Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Cuộc chiến chống Covid-19 và các biến thể hết sức cam go, ngoài dự báo, thương vong không kém chiến tranh.
Riêng ở Việt Nam, theo số liệu chính thức, tính đến ngày 24/8, có gần 8.700 người chết, số người chết vẫn chưa biết lúc nào dừng lại.
Cuộc chiến càng nguy hiểm vì kẻ thù như vô hình nhưng có mặt khắp nơi. Việc chống dịch còn hơn cả chống giặc và ai cũng có thể góp phần tham gia. Từ việc tuân thủ các quy định phòng chống, hạn chế lây lan đến việc góp công, góp sức giúp nhau cùng chống dịch.
Báo chí viết nhiều về những anh hùng tuyến đầu trong cuộc chiến.
Đó là đội ngũ y bác sĩ, lực lượng tinh nhuệ làm việc quên mình để dập dịch và cứu người.
Đó là lực lượng công an, cảnh sát, quân đội và các ngành chức năng, ngày đêm vất vả ở các chốt kiểm soát và duy trì nhịp sinh hoạt cho TP.HCM.
Đó là cán bộ nhân viên các phường xã làm việc thông tầm vì sự an nguy của thành phố. Đó cũng là đội ngũ báo chí, cả chuyên và không chuyên, kịp thời phản ảnh nhịp sống mùa dịch và đề đạt ý kiến của người dân...
Ngoài vất vả với công việc còn là áp lực vì nguy cơ lây nhiễm; nhiều người phải xa gia đình, ăn nghỉ tại chỗ. Người có điều kiện về nhà, nhiều khi cũng không dám vì sợ mang theo mầm bệnh. Tất cả rất đáng được ghi công và nhận sự biết ơn của người TP.HCM.
Với tôi, lực lượng quan trọng, xứng danh anh hùng nhất là những người thiện nguyện đúng nghĩa, dù họ ở tuyến sau. Họ làm vì tâm nguyện! Chẳng những không có lương hay phụ cấp, nhiều người còn bỏ thêm tiền túi, phương tiện cá nhân.
Một mình, một nhóm làm không xuể thì vận động thêm bạn bè, người thân; cả những người ở quê và nước ngoài chung sức.
Họ chưa phải là đại gia về tài sản nhưng là những tỷ phú hào nghĩa giữa đất Sài Gòn. Có người phát tâm theo lời dạy của Phật, của Chúa. Nhiều người làm để trả ơn mảnh đất Sài Gòn hào nghĩa đã đón nhận, cưu mang, giúp mình an cư, lạc nghiệp.
Làm shipper, tôi có dịp đi khắp Sài Gòn, tai nghe, mắt thấy nhiều câu chuyện cảm động. Chị C, ở Thủ Đức là khách quen, thường đi du lịch với công ty, mùa dịch, nhà chị thành nơi tiếp nhận hàng thực phẩm, rau xanh cứu trợ. Lâu lâu, chị nhờ mua giúp mấy tạ gạo, gởi chỗ này, tặng chỗ kia. Ngày nào cũng lên nhật ký zalo thông báo hàng từ thiện đang có, mời ai có nhu cầu đến nhận.
Nhìn bề ngoài xuề xòa lam lũ nhưng chị có sức hút lớn với bạn bè. Chị có cả nhóm shipper không chuyên, từ xe SH, Vespa đến xe đạp. Làm từ thiện không tiếc tiền nhưng không dám ăn gạo ST25 vì đắt quá. Chị đặt gạo Jasmine, rẻ hơn được 10.000 đồng mỗi ký. Chị bảo “Mình ăn sao thì người ta ăn vậy”. Chị ăn gạo Jasmine nên toàn tặng gạo Jasmine. Thành phố giãn cách triệt để, chị tính nghỉ nhưng lại ngứa nghề, cứ nấu, không thể giao xa thì để bà con trong phường.
Đó là đôi vợ chồng trẻ MT và TT, cả hai vốn là học trò của tôi ở đại học Văn Hiến và Kỹ thuật công nghệ. Ra trường, đều là trưởng phòng của công ty. Mấy năm nay, hai bạn ra làm riêng, chuyên grabcar. Mùa dịch thất nghiệp, cả hai lấy xe chở hàng từ thiện.
