật về bản chất của các quan hệ kinh tế, dân sự.

Ngoài ra, cần tăng cường kiểm soát bằng việc thiết lập cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc khởi tố, điều tra các vụ án kinh tế, dân sự. Đề cao trách nhiệm bằng cách xử lý nghiêm các trường hợp cố ý hình sự hóa sai phạm.

Đặc biệt, cần khuyến khích giải quyết tranh chấp bằng biện pháp dân sự, thương mại như phát triển các cơ chế hòa giải, trọng tài hiệu quả…

Điều kiện “cần và đủ” để doanh nghiệp tư nhân vươn mình

Nghị quyết 68 cũng đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng, trong đó đề cập tới vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân. Theo ông, cần những chính sách cụ thể nào để đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 và 3 triệu doanh nghiệp đến năm 2045 như Nghị quyết 68 đặt ra?

Luật sư Lê Bá Thường: Để đạt mục tiêu về số lượng doanh nghiệp, cần triển khai đồng bộ các giải pháp. Trước hết là giảm mạnh rào cản gia nhập bằng cách thiết lập nền tảng đăng ký kinh doanh trực tuyến tích hợp, cắt giảm điều kiện kinh doanh không cần thiết, miễn/giảm phí đăng ký ban đầu.

Tiếp theo, phải có giải pháp hỗ trợ khởi nghiệp toàn diện. Việc phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh mẽ với vườn ươm, quỹ đầu tư mạo hiểm, tư vấn chuyên sâu và không gian làm việc chung sẽ tạo động lực thúc đẩy cho phát triển kinh tế tư nhân.

Đồng thời, cần khuyến khích chuyển đổi hộ kinh doanh bằng việc áp dụng chính sách thuế ưu đãi, hỗ trợ thủ tục pháp lý, cung cấp các chương trình đào tạo quản trị doanh nghiệp cơ bản và tạo điều kiện tiếp cận vốn vay ưu đãi.

Một giải pháp khác cần kể đến là phải tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tăng cường đối thoại công - tư và phát triển các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp chuyên nghiệp. Ngoài ra, cần đẩy mạnh phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp mới tiếp cận và ứng dụng công nghệ số trong hoạt động sản xuất kinh doanh…

Như đề cập ở Nghị quyết 68, việc hình thành ít nhất 20 tập đoàn tư nhân có năng lực cạnh tranh khu vực và toàn cầu cũng là mục tiêu đầy tham vọng. Theo ông, Việt Nam cần làm gì để hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân vươn lên thành những ‘sếu đầu đàn’ trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt?

Luật sư Lê Bá Thường: Tất nhiên, mục tiêu này là tham vọng và cũng khá thách thức. Tuy nhiên, cơ chế mà Nghị quyết 68 đề ra rõ ràng là để tạo cho doanh nhân ‘dám nghĩ, dám làm’, vì vậy, để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân vươn tầm khu vực và toàn cầu, Việt Nam cần các giải pháp cũng mang tính chiến lược.

Thứ nhất, cần ưu tiên đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) và đổi mới sáng tạo. Từ đó khuyến khích doanh nghiệp nâng cao năng lực công nghệ, tạo sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao.

Thứ hai, cần có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện, tạo điều kiện tiếp cận công nghệ tiên tiến, đào tạo nhân lực số, xây dựng hạ tầng số hiện đại.

 Thứ ba, việc đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cũng phải đặc biệt quan tâm. Cần chú trọng đào tạo kỹ năng quản trị quốc tế, ngoại ngữ, và chuyên môn sâu.

Thứ tư, cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn và tài chính bằng các giải pháp về phát triển thị trường vốn, khuyến khích đầu tư tư nhân, có chính sách tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp có tiềm năng.

Cuối cùng, cần hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường quốc tế bằng việc cung cấp thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA) và xây dựng thương hiệu quốc gia mạnh mẽ.

Quyết liệt để Nghị quyết 68 “đi vào cuộc sống”

Theo ông, sau khi có nghị quyết này, việc thực thi này sẽ được thay đổi như thế nào để chính sách đưa ra thực sự hiệu quả?

Luật sư Lê Bá Thường: Để Nghị quyết 68 thực sự hiệu quả, cần thay đổi căn bản trong khâu thực thi. Cụ thể, cần có cơ chế giám sát và đánh giá hiệu quả thực thi rõ ràng, quy trách nhiệm cụ thể cho các cấp, các ngành. Đồng thời, tăng cường đối thoại, lắng nghe phản hồi từ cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình triển khai.

Đặc biệt, cần sự quyết liệt, đồng bộ từ trung ương đến địa phương, loại bỏ tình trạng "trên nóng, dưới lạnh" và các rào cản hành chính gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Luật sư có khuyến nghị nào để có thể đưa Nghị quyết 68 vào thực thi hiệu quả, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ?

