Bất động sản
'Người mở đường' vào khu công nghiệp
Là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên làm khu công nghiệp trong lúc đất nước vừa mở cửa, dù gặp không ít khó khăn trong việc tìm mô hình phù hợp, thu hút các công ty vào thuê, nhưng Chủ tịch HĐQT Công ty CP Việt Hương - Hàng Vay Chi vẫn có cách làm sáng tạo để có được thành công.
>> Bài viết trên Đặc san chào xuân 2023 "Bản lĩnh tiên phong".
Kinh doanh qua các giai đoạn chuyển mình của đất nước, khởi nghiệp từ lĩnh vực sản xuất ở thời bao cấp nhưng khi đất nước vừa mở cửa hội nhập, ông Hàng Vay Chi, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Việt Hương (Việt Hương Group) đã thể hiện mình là người nhanh nhạy, nắm bắt cơ hội, kể cả những quyết định được cho là khá lạ trong cách suy nghĩ của nhiều người.
Trong đó, quyết định quan trọng nhất làm nên thương hiệu, vị thế của ông và Việt Hương Group là việc quay ngoắt qua đầu tư làm khu công nghiệp khi đang thành công trong lĩnh vực sản xuất. Dù biết đây là ngành mới, đòi hỏi nhiều vốn và là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên “mở đường” thì Việt Hương Group sẽ gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, lý giải về quyết định này ông Chi cho biết: “Tôi đi trước và chọn ngành vốn lớn để loại đối thủ”.
Mô hình mới
Luật Đầu tư nước ngoài ra đời vào năm 1987, Việt Nam bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ và các nước ASEAN giữa thập niên 90 của thế kỷ XX. Giai đoạn này, Việt Hương Group đã có thâm niêm hơn 10 năm trong ngành sản xuất. Cũng chính từ việc kinh doanh các sản phẩm như mì tôm, bột canh, sản xuất song mây và ván sàn xuất khẩu nên ông Chi có điều kiện tiếp xúc với bạn hàng là các doanh nhân nước ngoài, qua đó nắm được nhu cầu họ muốn đầu tư vào Việt Nam.
“Thời điểm đó, nhà đầu tư Singapore, Hồng Kông và Đài Loan rất muốn đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, nếu như nhà đầu tư Singapore chủ yếu đầu tư vào bất động sản, hạ tầng, Hồng Kông đầu tư vào mảng tài chính, mậu dịch thì các doanh nghiệp Đài Loan lại đi vào sản xuất. Mà đã sản xuất thì cần thuê đất, thuê xưởng”, ông Chi nhớ lại.
Do đó, năm 1995, ông Chi quyết định dừng sản xuất mì gói, bột canh thương hiệu Việt Hương dù đã có chỗ đứng đối với thị trường, để chuyển hướng qua làm khu công nghiệp. Ông nhận thấy Đồng Nai, Bình Dương là hai địa phương vành đai của TP.HCM. Nếu như Đồng Nai là thủ phủ sản xuất công nghiệp nặng từ trước năm 1975 với khu công nghiệp Biên Hoà thì ở Bình Dương vào thời điểm đó, khu công nghiệp mới ở giai đoạn sơ khai.
Hơn nữa, Việt Hương Group chủ trương phục vụ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ, hướng đến xuất khẩu nên ông Chi quyết định lựa chọn Bình Dương. Lúc mới thành lập, khu Việt Hương 1 ở Thuận An có diện tích chỉ hơn 10ha, sau đó mới mở rộng lên hơn 40ha.
Theo ông Chi, khu công nghiệp Việt Hương 1 giai đoạn trước có thể gọi là khu công nghiệp hoặc khu chế xuất đều đúng. Bởi vì, nếu là khu chế xuất thì không được mua nguyên liệu trong nước và hàng hoá sản xuất ra phải xuất khẩu. Còn Việt Hương 1 là khu công nghiệp nên có thể mua nguyên liệu trong nước, nhưng 90% các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều làm hàng xuất khẩu.
Khi đi vào hoạt động, nhận thấy khu công nghiệp của mình chủ yếu doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu nên ông Chi xin chính quyền cho thành lập một chi cục hải quan ngay trong khu công nghiệp để thuận tiện làm thủ tục xuất nhập hàng hóa. Đây cũng chính là điểm nhấn và là lợi thế của Việt Hương 1 vào thời điểm đó.
Ông Chi nhận xét, khu công nghiệp Việt Hương 1 là mô hình rất mới và chưa có ai làm. Mô hình khu công nghiệp này ông học được ở Cao Hùng (Đài Loan) và đem về áp dụng ở Việt Nam.
Công thức hút khách thuê
Trong bối cảnh cả nước mới có 5 khu công nghiệp, có 4 khu do các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoặc vốn nhà nước liên doanh với nước ngoài đầu tư. Duy nhất chỉ có Việt Hương Group là doanh nghiệp tư nhân tiên phong “mở đường” đầu tư vào khu công nghiệp.
