Diễn đàn quản trị
Nhiều doanh nghiệp phải bán mình vì không có người kế nhiệm
Doanh nghiệp tư nhân ngày càng trở thành mục tiêu cho các thương vụ mua bán và sáp nhập.
Sự bùng nổ của hoạt động sáp nhập trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều thương vụ được hoàn tất với các mục tiêu rõ ràng và giá giao dịch tăng cao đã thúc đẩy bên mua chuyển hướng tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp tư nhân.
Một trong những thách thức khiến nhiều chủ doanh nghiệp tư nhân đang thực hiện việc bán doanh nghiệp của mình hoặc ít nhất đang cân nhắc về điều này, theo đánh giá của Deloitte, là do không có người kế nhiệm tiềm năng.
Trong vài thập kỷ trước, nhiều công ty gia đình vẫn quen với việc chọn thành viên trong gia đình làm người kế nhiệm bằng cách dành nhiều năm để đào tạo và truyền thụ kinh nghiệm cho đến khi đủ vững vàng trên cương vị mới.

Tuy nhiên, bà Tara Hill, lãnh đạo mảng thương vụ & vốn cổ phần tư nhân quốc gia Deloitte tại Sydney, Úc cho rằng, thế hệ trẻ ngày nay có nhiều cơ hội học tập tuyệt vời hơn so với trước đây do được học tập tại những ngôi trường danh giá.
Người trẻ tự khởi nghiệp và không hứng thú với việc tiếp quản cơ nghiệp của gia đình khiến cho thế hệ đang sở hữu và quản lý doanh nghiệp nhận thấy họ không có phương án chuyển giao cho thế hệ sau.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp này lại vấp phải những khó khăn về tổ chức trong quá trình hoàn tất thương vụ. Đồng thời, các bên mua đang ngày càng quan tâm hơn đến mảng sáp nhập, một số còn chuyển hướng sang việc rà soát, thẩm định số để dự đoán ảnh hưởng của công nghệ đến lợi nhuận thu về.
Theo bà Tara Hill, với một khoản vốn khổng lồ trong doanh nghiệp, các công ty tư nhân bắt đầu tìm kiếm người mua chiến lược hoặc các nhà đầu tư tài chính để giúp mang lại thanh khoản. Tuy nhiên, nhiều công ty chưa sẵn sàng cho các yêu cầu đặt ra trong một thương vụ mua đứt hoặc đầu tư vốn cổ phần vào doanh nghiệp của họ.
Một đội ngũ tài chính có đầy đủ nhân sự có thể mất nhiều tuần để chuẩn bị hồ sơ tài liệu phục vụ cho một thương vụ. Tuy nhiên nhiều công ty tư nhân với bộ máy tinh gọn sẽ rất dễ bị bên mua yêu cầu hạ giá bán hoặc bỏ qua thương vụ vì công tác xử lý chậm chạp.
Ông Jamie Lewin, Giám đốc dịch vụ tài chính doanh nghiệp Deloitte tại Dallas, Texas nhận định, thời gian chính là kẻ thù của bất kỳ công ty nào đang chào bán doanh nghiệp khi phải liên tục đạt được doanh số tích cực hàng tháng. Một trong những yếu tố quan trọng khi lựa chọn nhà đầu tư hoặc bên mua lại doanh nghiệp là khả năng kết thúc thương vụ nhanh chóng bằng việc đẩy nhanh quá trình rà soát.
"Doanh nghiệp tư nhân được mua cần phải tập trung vào ngắn hạn nhưng nếu bên mua không để ý đến những mục tiêu dài hạn thì họ sẽ phải trả một cái giá đắt", ông Jamie Lewin lưu ý.
Một nhược điểm lớn của các công ty tư nhân muốn mua lại là không nhìn nhận thương vụ mua bán và sáp nhập như một phần trong quá trình bao gồm các bước rà soát thẩm định chi tiết, triển khai và sáp nhập.
Các lãnh đạo điều hành thương vụ mua lại có thể không có đủ kinh nghiệm để xử lý các vấn đề phát sinh sau sáp nhập. Chẳng hạn, tiết kiệm được một khoản chi phí nhờ sáp nhập như đã đề ra trước đó, thực hiện các khoản đầu tư đúng đắn để hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng chung sau khi sáp nhập cũng như tích hợp các chuỗi cung ứng cũ để ảnh hưởng ít nhất tới khách hàng, đối tác và nhân viên.
