Tiêu điểm
Nhà đầu tư thận trọng dù dự báo nhu cầu than gia tăng
IEA lưu ý rằng, mặc dù giá cao và biên lợi nhuận tốt, không có dấu hiệu cho thấy có sự gia tăng đầu tư vào các dự án than định hướng xuất khẩu. Điều này phản ánh sự thận trọng của các nhà đầu tư và các công ty khai khoáng về triển vọng trung và dài hạn đối với than.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) trong báo cáo mới đây cho biết nhu cầu than toàn cầu dự kiến tăng nhẹ trong năm 2022, nhưng sẽ là mức cao nhất lịch sử trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra.
Dự báo tiêu thụ than của thế giới sẽ duy trì ở mức tương tự trong những năm tiếp theo, khi thiếu vắng những nỗ lực mạnh mẽ hơn để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch.
Cụ thể, tiêu thụ than toàn cầu dự kiến sẽ tăng 1,2% vào năm 2022, lần đầu tiên vượt qua mức 8 tỷ tấn trong một năm, và làm lu mờ kỷ lục trước đó được thiết lập vào năm 2013, theo Coal 2022 – báo cáo thị trường hàng năm mới nhất của IEA về lĩnh vực này.
Dựa trên xu hướng thị trường hiện tại, IEA dự báo rằng mức tiêu thụ than sẽ không thay đổi ở mức dự kiến cho năm 2022 cho đến năm 2025, do sự suy giảm ở các thị trường các nước phát triển được bù đắp bởi nhu cầu tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế châu Á mới nổi.
Điều đó có nghĩa là than đá sẽ tiếp tục là nguồn phát thải CO2 lớn nhất của hệ thống năng lượng toàn cầu trong một số năm tới.
Nhu cầu than dự kiến vào năm 2022 rất gần với dự báo của IEA được công bố một năm trước, ngay cả khi thị trường than đã bị lung lay bởi một loạt các yếu tố có tác động đan xen kể từ đó.
Cụ thể, giá khí đốt tự nhiên cao hơn trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu đã dẫn đến sự phụ thuộc nhiều hơn vào than đá để sản xuất điện. Tuy vậy, tăng trưởng kinh tế chậm lại đồng thời làm giảm nhu cầu điện và sản lượng công nghiệp, và sản lượng điện từ năng lượng tái tạo đã tăng lên mức kỷ lục mới.
Tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ than lớn nhất thế giới, một đợt nắng nóng và hạn hán đã thúc đẩy hoạt động sản xuất điện than trong mùa hè, ngay cả khi các hạn chế nghiêm ngặt do Covid-19 làm cho nhu cầu than đá chậm lại.
Keisuke Sadamori, Giám đốc Các thị trường năng lượng và an ninh của IEA, cho biết, thế giới đang ở gần mức sử dụng nhiên liệu hóa thạch cao nhất, nhu cầu than vẫn còn cao và có khả năng sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại trong năm nay, đẩy lượng khí thải toàn cầu tăng lên.
Đồng thời, có nhiều dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng ngày nay đang đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng hiệu quả và sử dụng máy bơm nhiệt – những điều sẽ làm giảm nhu cầu than trong những năm tới.
“Các chính sách của chính phủ sẽ là chìa khóa để đảm bảo một con đường phía trước an toàn và bền vững”, vị giám đốc nhấn mạnh.
Thị trường than quốc tế vẫn khan hiếm vào năm 2022, với nhu cầu than để sản xuất điện đạt kỷ lục mới. Giá than đã tăng lên mức chưa từng có vào tháng 3 và sau đó tăng trở lại vào tháng 6.
Những căng thẳng do cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu gây ra đã đẩy giá lên cao hơn, đặc biệt là giá khí đốt tự nhiên tăng đột biến, cũng như điều kiện thời tiết bất lợi ở Úc – một nhà cung cấp than quốc tế quan trọng.
Ba nhà sản xuất than lớn nhất thế giới, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia, đều sẽ đạt sản lượng kỷ lục vào năm 2022. Tuy nhiên, IEA trong báo cáo lưu ý rằng, mặc dù giá cao và biên lợi nhuận tốt, nhưng không có dấu hiệu cho thấy có sự gia tăng đầu tư vào các dự án than định hướng xuất khẩu.
Điều này phản ánh sự thận trọng của các nhà đầu tư và các công ty khai khoáng về triển vọng trung và dài hạn đối với than.
Nhu cầu than được dự báo sẽ giảm ở các nền kinh tế phát triển trong những năm tới, do năng lượng tái tạo đang ngày càng được sử dụng để thay thế than dùng cho sản xuất điện.
Tuy nhiên, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển ở châu Á sẽ tăng cường sử dụng than để giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ngay cả khi các nền kinh tế này bổ sung nhiều năng lượng tái tạo hơn.
