Nguy cơ mắc kẹt trong cuộc chiến

Lê Châu Thứ ba, 07/04/2020 - 18:50

Mặt trận càng yên “tiếng súng”, Thủ tướng càng lo các “pháo đài” thất thủ vì chủ quan và tất cả cùng bị mắc kẹt trong cuộc chiến. Trước đó một tháng, Việt Nam cũng có 3 tuần “trắng”, rồi Covid-19 tái xuất, cứ như đủ nắng hoa nở…

Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, có các đội phản ứng nhanh với dịch bệnh, thì cũng đồng thời phải có các đội phản ứng nhanh về kinh tế để kịp thời bù đắp giảm sút, giữ đà phát triển của nền kinh tế.

Chưa từng chiến đấu với kẻ thù nào “bí hiểm” như con virus này, Chính phủ đã phải liên tục thay đổi chiến thuật.

Vào những ngày cuối tháng 1, khi Covid- 19 lần đầu xuất hiện ở Việt Nam, với trạng thái căng như dây đàn, vừa đánh giặc, Thủ tướng vừa có chủ trương không được để nền kinh tế tê liệt.

Những ngày đầu đó, ông liên tục nhắc đến câu, “thứ virus đáng sợ không kém là virus trì trệ, không ai dám làm gì, không ai muốn làm gì, lấy lý do dịch bệnh để “nằm yên”, ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội của đất nước”.

Chủ trì phiên họp của Thường trực Chính phủ hồi trung tuần tháng 2, Thủ tướng nói thẳng, “nếu chỉ lo chống dịch mà không lo phát triển kinh tế, giữ gìn quốc phòng, an ninh, bảo đảm an sinh xã hội thì không thể nói là hoàn thành tốt nhiệm vụ"

Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, có các đội phản ứng nhanh với dịch bệnh, thì cũng đồng thời phải có các đội phản ứng nhanh về kinh tế để kịp thời bù đắp giảm sút, giữ đà phát triển của nền kinh tế.

Theo đó, Chính phủ cố gắng duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh ở mức tốt nhất có thể trong hoàn cảnh dịch bệnh.

“Những người chống dịch là những chiến sĩ xung kích tuyến đầu bảo vệ sức khỏe nhân dân. Những người sản xuất, kinh doanh, cũng là những chiến sĩ dũng cảm”, Thủ tướng quả quyết, “ chúng ta cương quyết và có biện pháp mạnh mẽ để cố gắng với nỗ lực cao nhất không để giảm sâu tăng trưởng".

Công cuộc vừa chiến đấu, vừa phát triển kinh tế lúc đó đã ghi nhận hình ảnh các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài rất hăng hái, tổng mức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt kỷ lục, nhiều doanh nghiệp được thành lập. Như tại TPHCM tiếp tục có thêm dự án tỷ USD…

Tại ngành bị thiệt hại đầu tiên vì dịch bệnh là du lịch, vào tuần cuối cùng của tháng 2 đã sẵn sàng một chương trình kích cầu với quy mô lớn, đồng thời dự kiến ra mắt liên minh kích cầu du lịch Việt Nam năm 2020.

Thế rồi, tất cả mọi dự định tan vỡ cùng nhịp với sự đảo lộn của cả thế giới vì Covid-19. Tại Việt Nam, vừa tạm bình yên với virus đến từ phương Bắc thì virus tràn đến từ phương Tây.

Vào lúc người dân cảm thấy có thể bách bộ thoái mái hít thở một bầu trời không có virus thì cũng là lúc họ nghe lời kêu gọi trở thành các pháo đài chống dịch bệnh.

Những ngày cuối cùng của tháng 3, đất nước chính thức bước vào thời chiến, với nhịp độ căng thẳng, gấp gáp bội phần so với tháng 2.

Thủ tướng vẫn chủ trương vừa chiến đấu, vừa lo phát triển kinh tế, nhưng tình hình “mặt trận” nóng bỏng, một Hội nghị bất thường giữa Chính phủ với địa phương bị hoãn lại. Bộ Chính trị cũng thống nhất cao với Chính phủ trong việc tập trung mọi nỗ lực lúc này cho đẩy lùi dịch bệnh.

Như thể trêu ngươi, hoặc như là một phép thử về lòng kiên nhẫn, chỉ vừa mới qua một tuần cao điểm, dịch bệnh có dấu hiệu được nhanh chóng đẩy lùi, khi có tới 3 buổi sáng sáng liên tiếp, 5, 6, 7/4, người dân thức dậy không còn phải nghe thông tin có thêm ca nhiễm bệnh nào mới.

Tại ổ dịch của Hà Nội là bệnh viện Bạch Mai mà như cảnh báo của Chủ tịch UBND Hà Nội, có thể trở thành Vũ Hán thứ hai, rút cuộc chiến trường này không mịt mù “khói đạn” như dự đoán.

Thủ tướng lại tính đến việc khởi động một chương trình phục hồi kinh tế mạnh mẽ.

