Khởi nghiệp

Nhà sáng lập startup Cohota: Giáo dục là chìa khóa

Việt Hưng Thứ bảy, 13/02/2021 - 09:46

Startup Cohota đang trong quá trình gọi vốn 1,5 triệu USD sau khi nhận khoản đầu tư 80.000 USD từ Trung tâm Dữ liệu (Đại học Quốc gia TP.HCM) và 10.000 USD từ Công ty TNHH T&H.

Cohota là viết tắt từ từ Cổng Học Tập. Hiện là mô hình LMS (Learning Management System) duy nhất tại Việt Nam hiện nay đang cung cấp cho các trường đại học, được Đại Học Quốc Gia TP. HCM khuyên dùng.

Cohota là một hệ quản trị học tập / đào tạo chuyên nghiệp trên nền tảng đám mây (cloud), có thể cung cấp ngay cho thầy cô, nhà trường, doanh nghiệp môi trường dạy trực tuyến, với tên miền và nhận diện riêng

Cohota cũng đồng thời cung cấp cho các trung tâm đào tạo, chương trình xã hội hoá học tập và hỗ trợ cho nhiều chương trình giáo dục trực tuyến miễn phí tại Việt Nam.

Năm 2015, Thái Chương - nhà sáng lập và CEO Cohota tham gia viết đề xuất về hệ thống E-learning giáo dục giới tính của 9 nước Nam Á cho IPPF (International Planned Parenthood Federation).

Nhờ đó, anh vô tình nhận ra sự phát triển của E-learning và tìm ra lí do dẫn đến các bất cập trong nhận thức về vấn đề chuyển đổi số trong giáo dục tại các nước đang phát triển là sự thiếu hụt về lực lượng chuyên gia và đơn vị có chuyên môn.

Khi về Việt Nam, Thái Chương đã có cơ hội được gặp gỡ với rất nhiều các nhà sáng lập đang sở hữu các hệ thống đào tạo trực tuyến, hay những thầy cô đổi mới sáng tạo, các công ty, khoa/trường/học viện đang có những bước đầu áp dụng E-learning.

Nhận thấy những khó khăn của họ trong việc phát triển một hệ thống thông tin dành cho đào tạo, anh hình dung rằng Cohota sẽ giúp hoạt động truyền tải kiến thức trở nên bài bản và chuyên nghiệp hơn, từ đó thu hút được sự tham gia và hưởng ứng từ những lực lượng quan tâm, cần đến tri thức trong nước.

Nhà sáng lập startup Cohota: Giáo dục là chìa khóa
Thái Chương - nhà sáng lập và CEO Cohota

Với tầm nhìn đó, đội ngũ phát triển của Cổng Học Tập (Cohota) đã đặt "Giáo dục là chìa khoá" là sứ mệnh của họ. Tới giữa năm 2016, Thái Chương bắt tay vào khởi nghiệp, thử nghiệm các giải pháp mã nguồn mở như openEdx, Moodle, nhưng chưa chọn được nền tảng đáp ứng kỳ vọng.

Trong thời gian đó các giải pháp của Shopify trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới, nhiều công ty kể cả ở Việt Nam cũng đã triển khai được mô hình tương tự nhưng chỉ triển khai được website bán hàng, không làm được với hệ thống quản lý đào tạo.

CEO Cohota đã tìm hiểu về công nghệ của Shopify và hệ quản trị đào tạo Canvas - một nền tảng đang được sử dụng ngày càng nhiều ở các trường đại học và tập đoàn của Mỹ, Châu Âu, thay thế đàn anh đầu ngành là Blackboard. 

Năm 2017, Thái Chương đã quyết định viết thư và trao đổi với tổ chức chủ sở hữu Canvas và mời họ về Việt Nam. Anh đã mời những đồng nghiệp của mình, kể cả đồng nghiệp tại Ấn Độ về Việt Nam, tìm nguồn hỗ trợ từ các doanh nghiệp yêu mến mình, cũng như yêu mến giáo dục để hiện thực hoá ý tưởng "Shopify in Education".

Dự án bắt đầu tại Việt Nam, nhưng chạy thử nghiệm lần đầu tiên tại Hàn Quốc với những giáo viên đầu tiên là tại Indonesia. Cohota đã được hệ sinh thái khởi nghiệp của Hàn Quốc hỗ trợ rất nhiều.