Trong khi các khu công nghiệp khác chủ yếu cho doanh nghiệp thuê đất rồi mới xây dựng nhà xưởng thì Việt Hương lại có cách làm khác. Do xác định doanh nghiệp Đài Loan là khách hàng tiềm năng nên ông thuê kỹ sư Đài Loan về quy hoạch và xây dựng hàng loạt nhà xưởng theo đúng tiêu chuẩn bên Đài Loan rồi mới cho thuê.
Tuy nhiên, để làm được như vậy đòi hỏi phải có nhiều vốn, trong khi khả năng tài chính của Việt Hương có giới hạn. Trong hoàn cảnh đó, ông Chi đã đưa ra công thức “cùng nhau đầu tư” và “chìa khoá trao tay”.
Theo đó, đối tác thuê nhà xưởng sẽ ứng một tỷ lệ vốn nhất định trước cho Việt Hương và số vốn này sẽ được ngân hàng bảo lãnh. Trong thời gian xây dựng nhà xưởng, ông sẽ hỗ trợ đối tác những vấn đề về mặt luật pháp, hành chính như thành lập công ty, khai báo hải quan, khai thuế… để khi vừa nhận xưởng họ có thể lắp đặt máy móc và đi vào sản xuất.
Cách làm này của ông không chỉ giúp các doanh nghiệp yên tâm, chi phí đầu tư thấp mà còn dễ dàng chuyển đổi công năng. Hơn nữa khách thuê khi thấy chủ đầu tư làm bài bản, kỹ lưỡng, họ cũng thấy được đồng hành chứ không phải theo kiểu bán đất xong rồi phủi tay.
“Tôi cũng biết các doanh nghiệp Đài Loan xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu và Mỹ buộc phải tuân thủ tiêu chuẩn xả thải ra môi trường nên tôi đầu tư luôn 1 triệu USD xây dựng hệ thống xả thải đạt tiêu chuẩn loại B, mặc dù thời điểm năm 1996 chưa có quy định cụ thể về điều này”, doanh nhân người Việt gốc Hoa nói thêm.
Nhiều người thắc mắc sao ông dám bỏ một tiền lớn đầu tư một hạng mục mà chưa có quy định, chế tài. Nhưng ông Chi nghĩ khác. Doanh nghiệp vào thuê khu công nghiệp của mình, nếu không tuân thủ quy định xả thải nước nhập khẩu thì hàng hóa sẽ không được phép bán. Mà không bán được hàng, họ không có nguồn thu, phá sản thì lấy tiền đâu thuê đất tại khu công nghiệp của mình hoặc đơn giản hơn chuyển sang khu công nghiệp Việt Nam – Singapore đáp ứng được các tiêu chuẩn về hàng hóa xuất khẩu của họ.
Khi biết Việt Hương 1 nằm bên cạnh khu công nghiệp Việt Nam – Singapore có đầy đủ danh tiếng, tài chính và được đầu tư bài bản ngay từ đầu nên ai cũng lo lắng. “Thậm chí lãnh đạo nhà nước thời điểm đó cũng hỏi tôi về điều đó”, ông Chi nhớ lại.
Dù vậy, nhìn trên khía cạnh kinh doanh ông Chi luôn tự tin vào kế hoạch của mình. Ông quan niệm, khi làm kinh tế, không ai sợ ai, chỉ có khác ở chỗ, doanh nghiệp nhà nước hoặc liên doanh trường vốn sẽ làm cách khác, còn Việt Hương là “tân binh” ở mảng này nên cần có cách tiếp cận linh hoạt.
Từ đó, ông còn tiếp cận các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng để cung cấp cho các công ty đang hoạt động trong khu công nghiệp Việt Nam – Singapore mà theo cách gọi của ông là doanh nghiệp vệ tinh.
Khi Việt Hương 1 đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư thì bản thân các doanh nghiệp sẽ tự giới thiệu nhau về kinh doanh theo cụm. Và khu công nghiệp Việt Hương 2 ra đời, với diện tích lớn hơn, nhưng việc chào mời nhà đầu tư đã dễ hơn.
Chuyển hướng
Trải qua 40 năm, Việt Hương dưới sự chèo lái của ông Chi đã xây dựng được thương hiệu, có chỗ đứng trên thị trường và đặc biệt là phát triển thành tập đoàn đa ngành với các lĩnh vực như khu công nghiệp, dệt nhuộm, xây dựng và bất động sản.
Để có được những thành công đó, ông Chi từng chia sẻ thứ quý giá nhất đối với công ty là con người, là những cộng sự. “Tôi có hàng ngàn công nhân, nhiều thế hệ cha con cùng làm việc nhưng không ai gọi tôi là ông chủ. Khi tôi mới mở nhà máy sản xuất, gần như 100% công nhân đi xe đạp đến xưởng làm việc. Sau đó là xe máy, còn bây giờ tôi muốn công nhân đều đi xe hơi”, ông Chi nói thêm.
Có lẽ, với triết triết lý dụng người như vậy nên ở lễ kỷ niệm 40 năm thành lập mới đây đã có những nhân sự được trao chứng nhận thâm niên hơn 30 năm làm việc cho tập đoàn.