Những diễn biến ở Trung Quốc, nước tiêu thụ than lớn nhất thế giới, sẽ có tác động lớn nhất đến nhu cầu than toàn cầu trong những năm tới, nhưng nhu cầu của Ấn Độ cũng sẽ có tác động đáng kể.
Điện than cận kề cái kết
Giảm tỷ trọng công suất nhiệt điện than về 13,2% vào 2045
Để từng bước thực hiện các cam kết của Việt Nam hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam sẽ không phát triển thêm các nhà máy nhiệt điện mới sau 2030. Năm 2045, công suất các nhà máy nhiệt điện than chỉ còn khoảng 13,2% trong tổng công suất các nhà máy điện.
Kẻ ngược đường trong cuộc chơi điện than
Trong khi phần lớn thế giới đang cam kết và hành động cắt giảm điện than vì mục tiêu khí hậu, Trung Quốc lại cho thấy sự gia tăng đáng chú ý, chiếm tới 56% lượng bổ sung mới.
GS.TS Hoàng Xuân Cơ: Có thể phát triển thêm điện than ở mức phù hợp
Thỏa thuận đạt được tại COP26 không có điều khoản về thời điểm chấm dứt phát triển điện than, do đó Việt Nam vẫn có quyền lắp đặt thêm công suất điện than ở mức phù hợp với điều kiện phát triển đất nước.
Đề xuất phát hành trái phiếu năng lượng cho điện than
Đại diện Ngân hàng MB đề xuất cần có cơ chế tài chính riêng để phát triển các dự án điện than.
Technopark tìm về Quảng Ngãi
Technopark Việt Nam – Hàn Quốc muốn đầu tư khu công nghiệp – đô thị sáng tạo gắn với công viên công nghệ cao quy mô gần 400ha tại Quảng Ngãi.
Tỉnh Quảng Nam xin thêm chỉ tiêu nhiệt điện khí
Tỉnh Quảng Nam đề xuất bổ sung hai dự án nhiệt điện khí với tổng công suất 7.200MW vào đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, vận hành dự kiến giai đoạn 2026-2030.
Tinh thần 'Đảng viên tiên phong' của Nghị quyết 57
Nghị quyết 57 đề cao chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu của Đảng trong việc không ngừng đổi mới, giữ vững vai trò lãnh đạo đất nước trong thời đại mới.
Câu trả lời cho những trăn trở ngàn năm của Việt Nam
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, câu trả lời chính là "công nghệ", với những cơ hội mới và thời cơ có một không hai cho Việt Nam
Xử lý đầu cơ, ngăn trục lợi đấu giá đất
Thủ tướng yêu cầu các Bộ, UBND tỉnh thành trực thuộc Trung ương tập trung xử lý thao túng, đầu cơ bất động sản để tăng cường kiểm soát, ổn định thị trường địa ốc.
SeABank lãi trước thuế hơn 6.000 tỷ đồng năm 2024
Kết thúc năm 2024, lợi nhuận trước thuế của SeABank đạt 6.039 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2023, hoàn thành 103% kế hoạch.
Quản trị quyết định thành công trung tâm tài chính
Trung tâm tài chính quốc tế tại Đà Nẵng và TP.HCM cần một cơ chế quản trị minh bạch, hiệu quả để đảm bảo năng lực cạnh tranh.
Technopark tìm về Quảng Ngãi
Technopark Việt Nam – Hàn Quốc muốn đầu tư khu công nghiệp – đô thị sáng tạo gắn với công viên công nghệ cao quy mô gần 400ha tại Quảng Ngãi.
Du khách ngây ngất với lễ hội đèn lồng chưa từng có ở Việt Nam
Trong không khí náo nức của những ngày trước Tết, dòng người đã từ khắp nơi đổ về thành phố điểm đến phía Đông Hà Nội - Ocean City - nơi đang diễn ra Lễ hội ánh sáng phương Đông - lễ hội đèn lồng lần đầu tiên được tổ chức trên thế giới tại một khu đô thị ở Việt Nam.
Tỉnh Quảng Nam xin thêm chỉ tiêu nhiệt điện khí
Tỉnh Quảng Nam đề xuất bổ sung hai dự án nhiệt điện khí với tổng công suất 7.200MW vào đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, vận hành dự kiến giai đoạn 2026-2030.
Khu du lịch nghỉ dưỡng 1.500 tỷ của Sao Mai Group đi vào hoạt động
Khu du lịch nghỉ dưỡng Lamori Resort & Spa được xây dựng trên diện tích 54ha, tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng vừa được Sao Mai Group đưa vào hoạt động.
Home Hanoi Xuan: Không gian trải nghiệm Tết Việt của du khách quốc tế
Đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 tại khu đô thị Mailand Hanoi City sẽ mở cửa đón khách từ ngày 16/1-3/2 (17 tháng chạp – mùng 6 Tết) với nhiều hoạt động tôn vinh văn hóa Việt.