Khách nhiều – doanh thu ít: Mảnh ghép còn thiếu của du lịch Đồng Tháp
Sở hữu lượng khách tương tự như Bình Định nhưng doanh thu từ du lịch của Đồng Tháp đang kém địa phương này khoảng 4 lần.
Tách bạch khách du lịch, nghe có vẻ thừa. Khách du lịch có gì đâu mà phải tách với bạch? Phải nói rõ ràng như vậy vì những nhập nhằng trong thống kê du lịch của Việt Nam.
Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO (United Nations World Tourism Organization) định nghĩa khách du lịch là những người "đi du lịch đến và ở lại bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong hơn 24 giờ và không quá một năm liên tiếp cho giải trí, kinh doanh và các mục đích khác”.
Nôm na khách du lịch là phải lưu trú qua đêm.
Vậy mà, thống kê khách du lịch nội địa Việt Nam cứ gộp chung một rổ. Từ khách tham quan trong buổi, khách viếng chùa hay nhà thờ chốc lát (từ nơi khác tới, gọi là hành hương) đến người dự các lễ hội vài tiếng... đều được gọi chung là khách du lịch.
Khách nước ngoài vào Việt Nam được dựa vào số liệu nhập cảnh của Cục Xuất nhập cảnh (Bộ Công an) và Biên phòng các cửa khẩu đường bộ, đường thủy (Bộ Quốc phòng).
Khách vào Việt Nam không phải ai cũng đi du lịch. Nhiều người có mục đích kinh doanh, thăm thân, đi học, công vụ. Số liệu của Tổng cục Thống kê và Tổng cục Du lịch chỉ cộng và gọi chung là khách quốc tế.
Người nước ngoài vào Việt Nam đều có tờ khai, ghi rõ mục đích chuyến đi và một số thông tin khác. Việt Nam có thể công bố số liệu thông kê khách nước ngoài vào như các nước.
Cứ nửa năm, Bộ Du lịch Campuchia lại công bố tổng lượng khách vào, cụ thể từng thị phần, số ngày lưu trú, số tiền chi tiêu, tỉ lệ quay lại. Trên cơ sở những dữ liệu đó mà hoạch định chiến lược và đặt ra mục tiêu phù hợp.
Riêng tổng lượng khách nội địa thì không biết Tổng cục Thống kê, Tổng cục Du lịch dựa vào cơ sở nào. Có người trong ngành bảo là chỉ ước lượng, kể cả tỉ lệ tăng trưởng.
Số liệu giữa Trung ương và các địa phương chưa bao giờ khớp với nhau. Năm 2017, tôi đã cộng doanh thu du lịch của tất cả 63 tỉnh thành (nguồn từ báo chí địa phương và Sở Văn hoá thể thao và du lịch) cũng chưa đủ 2/3 tổng doanh thu mà Tổng cục Du lịch công bố.
Lượng khách lại càng chênh lớn. Cộng nguồn khách quốc tế từ các địa phương thì gần gấp đôi tổng khách cả nước. Nội địa thì hơn gấp ba. Do gộp chung đủ loại khách như vậy nên doanh thu chia theo đầu người có tỉnh chỉ hơn trăm ngàn.
Năm 2018, Thái Nguyên đón 2.500.000 lượt khách, doanh thu 405 tỷ đồng, bình quân đầu khách là 162.000 đồng (2017 là 139.000 đồng). Đồng Tháp đón 3.600.000 lượt khách, doanh thu 800 tỷ đồng, bình quân đầu khách là 222.000 đồng (2017 là 197.000 đồng).
Có nước nào mà đi du lịch chỉ tốn chưa tới 10 USD như vậy?
Cao nhất là TP. HCM cũng chỉ đạt 3,888 triệu đồng mỗi đầu khách (tổng khách đến 36.500.000, tổng doanh thu 140.000 tỷ đồng, số liệu 2018). Du lịch Cà Mau năm 2017 đón 1.200.000 lượt khách, doanh thu 670 tỷ đồng, bình quân đầu khách 540.000 đồng.
Đùng một cái, năm 2018, du khách đến Cà Mau là 1.400.000 lượt người nhưng doanh thu nhảy vọt lên 2.200 tỷ đồng, bình quân đầu khách là 1,571 triệu đồng (tăng 300% so với 2017) mà không rõ lý do.
Đã đến lúc cần tách bạch khách du lịch thuần túy, nghĩa là phải qua đêm.
Khách du lịch có thể tham gia lễ hội, tham quan, hành hương… nhưng không phải hễ cứ tham gia lễ hội, hành hương chốc lát, tham quan vài giờ là nghiễm nhiên thành khách du lịch.
Báo cáo tổng kết phải chữ nhiều hơn số. Du lịch là ngành kinh tế, hiệu quả phải được đo bằng tổng doanh thu, chi tiêu đầu khách, lợi nhuận và tỉ lệ khách quay lại chứ không phải bằng lễ hội, mít tinh, diễu hành, hội thảo, lượng khách khổng lồ và những báo cáo dông dài toàn từ trừu tượng.
Cái gì cũng có quy chuẩn, Việt Nam không thể làm khác thiên hạ để báo cáo và tự sướng về lượng khách du lịch như hiện nay.
Nếu không thay đổi, du lịch Việt Nam cứ tự phát, mạnh ai nấy làm, phải tự cứu mình trước khi trời cứu và chấp nhận “sống chung với lũ”.
Không rõ nguyên nhân làm sao biết cách khắc phục?
(*) Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hà - Trưởng khoa Du lịch, Cao đẳng Lào Cai
Sở hữu lượng khách tương tự như Bình Định nhưng doanh thu từ du lịch của Đồng Tháp đang kém địa phương này khoảng 4 lần.
Từ đầu năm đến nay, số lượng khách du lịch từ Trung Quốc tiếp tục suy giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau hơn chục năm nhận đất nhưng chậm triển khai dự án, UBND tỉnh Quảng Ninh đã đề nghị Sudico trả lại dự án khu du lịch sinh thái Sông Đà - Ngọc Vừng ở Vân Đồn để tỉnh lựa chọn nhà đầu tư khác.
Hải Phát Invest đang tiến sâu thêm một bước nữa vào lĩnh vực bất động sản du lịch khi thành lập công ty chuyên về quản lý vận hành khách sạn và khu nghỉ dưỡng.
Chiều 3/12/2024, Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Giám đốc Tài chính Việt Nam (CFO) đã đến thăm và làm việc với Học viện Tài chính nhằm thiết lập quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai bên.
Hàng nghìn tỷ đồng đã được Dragon Capital rót vào các “tên tuổi” lâu năm trong ngành chứng khoán thông qua các kế hoạch hợp tác về kinh doanh, tăng vốn điều lệ.
Thông tư 02 về tái cơ cấu nợ, giãn nợ sẽ hết hiệu lực vào cuối năm nay. Theo các chuyên gia, nhiều khả năng NHNN sẽ không gia hạn thêm cho Thông tư này.
Kinh tế số của Malaysia được kỳ vọng sẽ vươn tầm khu vực với sự hỗ trợ của doanh nghiệp Việt Nam thông qua các giải pháp công nghệ, y tế, năng lượng...
Dự án The Gió Riverside với 3.000 căn hộ ở Bình Dương dự kiến được An Gia ra mắt sau sáu tháng khởi công.
VinFast đồng hành cùng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và tám địa phương tiên phong lên lộ trình chuyển đổi xanh trong giao thông công cộng.
Nutifood xây dựng thành công trang trại bò sữa hàng đầu Việt Nam, góp phần phát triển ngành nông nghiệp tại Gia Lai và các địa phương lân cận.