Phát triển bền vững

Nhiên liệu hóa thạch ‘hết thời’, năng lượng sạch ‘lên ngôi’

Phương Anh Thứ hai, 17/04/2023 - 10:27

Tỷ trọng của điện gió và điện mặt trời đạt mức kỷ lục, chiếm 12% tổng điện năng toàn cầu vào năm 2022, tăng từ mức 10% vào năm 2021, theo một báo cáo mới đây từ tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember.

Các nhà nghiên cứu trong báo cáo dự báo rằng từ năm 2023, điện gió và điện mặt trời sẽ đưa thế giới vào một kỷ nguyên mới với việc giảm sản lượng điện từ nhiên liệu hóa thạch, và do đó, lượng khí thải của ngành điện cũng sẽ giảm.

Bà Małgorzata Wiatros-Motyka, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết trong thập kỷ mang tính quyết định đối với khí hậu này, đây là thời điểm bắt đầu của giai đoạn kết thúc thời kỳ sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

“Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên năng lượng sạch”, bà nhấn mạnh.

Cụ thể, dữ liệu từ báo cáo cho biết, năng lượng mặt trời là nguồn điện có tốc độ phát triển nhanh nhất trong 18 năm liên tiếp, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng điện bổ sung từ nguồn năng lượng này đủ để đáp ứng nhu cầu cho toàn bộ Nam Phi.

Sản lượng điện gió tăng 17% vào năm 2022, đạt mức tương đương cung cấp điện cho hầu hết Vương quốc Anh.

Dữ liệu cho thấy hơn 60 quốc gia hiện có sản lượng điện gió và điện mặt trời chiếm trên 10% tổng sản lượng điện của họ. Tổng cộng tất cả các nguồn điện sạch (năng lượng tái tạo và điện hạt nhân) chiếm 39% tổng điện năng toàn cầu – một mức cao kỷ lục mới.

Tuy vậy, điện than vẫn là nguồn điện lớn nhất trên toàn thế giới, chiếm 36% sản lượng điện toàn cầu năm 2022.

Sự tăng trưởng trong sản xuất điện gió và điện mặt trời năm 2022 đã đáp ứng 80% mức tăng nhu cầu điện năng toàn cầu. Bất chấp cuộc khủng hoảng khí đốt toàn cầu, và sự lo về việc tăng cường sử dụng trở lại than đá, chính sự gia tăng của điện gió và điện mặt trời đã hạn chế mức tăng sản lượng điện than (chỉ tăng 1,1%).

Sản lượng điện khí giảm rất nhẹ (giảm 0,2%) vào năm 2022.

Nhìn chung, những đóng góp trên vẫn giúp giảm lượng phát thải của ngành điện với tốc độ giảm 1,3% vào năm 2022, cao nhất trong lịch sử.

Cùng với đó, báo cáo dự báo rằng có thể phát thải của ngành điện đã “đạt đỉnh” vào năm 2022, và đây cũng là năm cuối cùng chứng kiến sự phát triển của điện năng sử dụng nhiên liệu hoá thạch.

Năng lượng sạch dự kiến sẽ đáp ứng mọi sự tăng trưởng về nhu cầu điện trong năm nay. Do đó, dự báo sẽ có một sự sụt giảm nhỏ trong sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch (-0,3%) vào năm 2023, và mức giảm sẽ lớn hơn trong những năm tiếp theo, khi việc triển khai năng lượng gió và năng lượng mặt trời tăng tốc.

Theo mô hình của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), ngành điện cần chuyển từ ngành phát thải cao nhất, thành ngành đầu tiên đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2040, để giúp toàn bộ nền kinh tế đạt được mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050.

Điều này có nghĩa là sản lượng điện gió và điện mặt trời cần chiếm 41% sản lượng điện toàn cầu vào năm 2030, so với 12% vào năm 2022.

Nhà phân tích điện cao cấp của Ember, Małgorzata Wiatros-Motyka, nhận định điện gió và điện mặt trời được hoạch định để nhanh chóng phát triển lên mức cao nhất. Điện sạch sẽ định hình lại nền kinh tế toàn cầu, từ vận tải đến công nghiệp, và các ngành khác.

Một kỷ nguyên mới của việc giảm phát thải từ nhiên liệu hóa thạch, đồng nghĩa với việc cắt giảm dần điện than, và sự kết thúc tăng trưởng điện khí đang hiện ra rõ nét.

