Du lịch cần đột phá
Biến du lịch thực sự trở thành một trong ba “cỗ máy kiếm tiền” và đưa Việt Nam trở thành cường quốc du lịch của thế giới.
Nền kinh tế tự cường phải có các ngành kinh tế mạnh cùng với các địa phương hợp thành đều phát triển mạnh và đều tự cường.
Theo Tổng cục Thống kê năm 2019, thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng của Bình Dương hơn 7 triệu đồng, cao nhất nước.
Xếp sau lần lượt là TP.HCM hơn 6,5 triệu đồng; Hà Nội gần 6 triệu đồng. Các tỉnh Đồng Nai, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ trên 5 triệu đồng. Bà Rịa - Vũng Tàu và Quảng Ninh hơn 4,5 triệu đồng.
Những con số rất đáng phấn khởi, các tỉnh thành trong top 10 đều là trọng điểm kinh tế của cả nước. Bình Dương vươn lên dẫn đầu ngoạn mục.
Bảng xếp hạng đã phản ánh sự phát triển và hiệu quả kinh tế của từng địa phương.
Tuy nhiên, nhìn lại việc đóng góp ngân sách cho Trung ương của các tỉnh thành, có không ít băn khoăn về tỷ lệ nộp ngân sách cả nước nói chung và top 10 tỉnh thành dẫn đầu thu nhập đầu người nói riêng.
Bình Dương dẫn đầu thu nhập cả nước nhưng chỉ phải nộp 64% nguồn thu. Trong khi TP.HCM xếp thứ hai thì phải đóng tới 82%. Vĩnh Phúc, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Quảng Nam không có trong top 10 thu nhập dẫn đầu nhưng nộp ngân sách lần lượt 47%, 28%, 12%, 10%.
Cùng hạng thu nhập bình quân đầu người trên 5 triệu đồng nhưng Cần Thơ chỉ nộp ngân sách 9%, Bắc Ninh 17%, Hải Phòng 22%, Đà Nẵng 32%, Đồng Nai 53%. Bà Rịa - Vũng Tàu và Quảng Ninh xếp cuối top 10 thu nhập đầu người nhưng nộp ngân sách lần lượt là 36% và 35%.
Lẽ thường, người giàu hơn thì phải đóng góp nhiều hơn. Quốc gia nào cũng vậy. Dĩ nhiên không thể máy móc nhưng phải tương đối hợp lẽ để “khoan thư sức dân”.
Việc TP.HCM đóng góp tới 82% nguồn thu là quá chênh lệch so với địa phương dẫn đầu về thu nhập bình quân đầu người là Bình Dương 64%, Hà Nội 65%, Đà Nẵng chỉ 32%.
Phải chăng nhờ vậy mà Đà Nẵng có thêm nguồn lực giúp bứt phá về mọi mặt phát triển kinh tế, xây dựng hạ tầng thời gian qua? Cùng mức thu nhập bình quân đầu người nhưng Cần Thơ chỉ đóng góp 9% trong khi Đồng Nai là 53%.
Đọc những thông tin trên không ít người hoài nghi: Có chăng số liệu của Tổng cục Thống kê chưa chính xác hay là quy định tỷ lệ % nguồn thu nộp vào ngân sách hiện nay của các địa phương có vấn đề? Nếu vậy chỗ nào chưa hợp lý thì phải chỉnh sửa.
Hiện nay, cả nước chỉ có 16/63 tỉnh thành có đóng góp về Trung ương từ nguồn thu của mình. Tỷ lệ thấp nhất là Hải Dương 2%, cao nhất là TP.HCM 82%.
TP.HCM đang đề nghị giảm tỷ lệ nộp ngân sách này xuống 77%. Thủ tướng Phạm Minh Chính trong lần làm việc mới đây với chính quyền TP.HCM đã ủng hộ đề nghị này.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc còn tin tưởng khẳng định: “Để lại cho thành phố 1 đồng, thành phố sẽ làm ra 2 - 3 đồng”.