Có được sư đồng hành của những nhân sự hiểu tập đoàn, biết việc nên ông luôn tự tin trong những kế hoạch của mình. Mới đây nhất, ông Chi tiết lộ Việt Hương sẽ không phát triển thêm khu công nghiệp mà chuyển qua đầu tư bất động sản.
“Đúng ra Việt Hương 3 là khu kỹ nghệ cao nhưng tôi quyết định sẽ không phát triển thêm khu công nghiệp mà chuyển qua làm bất động sản nhà ở, khu dân cư”, ông Chi nói.
Lý do là TP.HCM và Bình Dương đã phát triển, quỹ đất giành cho phát triển khu công nghiệp không còn nhiều. Hơn nữa khu công nghiệp hiện nay cũng phải cạnh tranh gay gắt, mặc dù Việt Hương Group không sợ cạnh tranh.
Nếu làm khu công nghiệp cho thuê giá cao thì doanh nghiệp họ chọn nơi khác có giá tốt hơn để thuê. Nhưng với khu dân cư thì chỉ cần có vị trí tốt đầu tư bài bản sẽ thành công. Suất đầu tư 1m2 giữa khu công nghiệp và khu dân cư ngang bằng nhau nhưng giá trị khu dân cư đem lại gấp 5 lần.
Một nguyên nhân quan trọng khác là hiện nay ông Chi đã chuyển giao cho thế hệ kế cận trong gia đình quản lý, điều hành và thế hệ này đã vạch ra chiến lược là Việt Hương sẽ làm khu dân cư, khu thương mại thay vì đầu tư mở rộng khu công nghiệp.
Việc Việt Hương Group không phát triển thêm khu công nghiệp theo ông Chi đơn thuần là do chiến lược kinh doanh chứ không phải cổ suý cho người khác rời bỏ bất động sản công nghiệp.
Bất động sản khu công nghiệp sẽ là điểm sáng trong năm 2023
Bất động sản khu công nghiệp sẽ là điểm sáng trong năm 2023
Mặc dù còn nhiều thách thức, nhu cầu thuê đất công nghiệp dự kiến sẽ tiếp tục ổn định vào năm 2023.
Khó hút vốn vào các khu kinh tế, khu công nghiệp tại Cà Mau
Kết cấu hạ tầng, chất lượng quy hoạch, huy động vốn đầu tư… là một số hạn chế đối với các dự án trong khu công nghiệp, khu kinh tế tỉnh Cà Mau.
THACO muốn đầu tư khu công nghiệp cơ khí hỗ trợ 1 tỷ USD ở Bình Dương
Dự án khu công nghiệp cơ khí hỗ trợ có tổng mức đầu tư hơn 1 tỷ USD sẽ được THACO Group nghiên cứu từ năm 2023.
VSIP Group nhận quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu công nghiệp tại Cần Thơ
Trước dự án này, VSIP Group đã phát triển 11 dự án ở các tỉnh thành trên cả nước với tổng diện tích đất hơn 10.000ha.
Novaland bác tin chủ tịch Bùi Thành Nhơn xin từ nhiệm
Novaland khẳng định thông tin Chủ tịch Bùi Thành Nhơn có đơn xin thôi chức vụ là hoàn toàn sai sự thật, gây hiểu lầm nghiêm trọng.
TheLEADER bàn giao công trình nâng cấp điểm trường tại xã Y Tý huyện Bát Xát
Sáng 13/1/2025, công trình sửa chữa, nâng cấp điểm trường Choản Thèn, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai do Tạp chí TheLEADER cùng các đối tác tài trợ đã chính thức được bàn giao và đưa vào sử dụng.
PropertyGuru 'thay máu' bộ máy lãnh đạo
Tập đoàn PropertyGuru vừa thay đổi chủ tịch hội đồng quản trị và sẽ bổ nhiệm ông Lewis Ng làm tổng giám đốc từ tháng 3/2025.
'Ở thì lời, đầu tư thì lợi' với căn hộ chuẩn Nhật The Premium
The Premium - hai tòa tháp căn hộ cao cấp của phân khu The Kyoto, khu đô thị Vinhomes Star City (Thanh Hoá) đang trở thành tâm điểm của thị trường bất động sản cuối 2024.
VinFuture khởi động tìm kiếm đề cử xuất sắc cho mùa giải 2025
Giải thưởng VinFuture công bố khởi động mùa giải 2025 và chính thức nhận đề cử cho đến 14 giờ ngày 17/4/2025 (theo giờ Việt Nam, GMT+7).
‘Làm đúng’ để tăng trưởng đột phá
Tăng trưởng kinh tế đạt mức 6 – 7% mỗi năm dù còn nhiều điểm nghẽn, cho thấy nếu khơi thông điểm nghẽn, mức tăng trưởng hai con số là hoàn toàn khả thi.
Chủ tịch FPT cam kết 8 điểm đột phá cho kỷ nguyên mới
Thông qua Nghị quyết 57, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình tin rằng, Việt Nam có thể vươn lên ở lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, bán dẫn, những công nghệ lõi mà mọi quốc gia đều cần.