“Thay đổi đang diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, tất cả phụ thuộc vào các hành động hiện tại của chính phủ, doanh nghiệp và người dân để đưa thế giới vào lộ trình sử dụng năng lượng sạch vào năm 2040”, vị chuyên gia lưu ý.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' phát triển năng lượng sạch

Tháo gỡ "điểm nghẽn" phát triển năng lượng sạch

Phát triển bền vững -  4 năm
Trong giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam cần bổ sung thêm khoảng 6.000 MW điện mỗi năm. Trong khi các nguồn điện năng chủ yếu như nhiệt điện, thủy điện... đã được khai thác hết hoặc có những giới hạn phát triển thì năng lượng sạch được nhận định sẽ là xu thế và đóng vai trò then chốt.
Tháo gỡ 'điểm nghẽn' phát triển năng lượng sạch

Tháo gỡ "điểm nghẽn" phát triển năng lượng sạch

Phát triển bền vững -  4 năm
Trong giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam cần bổ sung thêm khoảng 6.000 MW điện mỗi năm. Trong khi các nguồn điện năng chủ yếu như nhiệt điện, thủy điện... đã được khai thác hết hoặc có những giới hạn phát triển thì năng lượng sạch được nhận định sẽ là xu thế và đóng vai trò then chốt.
Dự án điện gió ngoài khơi 2.000MW tiếp tục chờ quy hoạch

Dự án điện gió ngoài khơi 2.000MW tiếp tục chờ quy hoạch

Tiêu điểm -  1 năm

Ba năm sau khi nghiên cứu, đề xuất, thực hiện 12 tháng đo gió phục vụ dự án điện gió ngoài khơi 2.000MW, Tập đoàn PNE vừa được tỉnh Bình Định thông tin về kế hoạch triển khai thời gian tới.

Khủng hoảng trái phiếu lan sang doanh nghiệp điện mặt trời, điện gió

Khủng hoảng trái phiếu lan sang doanh nghiệp điện mặt trời, điện gió

Doanh nghiệp -  1 năm

Các doanh nghiệp năng lượng tái tạo thường có quy mô vốn đầu tư rất lớn và sử dụng đòn bẩy cao không thua kém gì bất động sản.

Điều quan trọng giúp kích hoạt điện gió ngoài khơi

Điều quan trọng giúp kích hoạt điện gió ngoài khơi

Tiêu điểm -  1 năm

Để khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi, các ý kiến cho rằng Việt Nam hiện nay cần cho phép các dự án thí điểm, ban hành khung pháp lý rõ ràng, và tạo điều kiện cho nhà đầu tư.

Thêm 9 nước tham gia Liên minh điện gió toàn cầu

Thêm 9 nước tham gia Liên minh điện gió toàn cầu

Phát triển bền vững -  1 năm

Tại COP27 ở Ai Cập, có thêm 9 quốc gia bao gồm Bỉ, Colombia, Đức, Ireland, Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy, Anh, Mỹ đã tham gia Liên minh điện gió ngoài khơi toàn cầu (GOWA), cam kết tăng cường phát triển điện gió ngoài khơi nhanh chóng để giải quyết các cuộc khủng hoảng khí hậu và an ninh năng lượng.

Trung ương thống nhất chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Trung ương thống nhất chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Tiêu điểm -  9 giờ

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII kết thúc ngày hôm nay đã thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam với tốc độ 350km/h.

VinFast bứt phá doanh thu quý II

VinFast bứt phá doanh thu quý II

Doanh nghiệp -  11 giờ

VinFast Auto vừa công bố kết quả tài chính chưa kiểm toán cho quý II năm 2024, với số lượng xe điện giao tăng mạnh nhờ chiến lược mở rộng và làn sóng chuyển đổi sang xe điện ở nhiều thị trường.

MSB giảm 1% lãi vay cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão Yagi

MSB giảm 1% lãi vay cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão Yagi

Tài chính -  11 giờ

MSB thông báo giảm 1% lãi suất vay VNĐ và 0,5% lãi suất vay USD đối với khách hàng doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ cơn bão Yagi.

Lầm tưởng của doanh nghiệp khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu

Lầm tưởng của doanh nghiệp khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu

Diễn đàn quản trị -  15 giờ

Một trong những lầm tưởng phổ biến của doanh nghiệp F&B là tập trung vào các chương trình khuyến mãi để thu hút người tiêu dùng trong bối cảnh họ hạn chế chi tiêu.

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

Tài chính -  20 giờ

Mục tiêu của NextBold Capital không chỉ là cung cấp vốn mà còn hỗ trợ chuyên môn vận hành thực tế để giúp các doanh nghiệp trong những thị trường này mở rộng quy mô một cách bền vững.

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Tiêu điểm -  20 giờ

Các công ty phân tích nhìn nhận, dòng tiền khối ngoại sẽ sớm chảy vào các cổ phiếu bluechip của những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Tài chính -  21 giờ

Lãi suất thấp hơn không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình tại Mỹ mà còn giúp các nền kinh tế toàn cầu mở rộng các chính sách phục hồi và tăng trưởng kinh tế.