Người tiêu dùng vẫn ưa truyền miệng dù mạng xã hội bùng nổ

Minh Nhật Thứ sáu, 17/01/2020 - 10:02

Sự bủa vây của truyền thông mạng xã hội tạo ra sự lầm tưởng rằng trải nghiệm trực tuyến đang lấn át việc giao tiếp ngoài đời thực. Tuy nhiên, phần lớn người tiêu dùng vẫn thích nói chuyện trực tiếp hơn khi chia sẻ kinh nghiệm về thương hiệu hoặc tìm kiếm các lựa chọn mới.

Mặc dù người tiêu dùng tích cực tham gia các nền tảng trực tuyến, yếu tố truyền miệng hay những cuộc nói chuyện ngoài đời thực lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm trí của người tiêu dùng và từ đó, dẫn đến quyết định mua hàng, theo báo cáo so sánh về đời sống thực và đời sống số của công ty đo lường toàn cầu Nielsen. 

Hơn một nửa số người được khảo sát (58%) xác nhận rằng yếu tố truyền miệng có sức ảnh hưởng đến họ lớn hơn so với phương tiện truyền thông mạng xã hội và 71% đáp viên cho thấy các cuộc trò chuyện ngoài đời thực tác động đến quyết định mua hàng.

Bà Sue Temple, Phó chủ tịch bộ phận thấu hiểu khách hàng của Nielsen toàn cầu, đánh giá truyền miệng luôn là một trong những phương tiện tuyệt vời đối với các nhà tiếp thị trong cuộc chiến giành trái tim và tâm trí người tiêu dùng. Vì vậy, việc am hiểu cách sử dụng kênh truyền thông này trở nên vô cùng quan trọng đối với thương hiệu.

“Chúng ta dễ dàng tin tưởng những người quen biết như bạn bè, vợ chồng, đồng nghiệp hơn là những người xa lạ trên mạng xã hội. Do đó, chìa khóa thành công trong kinh doanh là nỗ lực tạo nên trải nghiệm tích cực khuyến khích khách hàng chia sẻ cho mạng lưới cá nhân của họ”, bà Sue Temple phân tích.

Sử dụng càng nhiều, tin tưởng càng ít

Người tiêu dùng toàn cầu đang có xu hướng sử dụng các nền tảng kỹ thuật số và mạng xã hội thường xuyên hơn, tuy nhiên lại tin tưởng các kênh truyền thống nhiều hơn.

Chỉ số tin dùng đối với báo chí là 240, hoạt động ngoài trời/bảng quảng cáo là 178 trong khi Internet hay phương tiện kỹ thuật số lại có chỉ số tin cậy sử dụng thấp nhất ở mức 78.

Thế hệ Millennials (những người trong nhóm 21 – 34 tuổi) trở thành khán giả trung thành trên tất cả các kênh, đặc biệt là báo giấy với chỉ số tin dùng đạt 356. Ngược lại, thế hệ Baby Boomers (thế hệ được sinh ra trong thời kỳ bùng nổ dân số, nằm trong nhóm 50 – 64 tuổi) lại bày tỏ sự hoài nghi với tất cả các kênh. Thế hệ già trên 65 thì có niềm tin cao hơn hẳn với báo chí.

Trong thập kỷ qua, mạng xã hội ngày càng phổ biến và không có gì ngạc nhiên khi việc sử dụng mạng xã hội đang lan rộng ở tất cả các thế hệ cũng như ăn sâu vào cuộc sống thường ngày của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, chất lượng của truyền thông trực tuyến phát triển không tương đồng với tốc độ và đã vấp phải nhiều sự cố liên quan đến tin tức giả mạo, lừa đảo và vi phạm dữ liệu người dùng. Từ đó, làm giảm sút sự tin tưởng vào thông tin được chia sẻ qua các kênh truyền thông mới, bà Sue Temple nhấn mạnh.

a
Khi bị ấn tượng bởi trải nghiệm tốt, người tiêu dùng có thể dễ dàng trở thành đại sứ thương hiệu.

Úc, Đức và Hàn Quốc là những đất nước mà kênh quảng bá truyền miệng có “mức độ ảnh hưởng” mạnh mẽ nhất đến tâm trí và quyết định mua sắm của người tiêu dùng so với truyền thông mạng xã hội.

Tùy vào thị trường, các nhà sản xuất và nhà bán lẻ nên quan tâm đến việc phân bổ ngân sách truyền thông và tiếp thị giữa “Trực tuyến” và “Truyền miệng” vì mức độ tin tưởng của các nước là khác nhau.

