Nhà đầu tư ngoại rót hơn 13 tỷ USD vào Việt Nam trong 8 tháng

Nhật Hạ Thứ hai, 28/08/2023 - 20:08

Dòng vốn FDI tiếp tục phát tín hiệu tích cực khi có hơn 18 tỷ USD rót vào Việt Nam trong 8 tháng qua, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước.

Dòng vốn FDI vào Việt Nam liên tục giảm so với cùng kỳ trong 1,5 năm qua. Cho đến tháng 7/2023, tín hiệu tích cực trở nên rõ nét hơn khi tổng vốn FDI đăng ký tăng trở lại với sự xuất hiện của các thương vụ tỷ đô. 

Tiếp nối sang tháng này, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài 8 tháng qua đạt gần 18,15 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước, theo Bộ Kế hoạch và đầu tư tính đến ngày 20/8/2023.

Cụ thể, đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có 1.924 dự án mới, tăng 70% so với cùng kỳ. Tổng vốn đăng ký mới đạt hơn 8,87 tỷ USD, tăng 40%.

Trong khi đó, có 830 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tăng 23% so với cùng kỳ. Tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 4,53 tỷ USD, giảm 40%.

Góp vốn mua cổ phần có 2.268 lượt, giảm 6,5% so với cùng kỳ. Tổng giá trị vốn góp đạt gần 4,47 tỷ USD, tăng 63%.

Trong 8 tháng đầu năm, theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư ngoại đã đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai. Tiếp theo là tài chính ngân hàng; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ.

Nhà đầu tư ngoại rót hơn 18 tỷ USD vào Việt Nam trong 8 tháng

Nếu xét về số lượng dự án mới, công nghiệp chế biến chế tạo cũng là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 31,2%) và điều chỉnh vốn (chiếm 56%). Bán buôn, bán lẻ dẫn đầu về số giao dịch góp vốn mua cổ phần (chiếm 42%).

Theo đối tác đầu tư, 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư tại Việt Nam, với Singapore dẫn đầu. Theo sau lần lượt là Trung Quốc, Nhật Bản.

Nhà đầu tư ngoại rót hơn 18 tỷ USD vào Việt Nam trong 8 tháng 1

Xét về số dự án, Trung Quốc dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 21%). Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 27,6%) và góp vốn mua cổ phần (chiếm 28,7%).

Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư ngoại đã rót vốn vào 54 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó Hà Nội tiếp tục ở vị trí dẫn đầu (tăng 2,89 lần so với cùng kỳ năm 2022). Hải Phòng ở vị trí thứ 2 sau khi cuối tháng 6 trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh cho Dự án LG Innotek Hải Phòng, với vốn tăng thêm hơn 1 tỷ USD, nâng tổng vốn đầu tư lên 2,051 tỷ USD. Tiếp theo là TP.HCM.

Nhà đầu tư ngoại rót hơn 18 tỷ USD vào Việt Nam trong 8 tháng 2

Nếu xét về số dự án, TP.HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (39,6%), số lượt dự án điều chỉnh (23,4%) và góp vốn mua cổ phần (67%).

Các dự án đầu tư mới vẫn tập trung vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài (cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư…) như Hà Nội, TP.HCM, Bắc Giang, Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Hải Phòng…

Vốn thực hiện của dự án FDI ước đạt 13,1 tỷ USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu (kể cả dầu thô) ước đạt hơn 165,7 tỷ USD, giảm 11,4% so với cùng kỳ, chiếm 74% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt hơn 164,4 tỷ USD, giảm 11,4% so với cùng kỳ, chiếm 73% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Kim ngạch nhập khẩu của khu vực này ước đạt hơn 133,7 tỷ USD, giảm 17% so cùng kỳ và chiếm 64% kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Do đó, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu hơn 32 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu gần 30,7 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu hơn 14,7 tỷ USD.

Tại diễn đàn “Đón đầu cơ hội từ dòng vốn mới” ngày 24/8, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Quốc Phương nhận định, quy mô và xu hướng của dòng vốn đầu tư toàn cầu tiếp tục có sự thay đổi mạnh mẽ do ảnh hưởng của các yếu tố địa chính trị trên thế giới cũng như những biến động nền kinh tế của các quốc gia lớn và nhiều yếu tố khách quan khác.

Mặc dù có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường và khó dự báo, với rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Việt Nam vẫn được xem là điểm sáng trên bản đồ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với các lợi thế như Việt Nam tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đạt kết quả tăng trưởng tích cực trong bối cảnh khó khăn; môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện.

Vị thế quốc tế của Việt Nam đang được nâng cao, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tham gia và triển khai thực hiện hiệu quả 16 Hiệp định FTA đã ký, trong đó có các FTA thế hệ mới với các cam kết sâu rộng và toàn diện như CPTPP, RCEP và EVFTA... Bên cạnh đó, Việt Nam được xếp vào nhóm 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới với sự hiện diện của nhà đầu tư đến từ 143 quốc gia và vùng lãnh thổ, với gần 38 nghìn dự án, tổng vốn đăng ký hơn 452 tỷ USD.