Làm không xuể, rủ thêm bạn bè, lập nhóm, lên mạng kêu gọi cho mượn xe bán tải. Mấy lần nhờ chở hàng từ thiện, gởi tiền xăng, tiền bồi dưỡng lái xe đề bị từ chối. MT tâm sự: “Làm từ thiện cũng ghiền, làm bao nhiêu cũng không đủ. Tụi em chỉ thực hành những điều thầy dạy trước đây”.
Hôm chở gạo tới bếp ăn T.T ở quận 10, gặp rất nhiều bạn trẻ, nét chung là ai cũng bụi bặm, hồn nhiên, lạc quan và tất bật. Bạn K.H, mặc tạp dề, từ bếp chạy ra, mồ hôi nhễ nhại, cười rất tươi, ký nhận gạo. Qua H, tôi biết bếp ăn vốn là nhà hàng chay. Dịch bệnh, đóng cửa, thấy dân tình khó khăn, liền mở cửa làm cơm từ thiện.
Ban đầu chỉ vài trăm, giờ lên tới gần 2.000 suất mỗi ngày. Quá bữa, tôi được mời dùng cơm từ thiện. Món ba rọi kho cải chua nấu rất ngon. Tôi ăn vừa no, nhưng mấy bạn trẻ có khi phải ăn hai, ba phần mới đủ.
Anh NT, cựu phó giám đốc sở thì báo tin là nhóm thiện nguyện mà anh tham gia vận động được hàng chục tỷ đồng mua trang thiết bị tặng các nơi. Anh THT, cựu giám đốc công ty du lịch lớn, thấy tôi làm shipper vất vả nên lúc thì lì xì, lúc thì trả thêm tiền vào tài khoản. Tôi nhận và xin phép anh, dùng tiền đó mua thực phẩm cho bà con nghèo đang gặp khó.
Rất nhiều bạn bè tôi làm từ thiện ngay trong khu phố, trong phường. Dọc đường shipper, tôi thấy rất nhiều bàn, trước cửa nhà dân, trước mấy văn phòng, để sẵn cơm từ thiện. Có nhà để rau, quả, với dòng chữ nghệch ngoạc “Không bán, ai cần thì lấy”. Tôi đã gặp nhiều bạn trẻ làm shipper từ thiện; phân phát quà, cơm cho người nghèo vượt khó giữa trưa nắng, chiều mưa…
Trước những người như vậy, tôi thấy mình nhỏ bé. Vất vả vì mình, chẳng là gì so với vất vả vì người khác, vì cộng đồng. Với tôi, đó chính là các vitamin kháng sinh cực tốt giữa những tin tức bi quan mùa dịch.
Đã có những người thiện nguyện hy sinh vì dịch bệnh. Ngày 7/8, anh C với bếp ăn từ thiện cùng tên, nhắn cho bạn cùng bếp trước khi vào viện “Th. ơi, anh dương tính rồi, cố lên nha em”; chưa đầy tuần, C ra đi...
Sài Gòn có hàng chục ngàn người như vậy. Họ là những người hùng đúng nghĩa của nhân dân và cuộc sống. Không có họ, có lẽ đã có người chết đói giữa dịch. Nhà nước không tài nào lo xuể.
Xin cúi đầu cảm tạ và nghiêng mình trước những việc làm bình thường mà cao cả của những người hùng thầm lặng, chưa được vinh danh!
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.
20 toa tàu hạng sang tuyến Hà Nội - Hải Phòng, mang phong cách Indochine sắp được đưa vào vận hành.
Những ghềnh đá nhấp nhô ẩn hiện trong làn nước trong có thể nhìn thấu đáy, vừa là bãi tắm tự nhiên vừa là điểm cắm trại trong những ngày hè oi bức.
Người dân và du khách vỡ òa hạnh phúc khi hai chuyến tàu từ miền Bắc thân thương và miền Nam ruột thịt gặp nhau tại khúc ruột miền Trung trong ngày vui lớn của toàn dân tộc.
Các thiên đường du lịch trên khắp dải đất hình chữ S đều rợp cờ đỏ sao vàng, rộng ràng không khí lễ hội sôi động, đưa du khách hòa mình vào ngày hội lớn của dân tộc.
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.
Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.