Việc này, đáng lẽ phải làm từ lâu. Năm 2018, tại kỳ họp 12 Hội đồng nhân dân TP.HCM, Phó đoàn đại biểu Quốc hội của thành phố Phan Nguyễn Như Khuê khi đề cập đến vấn đề này đã bức xúc phát biểu: “Đừng xem TP.HCM là con bò sữa. Bò muốn có sữa nhiều cũng phải được chăm chút, bồi dưỡng”.
Nhưng vấn đề này phải tới nay mới được tái đề xuất. Dù sao, muộn còn hơn không!
Cho đến giờ, con số 47/63 tỉnh thành không phải nộp ngân sách về Trung ương là quá nhiều trong bối cảnh kinh tế quốc gia đã đạt được thành tựu to lớn về phát triển nhiều năm nay.
Rõ ràng cần phải có kế hoạch giúp 47 tỉnh, thành nói trên phát triển hơn nữa, từng bước tự lực, giảm dần bao cấp theo từng năm. Các địa phương này cần có chiến lược phát triển mạnh mẽ hơn và phải xem đoạn tuyệt bao cấp là mục tiêu chủ chốt.
Dư luận đã không ít lần bức xúc vì còn cảnh những tỉnh nghèo, không phải nộp ngân sách nhưng luôn xài sang, dám chi nhiều tỷ đồng làm quà tặng trong các sự kiện lớn; rồi hết xin làm cổng chào hoành tráng đến xây tượng đài ngàn tỷ…
Đất nước muốn hùng cường phải có nền kinh tế tự cường. Nền kinh tế tự cường phải có các ngành kinh tế mạnh, phát triển vững cùng với các địa phương hợp thành đều phát triển mạnh, đều tự cường.
Biến du lịch thực sự trở thành một trong ba “cỗ máy kiếm tiền” và đưa Việt Nam trở thành cường quốc du lịch của thế giới.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao đổi về những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh và những điểm nghẽn cần tiếp tục tháo gỡ.
Khơi thông thể chế sẽ huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, mở ra không gian phát triển mới và tạo động lực cho tăng trưởng.
Việt Nam cần phải vượt ra ngoài cái gọi là “con rồng kinh tế”, vì nếu là một “con rồng kinh tế” thôi sẽ không đủ để vượt qua thách thức lớn nhất phải đối mặt, đó là thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.
Cải cách đột phá có thể giúp các yếu tố thuận lợi đồng loạt hội tụ, hứa hẹn mở ra khả năng tạo nên bước nhảy vọt về vị thế quốc gia và hiện thực hoá tầm nhìn chiến lược dài hạn.
“Quê lúa” đang quyết tâm vươn mình bằng chiến lược lấn biển táo bạo để mở rộng không gian phát triển mới, đặt mục tiêu biến công nghiệp trở thành trụ cột tăng trưởng, tạo đột phá trong hành trình chuyển mình từ một tỉnh thuần nông thành trung tâm công nghiệp hiện đại.
Giữa dòng chảy thời gian và sự thay đổi không ngừng của xã hội, nghề thêu tay Minh Lãng, với những tinh hoa và kỹ thuật truyền thống, vẫn kiên trì tồn tại và phát triển, giữ gìn giá trị văn hóa dân tộc qua từng đường kim, mũi chỉ.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ không chỉ tạo ra những sáng chế “triệu đô” trong ngành công nghệ in ấn của thế giới, mà còn là một trong những doanh nhân tiên phong trong việc đưa công nghệ cao vào nông nghiệp tại Việt Nam.
Biến du lịch thực sự trở thành một trong ba “cỗ máy kiếm tiền” và đưa Việt Nam trở thành cường quốc du lịch của thế giới.
Tinh thần dân tộc cùng khát vọng vươn lên đang trở thành nguồn động lực mạnh mẽ, đưa con tàu Việt Nam tiến nhanh trên hành trình chinh phục đích thịnh vượng.
Nỗi băn khoăn về vị trí của cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới, cùng câu hỏi làm sao nâng cao giá trị hạt cà phê đang dần tìm được lời giải.
Giữa nhịp sống hiện đại, nghệ thuật chèo Thái Bình kiên cường giữ gìn giá trị truyền thống, vượt qua khó khăn để khẳng định vị thế văn hóa dân tộc.