Việt Nam có lợi thế về nguồn nhân lực và thị trường nội địa với gần 100 triệu dân với tầng lớp trung lưu tăng nhanh, tạo nên một thị trường có sức mua khá lớn. Cùng với đó, các công trình kết cấu hạ tầng ngày càng được đầu tư đồng bộ và hoàn thiện, giảm chi phí vận tải, logistics, chi phí đầu vào của doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Trung Quốc chậm lại trong cuộc đua FDI

Trung Quốc chậm lại trong cuộc đua FDI

Tiêu điểm -  1 năm
ASEAN đã vượt qua Trung Quốc trong hai năm liên tiếp về nhận vốn đầu tư nước ngoài, và Ấn Độ cũng đang vươn lên, nhất là về đầu tư mới.
Trung Quốc chậm lại trong cuộc đua FDI

Trung Quốc chậm lại trong cuộc đua FDI

Tiêu điểm -  1 năm
ASEAN đã vượt qua Trung Quốc trong hai năm liên tiếp về nhận vốn đầu tư nước ngoài, và Ấn Độ cũng đang vươn lên, nhất là về đầu tư mới.
Vốn FDI vào Việt Nam tăng trở lại

Vốn FDI vào Việt Nam tăng trở lại

Tiêu điểm -  1 năm

Suy giảm từ đầu năm 2022 tới nay, dòng vốn FDI đã tăng trở lại với hơn 16 tỷ USD đăng ký vào Việt Nam trong 7 tháng qua và xuất hiện các thương vụ góp vốn mua cổ phần trị giá tỷ đô.

Tín hiệu tích cực từ dòng vốn FDI

Tín hiệu tích cực từ dòng vốn FDI

Tiêu điểm -  1 năm

Dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng mạnh vào tháng 6. Đáng chú ý, vốn FDI rót vào TP. Hà Nội nửa đầu năm nay tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm trước.

Vì đâu Quảng Trị kém hấp dẫn hút vốn FDI?

Vì đâu Quảng Trị kém hấp dẫn hút vốn FDI?

Tiêu điểm -  1 năm

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Trị còn khá hạn chế so với nhiều địa phương khác trong khu vực và cả nước, chưa tương xứng với các tiềm năng, lợi thế sẵn có.

'Rốn' hút dòng vốn FDI, Bắc Giang bứt tốc trở thành 'đất lành' của nhà đầu tư bất động sản

'Rốn' hút dòng vốn FDI, Bắc Giang bứt tốc trở thành 'đất lành' của nhà đầu tư bất động sản

Bất động sản -  1 năm

Từ một tỉnh thường xuyên nằm trong danh sách nghèo nhất cả nước, Bắc Giang nay đã phát triển ngoạn mục nhờ hàng tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đổ về đây. Nguồn lực này giúp hạ tầng phát triển, thu nhập của người dân tăng lên, kéo theo là sự bứt tốc của thị trường bất động sản.

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Leader talk -  1 giờ

Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Đình chỉ kiểm toán viên ký báo cáo tài chính năm 2023 của Quốc Cường Gia Lai

Đình chỉ kiểm toán viên ký báo cáo tài chính năm 2023 của Quốc Cường Gia Lai

Tiêu điểm -  2 giờ

Theo UBCKNN, kiểm toán viên chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán và chưa thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp để đưa ra ý kiến theo yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán.

The Opus One vừa mở bán đã tạo kỷ lục thanh khoản

The Opus One vừa mở bán đã tạo kỷ lục thanh khoản

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

The Opus One - dự án Top 1 của Vinhomes Grand Park vừa ra mắt đã “chiếm sóng” thị trường khu Đông TP.HCM, chỉ sau 30 tiếng mở bán đợt đầu, gần 70% quỹ căn đã có chủ.

Hào hùng và xúc động đêm nghệ thuật chính luận 'Cùng nhau giữ nước'

Hào hùng và xúc động đêm nghệ thuật chính luận "Cùng nhau giữ nước"

Ống kính -  3 giờ

Sự kiện với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc kết hợp với công nghệ trình chiếu 3D mapping, hệ thống âm thanh suround đem đến một đêm diễn nhiều cảm xúc.

Ngành chăn nuôi heo ‘sáng cửa’ tăng trưởng

Ngành chăn nuôi heo ‘sáng cửa’ tăng trưởng

Doanh nghiệp -  3 giờ

Theo công ty chứng khoán MB, chu kỳ tăng giá thịt heo là động lực tăng trưởng chính cho lợi nhuận ròng giai đoạn 2024-2026.

Doanh nghiệp 'mệt mỏi' vì giá đất tăng cao, thủ tục kéo dài

Doanh nghiệp 'mệt mỏi' vì giá đất tăng cao, thủ tục kéo dài

Bất động sản -  4 giờ

Doanh nghiệp buộc phải đẩy giá bán bất động sản lên cao để bù đắp các chi phí do giá đất tăng, thủ tục đầu tư kéo dài.

Triết lý hợp tác tạo ra giá trị bền vững ở Bamboo Capital

Triết lý hợp tác tạo ra giá trị bền vững ở Bamboo Capital

Leader talk -  17 giờ

Nhà sáng lập Bamboo Capital, Nguyễn Hồ Nam khẳng định, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, xây dựng quan hệ đối tác bền chặt là chìa khóa để tạo ra giá trị bền vững