Luật sư Lê Bá Thường: Để Nghị quyết 68 đi vào thực thi hiệu quả, trước hết, cần xây dựng kế hoạch hành động chi tiết, có lộ trình và chỉ số đo lường cụ thể cho từng mục tiêu.

Tiếp theo, việc thành lập tổ công tác liên ngành, có sự tham gia của đại diện doanh nghiệp, để giám sát và thúc đẩy thực thi là rất cần thiết và quan trọng.

Cần tăng cường kỷ luật hành chính, xử lý nghiêm các trường hợp chậm trễ, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức về Nghị quyết trong cả hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp.

Đặc biệt, cần phải thường xuyên đánh giá, điều chỉnh chính sách linh hoạt dựa trên phản hồi thực tế từ doanh nghiệp.

Tóm lại, nếu Nhà nước thực hiện được hiệu quả việc triển khai đồng bộ các giải pháp trên sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển cả về số lượng và chất lượng doanh nghiệp Việt Nam, góp phần hình thành các tập đoàn tư nhân hùng mạnh, có sức cạnh tranh toàn cầu.

Xin cảm ơn ông!

Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68

Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68

Leader talk -  21 giờ
Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.
Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68

Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68

Leader talk -  21 giờ
Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.
Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68

Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68

Leader talk -  21 giờ

Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Tiêu điểm -  2 ngày

TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.

Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tiêu điểm -  2 ngày

Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.

Phá bỏ 'bức tường băng' đối với kinh tế tư nhân

Phá bỏ 'bức tường băng' đối với kinh tế tư nhân

Leader talk -  21 phút

Nhiều chuyên gia nhìn nhận Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị mới ban hành sẽ tạo bước đột phá cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển trong thời gian tới.

Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68

Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68

Leader talk -  21 giờ

Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Leader talk -  1 ngày

Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Leader talk -  4 ngày

Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Leader talk -  4 ngày

Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.

Áp lực nợ xấu bào mòn lợi nhuận ngân hàng OCB quí I/2025

Áp lực nợ xấu bào mòn lợi nhuận ngân hàng OCB quí I/2025

Tài chính -  1 phút

Áp lực nợ xấu cùng chi phí gia tăng khiến lợi nhuận trước thuế quý I/2025 của OCB chỉ đạt xấp xỉ 900 tỷ đồng, giảm hơn 300 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.

Nghị quyết 68 tạo động lực để doanh nhân dám nghĩ, dám làm

Nghị quyết 68 tạo động lực để doanh nhân dám nghĩ, dám làm

Leader talk -  3 phút

Nghị quyết 68, với nguyên tắc 'không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự', sẽ là chỗ dựa vững chắc, góp phần xóa bỏ những lo ngại kéo dài của cộng đồng doanh nhân.

Phá bỏ 'bức tường băng' đối với kinh tế tư nhân

Phá bỏ 'bức tường băng' đối với kinh tế tư nhân

Leader talk -  21 phút

Nhiều chuyên gia nhìn nhận Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị mới ban hành sẽ tạo bước đột phá cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển trong thời gian tới.

Án phạt 119 tỷ đồng rung chuông báo động các ban quản trị chung cư

Án phạt 119 tỷ đồng rung chuông báo động các ban quản trị chung cư

Bất động sản -  30 phút

Ban quản trị chỉ nên giữ vai trò kiểm soát hoạt động của đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư, thay vì tự đứng ra thu phí dịch vụ và thực hiện các hoạt động quản lý vận hành toà nhà.

Cảng Hải Phòng tăng lực cạnh tranh với 2 bến quốc tế mới ở Lạch Huyện

Cảng Hải Phòng tăng lực cạnh tranh với 2 bến quốc tế mới ở Lạch Huyện

Doanh nghiệp -  10 giờ

Việc đưa vào khai thác bến số 3, 4 Lạch Huyện giúp Cảng Hải Phòng tăng đáng kể năng lực tiếp nhận tàu lớn, củng cố vị thế là doanh nghiệp cảng biển có quy mô và mạng lưới khai thác lớn nhất tại Hải Phòng.

Sun Group trúng đấu giá khu đất gần 60ha ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Sun Group trúng đấu giá khu đất gần 60ha ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Bất động sản -  14 giờ

Công ty thành viên của Tập đoàn Sun Group vừa trúng đấu giá khu đất rộng gần 60ha ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với giá hơn 7.728 tỷ đồng.

Thẻ tín dụng đầu tiên gắn với dấu mốc lịch sử của Việt Nam được phát hành trong thời gian kỷ lục

Thẻ tín dụng đầu tiên gắn với dấu mốc lịch sử của Việt Nam được phát hành trong thời gian kỷ lục

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Chưa đầy hai tuần để một chiếc thẻ Visa mang dấu ấn lịch sử dân tộc được hiện thực hóa từ ý tưởng đến tay người dùng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa tạo nên một kỳ tích ấn tượng trong ngành ngân hàng về sự sáng tạo, linh hoạt và công tác vận hành trong lĩnh vực này.