Theo người đứng đầu Chính phủ, đã hết quý I, không thể tự ru mình rằng mặc dù GDP quý I của Việt Nam tăng thấp nhất trong hơn 10 năm nhưng cũng vẫn là mức tăng ấn tượng so với thế giới.

Bởi quy mô của nền kinh tế hơn 200 tỷ USD như Việt Nam thì không thể so với với quy mô của những nền kinh tế nghìn tỷ USD, hàng chục nghìn tỷ USD để mà có thể yên tâm về các con số phần trăm tăng trưởng.

Vừa chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế đã và đang là bài toán vô cùng thách thức cho Chính phủ.

Cũng như tất cả các quốc gia trên thế giới, Việt Nam không thể khẳng định được thời điểm “trắng” dịch bệnh. Bất kỳ lúc nào Covid-19 cũng có thể quay lại, như đã từng quay lại Việt Nam hồi đầu tháng 3.

Mong các doanh nghiệp sẽ phát triển “bung ra như các lò xo bị nén” bao nhiêu, Thủ tướng lo người dân cũng “bung ra như lò xo bị nén” bấy nhiêu.

Ở Hà Nội, ngay trong những ngày cao điểm nhất của giãn cách xã hội, có những người dân không quản bị phạt, không quản công viên đóng cửa, họ leo rào vào để “giải phóng” đôi chân.

Cứ phải kéo dài giãn cách xã hội, trong khi hàng ngày nghe tin vãn “giặc”, lò xo bị nén sẽ bung ra. Có thể Covid-19 chỉ đợi “đủ nắng” thế để “nở hoa”. Và cả nước lại “mắc kẹt” giữa cuộc chiến.

Đúng như thông điệp thời chiến của Thủ tướng, an dân là giải pháp hàng đầu cho chương trình phục hồi kinh tế, để đảm bảo không rơi vào thế mắc kẹt này.

Ngày 6/4, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ, gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội báo cáo các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn vì Covid-19.

Gói hỗ trợ sẽ trị giá 62.000 tỷ đồng (tăng 420 tỷ so với dự kiến ban đầu), hỗ trợ dành cho khoảng 20 triệu người của 6 nhóm đối tượng trong vòng 3 tháng. Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép Chính phủ thực hiện ngay.

Thủ tướng nói, “người dân không thể chờ đợi lâu hơn”.

Mùa dịch bệnh trở thành mùa cứu trợ, với đầy đủ ý nghĩa nhân văn đẹp đẽ nhất mà Đảng và Nhà nước dành cho người dân.

Mặc dù vậy, có thể thoát khỏi cảnh mắc kẹt giữa cuộc chiến hay không, còn phải trông đợi chủ yếu ở người dân. Thủ tướng nói tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều 6/4 “ở giai đoạn này sự chấp hành của người dân là yếu tố quan trọng nhất”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về chống dịch bệnh, trân trọng cảm ơn nhân dân đã trở thành những pháo đài chống dịch và mong họ tiếp tục kiên trì là những pháo đài như vậy cho đến khi hoàn toàn chiến thắng.

Nhưng còn một nguy cơ nữa khiến đất nước mắc kẹt không thể không kể đến.

Đó là, có những bà cụ nghèo, đối tượng dễ bị tổn thương nhất vì dịch bệnh vẫn cứ nhất quyết đòi bán đến con gà cuối cùng mình có để góp tiền chống Covid-19, trong khi có những người trẻ khỏe, vạm vỡ và tươi tỉnh lại xếp hàng đi xin từng kg gạo từ thiện.

Chính phủ dù có nỗ lực chiến thắng dịch bệnh, giật gấu vá vai gom tiền cứu trợ, gồng mình phát triển kinh tế, cũng khó mà đưa đất nước ra khỏi nguy cơ mắc kẹt, nếu như có ngày càng nhiều hơn những người già thì lầm lũi hy sinh còn người trẻ mất khả năng ngẩng cao đầu mà sống.

Bài toán đánh đổi trong cuộc chiến chống dịch Covid-19

Bài toán đánh đổi trong cuộc chiến chống dịch Covid-19

Leader talk -  5 năm

TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và quản lý Fulbright nhận định, nếu vì tiếc một vài điểm phần trăm tăng trưởng GDP mà xem nhẹ hay chấm dứt các biện pháp chống dịch quá sớm thì Việt Nam có thể phải trả giá đắt.

World Bank: Những trụ cột Việt Nam cần lưu ý để vượt khủng hoảng Covid-19

World Bank: Những trụ cột Việt Nam cần lưu ý để vượt khủng hoảng Covid-19

Leader talk -  5 năm

Giải quyết những vấn đề trước mắt trong đại dịch, tung các gói tái kích thích kinh tế hậu Covid-19 cũng như tăng cường số hóa, chuẩn bị cho các trường hợp tương tự trong tương lai là những vấn đề Việt Nam cần lưu ý.

3 kịch bản điều hành của Hà Nội để giảm thiệt hại dịch Covid-19

3 kịch bản điều hành của Hà Nội để giảm thiệt hại dịch Covid-19

Tiêu điểm -  5 năm

Căn cứ kịch bản tăng trưởng của cả nước, tình hình và kết quả của các ngành, lĩnh vực trong quý I/2020, TP. Hà Nội đã xác định 3 kịch bản điều hành để giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh Covid -19.