Nhận định về thị trường Việt Nam, nhà sáng lập Cohota cho rằng, các giải pháp giáo dục trong nước thường mang tính chất bề nổi, còn ở bề chìm thì đòi hỏi rất nhiều tính năng, nghiệp vụ. Đào tạo trực tuyến là một hành trình dài, vì thế không thể nóng vội, phải tốn nhiều thời gian và nhân lực phải luôn tìm tòi, học hỏi để nâng cao chất lượng dịch vụ. 

Cohota đã phải nghiên cứu, đầu tư rất nhiều, thứ nhất là về nhân lực. Tại Việt Nam, tìm nguồn nhân lực rất khó vì các startup giáo dục thời điểm đó chưa phát triển nhiều. Dự án Cohota được sự tham gia của người Ấn Độ, sự hỗ trợ Hàn Quốc, bạn bè từ các nước. 

Khó khăn thứ hai là vốn. Ngoài được các quỹ đầu tư thiên thần của Việt Nam, quỹ tăng tốc và ươm tạo từ Hàn Quốc thì bản thân Cohota đã phải chắt chiu rất nhiều để tạo ra được sản phẩm dài hạn.

Nhà sáng lập startup Cohota: Giáo dục là chìa khóa 1
Trong năm 2020, Cohota đạt doanh thu trên 100.000 USD từ các khách hàng trả phí định kỳ

Đến thời điểm hiện tại, Cohota đã thu hút được 3 nhóm người dùng: Giáo viên / nhà trường, doanh nghiệp và MOOC (khoá học đại trà trực tuyến). Số lượng giáo viên vẫn đang tăng mặc dù đội ngũ phát triển vẫn chưa hoàn thiện các công tác chuẩn bị về workshop, marketing hay tài liệu bằng tiếng Việt.

Trong khi mảng giáo viên / nhà trường, Cohota hoạt động phi lợi nhuận thì mảng doanh nghiệp đang góp phần cân đối mô hình kinh doanh. Với mỗi nguồn thu từ một khách hàng thuộc nhóm doanh nghiệp, đội ngũ Cohota không chỉ cải tiến được chất lượng nguồn lực để phục vụ mục tiêu kinh doanh, mà còn giúp cung cấp hơn 200 nguồn lực có kỹ năng để phục vụ cho xã hội và doanh nghiệp.

Hoạt động theo mô hình trả phí, trong năm 2020, Cohota ghi nhận doanh thu trên 100.000 USD từ các khách hàng trả phí định kỳ hàng tháng hoặc cả năm. Startup này đang trong quá trình gọi vốn 1,5 triệu USD sau khi nhận khoản đầu tư 80.000 USD từ Trung tâm Dữ liệu (Đại học Quốc gia TP.HCM) và 10.000 USD từ Công ty TNHH T&H.

Số tiền này được kỳ vọng sẽ giúp 5% trường đại học tại Việt Nam chuyển dịch lên "đám mây" (cloud) và khoảng 30% doanh nghiệp chuyên cung cấp các công cụ hỗ trợ giảng dạy, đặc biệt là trước xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ.

Thời của startup đã đến

Thời của startup đã đến

Khởi nghiệp -  3 năm

Thực tế trong nguy luôn có cơ, các startup lúc nào cũng phải có tinh thần khởi nghiệp, phải kiên định, kiên trì, phải có niềm tin vào tương lai và sẵn sàng chớp cơ hội để hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh khả thi kể cả khi đã thất bại cũng sẵn sàng khởi nghiệp lại.

Startup xe máy điện 'made in Vietnam' tăng trưởng 4.000%

Startup xe máy điện 'made in Vietnam' tăng trưởng 4.000%

Khởi nghiệp -  3 năm

Với doanh thu tăng trưởng 4.000%, Dat Bike đã mở rộng quy mô nhà xưởng ở Bình Dương, với công suất sản xuất lên đến 1.000 xe/tháng.

Nét chấm phá thú vị của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam

Nét chấm phá thú vị của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam

Khởi nghiệp -  3 năm

Với nguồn lực có sẵn cộng với khả năng am tường chuyên môn, các nhà sáng lập ngoại đang trở thành một đối thủ đáng gờm với các nhà sáng lập nội trong “cuộc chiến” gọi vốn từ các nhà/quỹ đầu tư. Tuy nhiên, họ cũng chính là quý nhân giúp nâng tầm chất lượng khởi nghiệp Việt Nam.

Thế lực mới trên thị trường ứng dụng giao đồ ăn

Thế lực mới trên thị trường ứng dụng giao đồ ăn

Khởi nghiệp -  3 năm

Tổng số tiền mà ứng dụng giao đồ ăn Wolt huy động được kể từ khi thành lập năm 2014 là 856 triệu USD, gần chạm tới mốc startup Kỳ lân.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  15 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.