Các nước có sự tin tưởng lớn với truyền thông kỹ thuật số lần lượt là Mexico, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ trong khi đó Úc và Đức ít tin tưởng vào truyền thông kỹ thuật số.

Lý do sử dụng các nền tảng kỹ thuật số của các khu vực khá đa dạng, tuy nhiên những lý do hàng đầu là khi người tiêu dùng tìm kiếm đề xuất (46%), thấy thú vị khi đọc một điều gì đó trực tuyến (42%) hoặc muốn chia sẻ trải nghiệm (38%).

Hầu hết người tiêu dùng chọn bày tỏ ý kiến ​​cá nhân trong đời sống thực tế bởi vì họ đang chia sẻ trải nghiệm (45%), nhận xét về các ưu đãi độc quyền (42%) và muốn giới thiệu các sản phẩm tốt (42%).

Bà Temple cho biết thêm người tiêu dùng đóng vai trò là người quan sát trong thế giới trực tuyến. Khi tìm kiếm thông tin về sản phẩm và nội dung thú vị và thích hợp xuất hiện, người tiêu dùng có thể được truyền cảm hứng nói chuyện về sản phẩm ngoài đời thực.

Việc thấu hiểu mối liên hệ giữa đời sống số và đời sống thực tế cũng như những nhân tố kích thích sự bàn luận về thương hiệu là vô cùng quan trọng. Các cuộc trò chuyện ngoài đời thực vẫn nằm trong vùng an toàn của người tiêu dùng và là cách để họ chia sẻ cảm xúc thực của mình đến cộng đồng.

“Khi bị ấn tượng bởi trải nghiệm tốt, người tiêu dùng có thể dễ dàng trở thành đại sứ thương hiệu của bạn”, bà Temple đánh giá.

Bên cạnh đó, nhiều người tiêu dùng thích nói về thương hiệu hơn là đăng bài trực tuyến và các quốc gia có dân số già như Úc, Đức và Hàn Quốc dẫn đầu xu hướng này. Trái ngược là Indonesia hay Thái Lan – những đất nước mà người tiêu dùng thích đăng trực tuyến về trải nghiệm của họ với thương hiệu nhiều hơn.

“Sự khác biệt giữa các quốc gia có tác động trực tiếp đến hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị. Việc hiểu biết ai là người có ảnh hưởng lớn nhất sẽ giúp các chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội trở nên nổi bật hơn”, bà Temple nhấn mạnh. 

Nielsen: 98% người truy cập vào Internet mua sắm trực tuyến

Nielsen: 98% người truy cập vào Internet mua sắm trực tuyến

Tiêu điểm -  5 năm
Báo cáo của Nielsen cho thấy, người tiêu dùng đã cởi mở hơn với việc mua sắm thực phẩm tươi sống và sản phẩm đóng gói trực tuyến khi họ được cung cấp các lựa chọn mua hàng đa dạng và có mức độ đảm bảo chất lượng nhất định.
Nielsen: 98% người truy cập vào Internet mua sắm trực tuyến

Nielsen: 98% người truy cập vào Internet mua sắm trực tuyến

Tiêu điểm -  5 năm
Báo cáo của Nielsen cho thấy, người tiêu dùng đã cởi mở hơn với việc mua sắm thực phẩm tươi sống và sản phẩm đóng gói trực tuyến khi họ được cung cấp các lựa chọn mua hàng đa dạng và có mức độ đảm bảo chất lượng nhất định.
Nielsen ra mắt giải pháp chiến lược giúp doanh nghiệp nâng tầm hiệu quả

Nielsen ra mắt giải pháp chiến lược giúp doanh nghiệp nâng tầm hiệu quả

Nhịp cầu kinh doanh -  5 năm

Lần đầu tiên trình làng tại Việt Nam, Nielsen BASES cung cấp giải pháp đổi mới mang tầm chiến lược giúp các doanh nghiệp phát triển ý tưởng và thâm nhập thành công sản phẩm mới vào thị trường.

Nielsen: Ngày càng bạo chi nhưng người Việt vẫn không quên tiết kiệm

Nielsen: Ngày càng bạo chi nhưng người Việt vẫn không quên tiết kiệm

Tiêu điểm -  6 năm

Gần một nửa người Việt sử dụng tiền nhàn rỗi để mua sắm quần áo mới và chi tiêu cho các chuyến du lịch.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  6 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  6 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  8 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  9 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  11 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".