Jamie Lewin nhận định: “Chúng ta nói đến sự mất cân đối lớn giữa cung và cầu - điều hiện vẫn mang lại lợi thế cho doanh nghiệp tư nhân. Trở thành công ty đại chúng là một phương án hay để có nguồn vốn giúp doanh nghiệp phát triển, nhưng sẽ không phải là cách tốt để các doanh nhân thu về tiền mặt”.
Đối với bên mua, chi phí nợ vẫn còn ở mức thấp kỉ lục gần như ở hầu hết các thị trường toàn cầu cho dù gần đây lãi suất đã nhích lên. Cùng với các khoản đầu tư chiến lược của các công ty đầu tư vốn cổ phần, nguồn vốn giá rẻ đang mang lại rất nhiều lợi ích cho các công ty muốn mua lại, cả trong các giao dịch mua bán để mở rộng kinh doanh hoặc mua lại các đối thủ cạnh tranh.
Hill nhận định, dù là bên mua hay bên bán thì các công ty tư nhân cần cân nhắc xem ai sẽ là người quản lý quá trình mua bán đó.
“Một trong những câu hỏi đầu tiên tôi thường hỏi các công ty tư nhân đang thực hiện thương vụ là ‘doanh nghiệp đã có đội ngũ phụ trách chưa?' Các công ty đã hoạt động trong nhiều thập kỷ thường được điều hành bởi các nhà quản lý có thể không sở hữu nhưng kỹ năng phù hợp trong môi trường M&A hiện nay", Hill nói.
Theo đó, một số doanh nghiệp cần thay đổi ban điều hành cấp cao để bổ sung những nhân sự có kinh nghiệm thực hiện các giao dịch mua bán. Các công ty đại chúng lớn thường khắt khe hơn rất nhiều trong việc lựa chọn người đảm nhận vai trò đó.
Trong một số trường hợp, một giao dịch có thể chỉ là thứ mà người sở hữu doanh nghiệp cần có để tạo ra thay đổi mà đáng ra nên được thực hiện từ rất lâu rồi.
Truyền lửa kế nghiệp từ bữa cơm gia đình
Thể chế - Bà đỡ cho các doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh
Có một chuyện nói nữa là thừa nhưng không thể không nói lại: Đó là chuyện doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam phát triển không bền vững, sau một năm thống kê cho thấy ra đời nhiều nhưng chết cũng nhiều, sống được thì chậm lớn.
TS. Huỳnh Thế Du: Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đã bỏ qua nhiều cơ hội phát triển
Nền tảng đổi mới sáng tạo của Việt Nam rất tốt, song kinh tế tư nhân đang gặp phải nhiều rào cản do các vấn đề nội tại của doanh nghiệp và thể chế.
Bà Phạm Chi Lan: 'Doanh nghiệp tư nhân trong nước gần như… không có ưu đãi gì'
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, lâu nay Chính phủ vẫn luôn ưu tiên hàng đầu cho các doanh nghiệp nhà nước, tiếp đến là trải thảm đỏ cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khi những ưu đãi cho khu vực tư nhân trong nước gần như không có gì.
Hai 'căn bệnh trầm kha' của doanh nghiệp tư nhân
Thiếu vốn và khó tiếp cận đất đai là 2 trong nhiều nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp tư nhân hoặc rơi vào cảnh không lớn được hoặc không muốn lớn.
Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B
Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?
Filum AI chốt deal triệu đô giữa mùa đông gọi vốn
Filum AI vừa gọi vốn thành công 1 triệu USD khi thị trường đầu tư mạo hiểm đang có nhiều thách thức, khẳng định tiềm năng của AI trong lĩnh vực quản trị trải nghiệm khách hàng.
Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'
Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.
Sát cánh cùng người khổng lồ trong cuộc đua AI
Các doanh nghiệp có thể gia tăng sức mạnh trong cuộc đua AI bằng cách hợp tác với những 'người khổng lồ' trên toàn cầu.
Từ ngân hàng số đến siêu máy tính: Cách AI cách mạng hoá hiệu suất kinh doanh
Các sáng kiến mới trong trí tuệ nhân tạo và bán dẫn đang thúc đẩy những đột phá quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho nhiều lĩnh vực.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.