Khởi nghiệp
Nhiều ‘game’ mới cho startup
Trong quá trình phát triển của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở, các doanh nghiệp lớn đang không ngừng gia tăng đơn “đặt hàng” cho các startup có năng lực.
Mỗi năm cung cấp hơn 1 tỷ sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước, Tập đoàn Thiên Long có nhu cầu rất lớn về hàm lượng trí tuệ lớn trong các sản phẩm dù mang giá trị nhỏ như chiếc bút bi.
“Thiên Long đang chuẩn bị thách thức cho các startup là làm sao chúng tôi phát triển được các sản phẩm ‘eco’ bền vững, phục vụ bảo vệ môi trường,” bà Trần Phương Nga, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thiên Long nói trong chương trình Open Innovation Day - TechTraverse 2023.
Bà Nga cho biết, tập đoàn này chấp nhận đầu tư giải những bài toán này với tinh thần phải đi sớm, đi tiên phong.
Chính thức trở thành Tổng Giám đốc điều hành Thiên Long từ giữa năm 2021, bà Nga mong muốn đem đến sự đổi mới về tư duy lẫn hoạt động của một doanh nghiệp truyền thống hơn 40 năm như Thiên Long, đặc biệt là theo đuổi khát vọng về phát triển bền vững.
Càng ngày, nhu cầu kết nối giữa các doanh nghiệp lớn và startup ngày càng mạnh mẽ nhằm tạo ra hoặc nâng cấp các sản phẩm mang tính đột phá cung cấp cho thị trường. Đó cũng là lý do mà Viện Đổi mới sáng tạo mở và doanh nhân công nghệ (OITI) đã cho ra mắt nền tảng Open Innovation Challenge.
Đây là nơi gợi mở các tiếp cận mới từ thị trường tới khách hàng bằng việc kết nối doanh nghiệp/tập đoàn gặp thách thức và cá nhân, startup có sáng kiến, từ đó, thúc đẩy những đột phá mới của các ngành, lĩnh vực trong nước.
Ông Trần Viết Huân, Giám đốc Công nghệ Tập đoàn Sơn Kim nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cùng đổi mới (co-innovation) giữa tập đoàn và startup để mang lại giá trị cùng thắng.
Ông Huân cho biết ngân sách nghiên cứu và phát triển (R&D) của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế hơn so với các tập đoàn lớn thế giới, do đó thông qua việc hợp tác với các công ty công nghệ nói chung và các startup nói riêng thì có thể tận dụng được sự sáng tạo của hệ sinh thái, từ đó giảm thời gian phát triển giải pháp ra thị trường.
Chia sẻ một số điển hình thành công của sự kết hợp giữa tập đoàn và startup, Bà Nguyễn Thanh Thảo, Giám đốc Phát triển Kinh doanh cấp cao của Qualcomm cho biết,cuộc thi Thách thức đổi mới sáng tạo Việt Nam (QVIC) của tập đoàn này được triển khai bốn năm qua đã lựa chọn tài trợ và đào tạo cho 29 startup Việt có công nghệ sâu trong các lĩnh vực như công nghệ nông nghiệp, robotics, thành phố thông minh,....
Dưới sự hỗ trợ của Tập đoàn Qualcomm, các doanh nghiệp này đã khởi tạo hơn 52 bằng sáng chế, huy động được hơn 30 triệu USD vốn đầu tư, cũng như liên tục được hỗ trợ về kỹ thuật từ chuyên gia và nền tảng công nghệ mạnh mẽ của Qualcomm.
Để giải quyết những thách thức gặp phải trong quá trình startup làm việc với các tập đoàn, Ông Wayne Soh, Phó chủ tịch điều hành hoạt động đầu tư tại châu Á - Thái Bình Dương của tổ chức Plug & Play có trụ sở tại Singapore cho rằng, startup nên lựa chọn tiếp cận những khách hàng doanh nghiệp đã có sự cởi mở nhất định với startup và công nghệ mới, đồng thời xây dựng đội ngũ với các thành viên biết cách làm việc với các tập đoàn.
“Ở những giai đoạn phát triển khác nhau, hệ sinh thái cần những thành tố khác nhau dẫn dắt. Dù vậy, những startup tốt nhất là những startup có thể tồn tại và phát triển dù môi trường hiện tại có đang như thế nào”, ông Soh nhận định.
Trung tâm của đổi mới sáng tạo phải là con người
Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ thuộc Bộ Khoa học và công nghệ cho rằng, đổi mới sáng tạo mở là công cụ khai phóng nguồn lực mới cho hệ sinh thái khởi nghiệp của nhiều nước trên thế giới. Thông qua đó, các nguồn lực từ tập đoàn, tổ chức quốc tế, chính quyền địa phương, đặt ra các thách thức, thu hút những giải pháp đổi mới sáng tạo từ cộng đồng.
“Việt Nam dù có thể không bằng thế giới ở cơ sở hạ tầng công nghệ hay nguồn vốn đầu tư lớn nhưng lại được thừa nhận ở lợi thế về con người. Điều này đã và đang giúp cho Việt Nam vươn lên thứ bậc khá cao trên bản đồ khởi nghiệp”, ông Quất nói.
Ông Quất nhấn mạnh, cần phải có nhiều hơn nữa những doanh nghiệp chấp nhận làm “chuột bạch” thử nghiệm sản phẩm của startup. Không chỉ hỗ trợ về tài chính mà ông hy vọng các doanh nghiệp dành thời gian, tâm huyết, cũng như chia sẻ “một phần miếng bánh” của mình, để cùng phát triển những ý tưởng sáng tạo hướng đến tới tương lai.
