Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát: Lo ngại nhiều sức ép
Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát theo dự thảo được đánh giá sẽ tạo thêm sức ép với doanh nghiệp trong ngành trong bối cảnh sức chống chịu đang dần bị suy giảm.
Nhiều ý kiến đề xuất cần giãn lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để tránh doanh nghiệp sốc thuế và đạt được mục tiêu dài hạn.
Theo chương trình họp Quốc hội đang diễn ra, các đại biểu sẽ thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi vào ngày 27/11 tới.
Trong đó, bia là một trong những mặt hàng dự kiến sẽ có mức thuế tiêu thụ đặc biệt cao hơn theo dự thảo.
Bộ Tài chính hiện đang đề xuất hai phương án tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với bia và nghiêng về phương án có mức thuế cao hơn.
Với phương án thứ nhất, mức thuế sẽ tăng từ 65% hiện nay lên 70% vào năm 2026 và đạt 90% vào năm 2030 theo lộ trình 5%/năm.
Phương án hai có lộ trình tương tự, nhưng mức thuế vào năm 2026 là 80%, tức là tăng 15% so với mức hiện hành.
Với phương án mức thuế cao hơn, Bộ Tài chính nhận định sẽ làm tăng thu ngân sách nhà nước nhiều hơn. Cùng với đó, mức tăng thuế cao đáng kể nên sẽ có tác động ngay lập tức đến giảm sử dụng rượu, bia hiệu quả nhanh hơn ngay từ năm 2026.
Tuy vậy đến nay, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến phương án trong dự thảo và đề xuất giãn lộ trình tăng thuế.
Theo PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, Bộ Tài chính, thu ngân sách trong dài hạn sẽ giảm do tăng thuế khiến nhu cầu của người dân giảm, kéo theo sản lượng giảm và cả nhập khẩu giảm.
Ngoài ra, tính công bằng trong nghĩa vụ thuế của các bên chưa được đảm bảo do hiện còn rất nhiều bia rượu lưu hành không chính thức, không chỉ gây thất thu mà còn khiến người dân tiêu thụ các sản phẩm này do giá rẻ hơn các sản phẩm bị đánh thuế.
Ý kiến này được ông Long đưa ra trong trao đổi với báo chí bên lề hội thảo về công bố báo cáo đánh giá tác động dự thảo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia ngày 25/11.
Về sản xuất trong nước, ông Long cho biết, doanh thu của nhiều doanh nghiệp đồ uống đã sụt giảm mạnh trước khi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi được thảo luận. Nguyên nhân là bởi sự bùng phát của Covid-19 và thực thi Nghị định 100 về xử phạt giao thông đã hạn chế mức tiêu thụ rượu bia đáng kể tại Việt Nam.
Do đó, ông Long nhấn mạnh cần phải xác định mức độ và lộ trình phù hợp cũng như cần làm rõ mục tiêu và tác động kinh tế - xã hội của việc điều chỉnh.
Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, phân tích, nếu tăng thuế như đề xuất của Bộ Tài chính, thuế gián thu có thể tăng trong ngắn hạn nhưng thuế trực thu sẽ giảm.
Nguyên nhân là bởi ngành bia có mối quan hệ liên kết với khoảng 21 ngành, nghề khác cùng hàng triệu lao động. Ở chu kỳ trung và dài hạn, tăng thuế sẽ khiến sản xuất của ngành bia và các ngành, nghề liên quan bị thu hẹp, kéo theo nguồn thu ngân sách giảm.
Tính toán trong Báo cáo Đánh giá tác động của dự thảo thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng bia cho thấy, hai phương án đang được Bộ Tài chính trình Quốc hội đều làm giảm giá trị tăng thêm của ngành bia lần lượt ở mức hơn 44.000 tỷ đồng và khoảng 62.000 tỷ đồng.
Không chỉ vậy, GDP cũng bị giảm tương ứng theo hai phương án là 0,03% và 0,08% với giả định kịch bản tăng trưởng mục tiêu 6,5% và trong điều kiện bình thường.
Ngoài hai phương án trên, vào tháng 7 vừa qua, Hiệp hội Bia – rượu – nước giải khát đã gửi văn bản tới Bộ Tài chính, đề xuất lùi thời hạn tăng thuế tới năm 2027, đồng thời giãn lộ trình tăng thuế thành 5% trong hai năm thay vì mỗi năm. Hiệp hội này cũng khuyến nghị mức thuế 80% vào năm 2031 để phù hợp với bối cảnh kinh tế.
