Người tiêu dùng Việt ngày càng chuộng hàng Thái, Hàn Quốc và Nhật Bản

Quỳnh Như Thứ tư, 31/01/2018 - 08:00

Tỷ lệ người tiêu dùng yêu thích và thường xuyên mua sản phẩm trong nước đã giảm mạnh so với kết quả đợt khảo sát năm 2017 với mức giảm tương ứng 27% và 32%.

Hình ảnh người Việt chen chúc mua hàng trong ngày 7-Eleven khai trương.

Kết quả khảo sát trên quy mô lớn với 17.300 phiếu khảo sát từ người tiêu dùng cả nước được thực hiện trong 3,5 tháng của Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) cho thấy nhiều kết quả đáng chú ý.

Theo đó, tỷ lệ người tiêu dùng yêu thích và thường xuyên mua sản phẩm trong nước đã giảm mạnh so với kết quả đợt khảo sát năm 2017 với mức giảm tương ứng 27% và 32%. 

Người tiêu dùng Việt ngày càng chuộng hàng nhập khẩu đặc biệt hàng hóa đến từ 3 nước Thái Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Cuộc khảo sát năm 2017, hàng Thái, Nhật Bản và Hàn Quốc được người tiêu dùng chọn mua chỉ dưới 3%/mỗi nước, hiện nay con số này đã tăng lên từ 8 - 10%/mỗi nước, thậm chí có những sản phẩm như bánh kẹo, đồ uống chiếm tỷ lệ khá cao từ 12 - 17%/mỗi nước.

Khảo sát của BSA cho thấy, có nhiều nguyên nhân khiến hàng hóa từ 3 nước kể trên được lòng người tiêu dùng Việt.

Lý do đầu tiên chính là vì niềm tin của người tiêu dùng vào thương hiệu Việt có phần bị lung lay do hiện tượng làm ăn không minh bạch của doanh nghiệp Việt, hàng kém chất lượng, hàng nhái có xu hướng gia tăng đã gây ảnh hưởng đến uy tín của hàng Việt trong lòng người tiêu dùng, như trường hợp một chiếc khăn hai nhãn mác của thương hiệu Khaisilk.

Đây không còn chỉ là câu chuyện riêng lẻ của từng doanh nghiệp, từng vụ việc mà còn là câu chuyện của các cơ quan quản lý và cả người tiêu dùng. Niềm tin của người tiêu dùng vào uy tín của hàng Việt bị xói mòn, càng tạo ra nhiều cơ hội cho hàng nhập khẩu.

Thứ hai, các doanh nghiệp Thái Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc, ngoài tận dụng tốt tâm lý "sính ngoại” của người tiêu dùng Việt, họ còn tận dụng được tâm lý thận trọng trong việc lựa chọn của khách hàng khi e dè/tẩy chay hàng Trung Quốc (tỷ lệ yêu thích chỉ 0,6%), bởi nhiều tai tiếng về chất lượng và sự an toàn.

Lý do cuối cùng chính là chiến lược thâm nhập thị trường rất căn cơ của các đại gia bán lẻ ngoại. Hệ thống bán lẻ là nhân tố quan trọng, tạo được không gian để sản phẩm có thể tiếp cận, kết nối và từng bước chinh phục người tiêu dùng.

Với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, các tập đoàn bán lẻ đến từ Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản đang thể hiện rõ tham vọng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam bằng cách thâu tóm các hệ thống bán lẻ lớn của doanh nghiệp trong nước nhằm gia tăng thị phần cho sản phẩm. 

Hàng loạt thương vụ thâu tóm đình đám có giá trị hàng tỷ USD đã được thực hiện nhanh chóng trong vài năm gần đây, nhiều đại siêu thị lớn của Việt Nam đang thuộc sở hữu của doanh nghiệp nước ngoài, trừ Vinmart và Coopmart.

Có thể kể đến như Central Group (Thái Lan) đã thâu tóm Big C với hệ thống 32 siêu thị khắp cả nước, đồng thời cũng nắm 49% cổ phần Nguyễn Kim. Mega Market (với tên gọi cũ Metro) có 19 siêu thị thuộc ập đoàn sở hữu của TTCC Holdings. 