“Tại đây chúng tôi muốn kêu gọi các công ty, tập đoàn lớn trở thành những người đầu tiên sử dụng, truyền cảm hứng, đưa ra thách thức nhưng cũng là cơ hội cho bạn trẻ khởi nghiệp tài năng này”, vị lãnh đạo thuộc Bộ Khoa học và công nghệ gửi gắm.
Nói về kinh nghiệm phát triển các mô hình đổi mới sáng tạo mở trên thế giới, ông Raimund Klein, Giám đốc Điều hành Trung tâm Chuyển đổi công nghiệp Toàn cầu chia sẻ về nền tảng đổi mới sáng tạo dựa trên thách thức và nền tảng đổi mới sáng tạo dựa trên giải pháp.
Với nền tảng dựa trên thách thức, các nhà sản xuất,là những tổ chức đã định hình và trình bày được những vấn đề mà họ gặp phải, từ đó nền tảng sẽ kết nối họ với những sản phẩm và dịch vụ đổi mới phù hợp dựa trên phân loại các lĩnh vực cụ thể.
Ngược lại, nền tảng dựa trên giải pháp lại tập trung trình bày những công nghệ và sáng kiến được phân loại theo nhóm vấn đề, từ đó các doanh nghiệp, tập đoàn có thể tìm kiếm và khám phá những giải pháp mới phù hợp dựa trên những ưu tiên riêng của mình.
“Các đổi mới sáng tạo đều cần các nguồn lực từ phía bên trong và bên ngoài. Thử thách của Đổi mới Sáng tạo Mở là các tập đoàn chưa hoàn toàn mở, bởi tính cạnh tranh từ thị trường. Điều cần giải quyết chính là tìm được tiếng nói chung giữa các bên”, ông Raimund Klein nhấn mạnh.
Trong khi đó, bà Lê Vân Anh, đại diện Thương vụ Đại sứ quán Phần Lan nhấn mạnh tầm quan trọng của dữ liệu mở đối với đổi mới sáng tạo mở vì nó có thể tạo cơ sở cho doanh nhân và nhà nghiên cứu phát triển các sản phẩm và dịch vụ dựa trên việc tiếp cận những dữ liệu thống kê trên diện rộng về người dân và doanh nghiệp trong đất nước.
Đại diện cho Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), bà Trần Hương Giang, Đồng trưởng phòng phụ trách Thí nghiệm Tăng tốc đổi mới sáng tạo, giới thiệu thêm khái niệm “đổi mới sáng tạo cấp cơ sở”. Bà cho rằng, cần có nguồn lực tập trung cho những giải pháp đổi mới được phát triển bởi chính những người dân đang phải chịu những vấn đề đó tại nơi họ sinh sống. Những giải pháp này thậm chí có thể hiệu quả hơn nhiều so với cách tiếp cận từ trên xuống của các cấp lãnh đạo và chính quyền thành phố.
Nhìn rộng ra một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong các ngành công nghiệp Việt Nam, ông Nguyễn Anh Thi, Trưởng Ban Quản lý khu công nghệ cao TP.HCM cho rằng,Việt Nam cần phát triển những chính sách tập trung vào một số ngành công nghiệp cụ thể chứ không thể làm chung hàng loạt.
Cơ quan này do đó tập trung vào hai ngành công nghệ nền tảng là điện tử và chip bán dẫn. Đặc biệt ban quản lý đã phối hợp cùng các tập đoàn lớn trên thế giới như Synopsys và Cadence để thành lập những trung tâm R&D ngay trong khu công nghệ cao, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực cho những lĩnh vực trọng điểm này.
“Trung tâm của đổi mới sáng tạo phải là con người. Muốn phát triển đổi mới sáng tạo trong bất cứ ngành công nghiệp nào cũng cần phải tập trung vào phát triển năng lực kỹ thuật của nguồn nhân lực. Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo theo đó cần được phát triển bởi sự kết nối và tương tác giữa con người”, ông Thi nhấn mạnh.
Đổi mới sáng tạo mở: Mảnh ghép còn thiếu đến từ cơ chế
Startup Việt được tập đoàn tỉ đô Nhật Bản hậu thuẫn
Sau khi nhận được đầu tư của GOSU Corp, startup OplaCRM của Việt Nam có thể xâm nhập Nhật Bản với sự hậu thuẫn của tập đoàn Startia Holdings với giá trị vốn hóa khoảng 11 tỷ USD, thông qua hợp tác cùng CloudCIRCUS.
Startup du lịch Việt chật vật tìm cách sống sót
Dù đã có nhiều startup Việt gọi được vốn lớn, định giá "khủng" với tham vọng chinh phục thị trường du lịch Việt Nam, nhưng đến nay thị phần du lịch trực tuyến trong nước chủ yếu vẫn thuộc về các công ty nước ngoài như: Agoda, Booking.com, Traveloka, hay Expedia...
Kĩ năng quản trị là quan trọng nhất với nhà khởi nghiệp
"Ngoài những kiến thức về xây dựng sản phẩm, bán hàng hay marketing, nhà sáng lập cần trang bị những kiến thức căn bản về tài chính, kế toán, luật, quản trị nhân sự và các chuyên môn đặc thù khác. Không cần phải là chuyên gia trong từng lĩnh vực, nhưng ít nhất đủ để đánh giá rủi ro và đưa ra quyết định", CEO Piktina đưa ra lời khuyên.
Khuyến khích người trẻ vượt qua nỗi sợ khi khởi nghiệp
Cuộc thi HackYouth mang lại cơ hội cho những người trẻ mang trong mình nhiều hoài bão, ý tưởng và sáng kiến tiềm năng nhưng còn ngần ngại khi nghĩ tới khởi nghiệp, băn khoăn rằng những ý tưởng nhỏ bé của mình có thể thành công và đủ sức tạo ra các thay đổi thật cho xã hội hay không.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.