Tại hội thảo, bà Trần Ngọc Ánh, Giám đốc Ngoại vụ cấp cao Heineken Việt Nam, kiến nghị cần có phương án hài hòa để vừa đạt được các mục tiêu về ngân sách, bảo vệ sức khỏe nhưng vẫn phải đảm bảo môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp.
Nguyên nhân là bởi hiện doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi nền kinh tế vẫn còn nhiều thách thức, bất ổn địa chính trị toàn cầu đang diễn ra, giá nguyên liệu tăng cao, sức mua trong nước giảm.
Do vậy, đây là thời điểm nền kinh tế cần hỗ trợ kích thích tiêu dùng để tăng trưởng kinh tế.
Ngoài biện pháp tăng thuế, bà Ánh cho rằng, còn các giải pháp khác cũng giúp giảm tác dụng tiêu cực của bia rượu đối với xã hội, như tuyên truyền về việc đã uống rượu bia thì không lái xe như Heineken Việt Nam đã làm nhiều năm qua.
Bà Nguyễn Thị Cúc, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, lưu ý rằng, nếu tăng thuế như phương án hai với mức thuế cao hơn, doanh nghiệp sẽ bị sốc. Cùng với đó, giảm tiêu dùng có thể sẽ không được như kỳ vọng khi người dân thay đổi hành vi, chuyển sang các sản phẩm không chính thức.
Do vậy, bà Cúc đề xuất cơ quan soạn thảo xem xét giãn lộ trình tăng thuế thành 2 – 3 năm thay vì 1 năm như dự thảo hiện nay. Cùng với đó, kết hợp các biện pháp khác ngoài thuế để đảm bảo hài hòa lợi ích các bên.
Trong thảo luận tại tổ 3 về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi sáng ngày 22/11, đại biểu Thái Thị An Chung – đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, cũng cho rằng, nếu tăng ngay vào thời điểm Luật có hiệu lực thi hành sẽ ảnh hưởng, tác động đến các chuỗi ngành hàng.
Do vậy, đại biểu đề nghị cần cân nhắc, tính toán lộ trình tăng cho phù hợp với mục tiêu đề ra.
Tại tổ 1, đại biểu Hoàng Văn Cường - đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đề nghị lùi thời gian áp dụng luật 1 năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị, thay đổi hoạt động sản xuất cũng như đạt được mục tiêu thay đổi hành vi của người tiêu dùng.
Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát theo dự thảo được đánh giá sẽ tạo thêm sức ép với doanh nghiệp trong ngành trong bối cảnh sức chống chịu đang dần bị suy giảm.
Các nhà phân tích cho rằng ngành bia sẽ 'giảm tốc' ở 2-3 năm đầu sau khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, nhưng sau đó phục hồi mạnh mẽ nhờ chuyển phần thuế cho người tiêu dùng.
Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường được nhận định có thể khiến mục tiêu chính sách không đạt được nhưng lại ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp.
Từ nhiều năm nay, ông Lê Hồng Minh được ví như "linh hồn" của VNG, giúp doanh nghiệp từ Việt Nam vươn ra Thái Lan, Singapore, Philippines…
Năm 2024 đánh dấu nhiều bước ngoặt trong chiến lược dồn lực cho mảng tiêu dùng bán lẻ của Tập đoàn Masan như thực hiện thành công các thương vụ M&A, tăng tốc mô hình bán lẻ và IPO công ty Masan Consumer.
Lần đầu sau 4 mùa, VinFuture tri ân những đối tác đề cử đã có những đóng góp quan trọng trong sứ mệnh tôn vinh và thúc đẩy khoa học phụng sự nhân loại.
Tập đoàn BIM thông báo ông Đoàn Quốc Huy, sinh năm 1984, đã chính thức đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc từ ngày 25//11/2024, kế nhiệm cố Chủ tịch Đoàn Quốc Việt.
Nhiều ý kiến đề xuất cần giãn lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để tránh doanh nghiệp sốc thuế và đạt được mục tiêu dài hạn.
Để nền kinh tế số Việt Nam có thể sớm cán mốc 90-200 tỷ USD vào năm 2030, ngành công thương sẽ triển khai những giải pháp gì, đâu sẽ là những trụ cột mới?
Tài năng không phải là bẩm sinh mà có thể được phát triển thông qua ba yếu tố cốt lõi: luyện tập sâu, kích thích động lực và người huấn luyện bậc thầy.