B'smart sở hữu 163 cửa hàng tiện lợi, dự định sẽ mở 3.000 cửa hàng trong tương lai; chuỗi cửa hàng bách hóa chuyên bán đồ Thái Robinson…

Nhật Bản có Aeon Mall với 4 trung tâm thương mại quy mô lớn, trung tâm thương mại Saigon Centre; Family Mart đã mở 166 cửa hàng và theo kế hoạch sẽ tăng lên 300 vào cuối năm 2018. 7-Eleven mới vào Việt Nam tháng 6 năm ngoái nhưng đã kịp mở 11 cửa hàng… 

Trong khi đó, Hàn Quốc có Lotte có 14 siêu thị, hệ thống Emart và mới đây nhất là GS25 hợp tác với Tập đoàn Sơn Kim.

BSA nhận định: "Không chỉ dừng lại ở việc thâu tóm không gian kết nối người tiêu dùng với sản phẩm, các doanh nghiệp từ Nhật Bản, Hàn Quốc,Thái Lan còn chủ động thực hiện nhiều chương trình kích hoạt nhằm đánh động cảm xúc, thu hút và chinh phục người tiêu dùng".

Cùng với đó, sự hỗ trợ cần thiết và hiệu quả từ phía các cơ quan hữu trách từ đất nước họ cũng đã giúp ích rất nhiều trong việc đưa sản phẩm chinh phục thị trường Việt Nam. 

Các kết quả nghiên cứu khảo sát gần đây cho thấy, xu hướng ưu tiên lựa chọn sản phẩm an toàn sẽ vẫn là xu hướng “hot” trong bức tranh tiêu dùng thực phẩm, đồ uống và nông sản năm 2018. 

62% người tiêu dùng cho biết họ rất lo ngại về các nguy cơ sau: Hàng hóa sử dụng chất cấm, nguyên liệu không hợp vệ sinh, quy trình sản xuất không hợp vệ sinh, dư lượng hoá chất độc hại trong sản phẩm...

Tỷ lệ này còn vượt xa những lo ngại như hàng giả hay tự ý thay đổi hạn sử dụng.

Tuỳ theo đặc điểm từng ngành hàng mà các kênh phân phối có ưu thế khác nhau, nhưng nhìn chung các kênh bán lẻ truyền thống vẫn còn sức hút đối với người tiêu dùng, tuy sức mua có giảm và đã xuất hiện xu hướng chuyển dịch sang các kênh phân phối hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện ích 29%).

Xu hướng chuyển dịch xảy ra chủ yếu từ kênh bán lẻ truyền thống là chợ hoặc tiệm tạp hoá nhỏ lẻ, sang các kênh bán lẻ hiện đại. 

Nếu như kết quả khảo sát năm 2016, tỷ lệ người tiêu dùng chọn mua sản phẩm ở chợ là 31%, thì năm 2017 giảm còn 11% và đến nay giảm còn 10%. Tiệm tạp hoá nhỏ lẻ cũng đang xuất hiện xu hướng giảm, năm 2017 so với 2018 giảm từ 17% còn 9%.

Hàng Việt tìm 'nước cờ chủ động' trên thị trường Thái

Hàng Việt tìm 'nước cờ chủ động' trên thị trường Thái

Tiêu điểm -  7 năm
Qua các lần xúc tiến thương mại với Thái Lan, có thể thấy rất rõ sản phẩm tài nguyên bản địa Việt Nam thu hút nhiều nhất sự chú ý của người tiêu dùng Thái. Tuy nhiên, cách nào để biến "sản phẩm bản địa" thành nước cờ chủ động tấn công vào thị trường Thái Lan là một bài toán không dễ đối với các doanh nghiệp Việt.
Hàng Việt tìm 'nước cờ chủ động' trên thị trường Thái

Hàng Việt tìm 'nước cờ chủ động' trên thị trường Thái

Tiêu điểm -  7 năm
Qua các lần xúc tiến thương mại với Thái Lan, có thể thấy rất rõ sản phẩm tài nguyên bản địa Việt Nam thu hút nhiều nhất sự chú ý của người tiêu dùng Thái. Tuy nhiên, cách nào để biến "sản phẩm bản địa" thành nước cờ chủ động tấn công vào thị trường Thái Lan là một bài toán không dễ đối với các doanh nghiệp Việt.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giây

Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Leader talk -  24 phút

Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Bất động sản -  30 phút

Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

Doanh nghiệp -  32 phút

PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Bất động sản -  1 giờ

Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Doanh nghiệp -  2 giờ

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.