Startup Việt xoay chuyển nghịch cảnh trong Covid-19 thế nào?

Startup Việt xoay chuyển nghịch cảnh trong Covid-19 thế nào?

Khởi nghiệp -  5 năm

Làm thế nào để startup sống còn qua Covid-19? Có "điểm sáng" nào để các doanh nghiệp trẻ, với nguồn lực hạn chế, có thể lách khe cửa hẹp để duy trì tăng trưởng?

Hình hài miền Tây hậu sáp nhập tỉnh, thành phố

Hình hài miền Tây hậu sáp nhập tỉnh, thành phố

Tiêu điểm -  9 giờ

Sáp nhập tỉnh, thành phố định hình rõ nét vai trò của các địa phương trong bức tranh chung về phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Luật Doanh nghiệp sửa đổi siết phát hành trái phiếu riêng lẻ

Luật Doanh nghiệp sửa đổi siết phát hành trái phiếu riêng lẻ

Tiêu điểm -  9 giờ

Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp sửa đổi, trong đó siết điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ nhằm kiểm soát rủi ro thanh toán của doanh nghiệp.

Quốc hội chốt giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2026

Quốc hội chốt giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2026

Tiêu điểm -  10 giờ

Quốc hội thông qua nghị quyết giảm thuế VAT còn 8%, áp dụng tới cuối năm 2026 nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.

Truy xuất nguồn gốc: 'Giấy thông hành' cho hàng Việt ra thế giới

Truy xuất nguồn gốc: 'Giấy thông hành' cho hàng Việt ra thế giới

Tiêu điểm -  10 giờ

Truy xuất nguồn gốc đóng vai trò quyết định trong năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, khi các thị trường EU, Mỹ liên tục siết chặt các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng hơn 1.881ha

Thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng hơn 1.881ha

Tiêu điểm -  1 ngày

Khu thương mại tự do Đà Nẵng có quy mô khoảng 1.881 ha, phân bổ tại nhiều vị trí không liền kề trên địa bàn quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.

Vietjet đặt mua thêm 40 động cơ Trent 7000 từ Rolls-Royce

Vietjet đặt mua thêm 40 động cơ Trent 7000 từ Rolls-Royce

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Hãng hàng không Vietjet vừa ký thỏa thuận với Rolls-Royce để đặt mua thêm 40 động cơ Trent 7000 nhằm vận hành đội bay Airbus A330neo, nâng tổng số động cơ dòng này mà hãng đặt hàng lên 80.

Thaco Auto xuất khẩu xe bus cao cấp Mercedes-Benz RS 1936 sang Thái Lan

Thaco Auto xuất khẩu xe bus cao cấp Mercedes-Benz RS 1936 sang Thái Lan

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Xe bus cao cấp Mercedes-Benz RS 1936 do Thaco auto thiết kế và sản xuất vừa được giới thiệu và xuất khẩu sang Thái Lan, qua đó khẳng định năng lực làm chủ công nghệ và chất lượng sản phẩm của Thaco auto đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

Hình hài miền Tây hậu sáp nhập tỉnh, thành phố

Hình hài miền Tây hậu sáp nhập tỉnh, thành phố

Tiêu điểm -  9 giờ

Sáp nhập tỉnh, thành phố định hình rõ nét vai trò của các địa phương trong bức tranh chung về phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Luật Doanh nghiệp sửa đổi siết phát hành trái phiếu riêng lẻ

Luật Doanh nghiệp sửa đổi siết phát hành trái phiếu riêng lẻ

Tiêu điểm -  9 giờ

Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp sửa đổi, trong đó siết điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ nhằm kiểm soát rủi ro thanh toán của doanh nghiệp.

Ngày hội Môi giới bất động sản 2025: Sẵn sàng bứt tốc

Ngày hội Môi giới bất động sản 2025: Sẵn sàng bứt tốc

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Ngày hội Môi giới bất động sản Việt Nam 2025 với chủ đề "FLY UP – VARS vững tâm, vươn tầm mới" sẽ chính thức diễn ra vào ngày 27–28/6 tại TP. Bắc Giang.

Quốc hội chốt giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2026

Quốc hội chốt giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2026

Tiêu điểm -  10 giờ

Quốc hội thông qua nghị quyết giảm thuế VAT còn 8%, áp dụng tới cuối năm 2026 nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.

Ấn tượng từ Gala ROXMei 'Đẹp và chất' của ROX Group

Ấn tượng từ Gala ROXMei 'Đẹp và chất' của ROX Group

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Gala “Đẹp và chất" tối 15/6 đã đưa cán bộ nhân viên ROX Group và khách mời đi qua hành trình đầy cảm xúc từ những khoảnh khắc đẹp nhất trong mùa ROXMei 2025, thời khắc ý nghĩa khởi đầu cho hành trình 30 năm thuận ích đến những phút giây thăng hoa cùng âm nhạc.