Doanh nghiệp
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
Sẵn sàng phương án dự phòng
“Tôi đã nghiên cứu cách làm của người Trung Quốc. Trong tình huống xấu nhất, tôi tin rằng chỉ cần 3–4 tháng là có thể xây một nhà máy tại Philippines để xuất hàng ngược vào Mỹ, nhờ đó tránh được mức thuế cao,” ông Lê Đức Nghĩa, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Gỗ An Cường, chia sẻ tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2025.
Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu biến động mạnh, “ông trùm” gỗ công nghiệp Việt Nam đang theo đuổi chiến lược đa dạng hóa thị trường, tái cơ cấu tài chính và tận dụng đà phục hồi của ngành bất động sản trong nước nhằm hoàn thành mục tiêu kinh doanh năm 2025.
Chính sách thuế quan đối ứng từ Mỹ đang trở thành một thách thức đáng kể với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và An Cường cũng không nằm ngoài làn sóng này.
Ông Nghĩa cho biết, nếu mức thuế tăng lên 30–46%, công ty đã sẵn sàng chuyển hướng sản xuất sang các quốc gia có mức thuế thấp hơn, như Philippines.
Lợi thế cạnh tranh của An Cường nằm ở hệ thống quản trị tinh
gọn, tệp khách hàng trung thành cùng với hệ thống máy móc đã gần như khấu hao
hoàn toàn.
Điều này tạo điều kiện thuận lợi để công ty tái cấu trúc chuỗi cung ứng mà không phải đầu tư lớn vào cơ sở vật chất mới.
Dẫu vậy, ông Nghĩa vẫn giữ thái độ lạc quan về khả năng đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ. “Chúng ta đang cố gắng thương lượng để thuế suất giảm còn khoảng 15%–20%. Sau khi trao đổi với các đối tác tại Mỹ, tôi cho rằng mức thuế này vẫn nằm trong khả năng chấp nhận được,” ông nhận định.
Nếu giữ được mức thuế 15%–20%, An Cường tin rằng hoạt động xuất khẩu sang Mỹ vẫn có thể duy trì ổn định. Hiện nay, thị trường Mỹ chiếm khoảng 12% tổng doanh thu của công ty.
Đây không phải con số quá lớn, nhưng đủ để khiến ban lãnh đạo
phải chuẩn bị các phương án dự phòng kỹ lưỡng.
Trong kịch bản xấu nhất là mất hoàn toàn thị trường này, An Cường ước tính chỉ bị hụt khoảng 5% doanh thu, nhờ khả năng mở rộng sang các thị trường thay thế.
Để giảm phụ thuộc vào Mỹ, An Cường đang tăng tốc khai thác các thị trường khác như Trung Đông, Nhật Bản, Australia, Canada và Đông Nam Á.
“Chúng ta hoàn toàn có thể xuất khẩu sang các thị trường như Trung Đông, Nhật Bản, Australia, Canada, thậm chí cả Lào và Campuchia để bù đắp phần hụt thu từ thị trường Mỹ,” ông Nghĩa nhấn mạnh.
Năm 2024, Campuchia mang về cho An Cường doanh thu khoảng 4 triệu USD, trong khi Australia và Nhật Bản cũng đóng góp vài triệu USD mỗi thị trường.
Với kinh nghiệm 30 năm trong ngành cùng năng lực sản xuất vượt trội, công ty tự tin có thể phục hồi khoảng 70% doanh thu mất đi từ thị trường Mỹ thông qua việc mở rộng ở các khu vực khác.
Trong ngắn hạn, An Cường đang gấp rút hoàn thiện các đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ trước khi chính sách thuế quan mới có hiệu lực. “Dự kiến đến cuối tháng 5, phần lớn các đơn hàng đang thực hiện sẽ được hoàn tất,” ông Nghĩa cho biết.
Cùng với đó, công ty đã quyết định giảm giá 8%–10% cho các đối
tác tại Mỹ nhằm chia sẻ khó khăn, chấp nhận giảm biên lợi nhuận trong quý
I/2025.
Tuy nhiên, ông Nghĩa kỳ vọng kết quả kinh doanh cả năm sẽ tích cực hơn nhờ tối ưu hóa công suất nhà máy và mở rộng doanh thu.
Tín hiệu tích cực từ Novaland
Trong khi thị trường xuất khẩu gặp gió ngược, An Cường đang
tìm thấy kỳ vọng từ sự hồi phục dần của bất động sản trong nước.
“Từ đầu năm đến nay, số lượng dự án bất động sản mà chúng tôi tham gia chào hàng đã tăng gấp bốn lần so với cùng kỳ năm ngoái,” ông Nghĩa chia sẻ.
Đây là tín hiệu khả quan trong bối cảnh Chính phủ đang nỗ lực giải phóng hàng chục tỷ USD giá trị bất động sản bị tồn đọng.
Tuy vậy, nhu cầu thực tế về nội thất được dự báo sẽ bùng nổ vào cuối năm 2025 hoặc trong giai đoạn 2026–2027, khi các dự án hoàn thiện và đi vào giai đoạn lắp đặt nội thất.
An Cường hiện đang nắm giữ hơn 50% thị phần ở phân khúc gỗ công nghiệp trung và cao cấp tại Việt Nam. Công ty giữ vững định hướng chiến lược, kiên quyết không tham gia thị trường giá rẻ để bảo toàn hình ảnh thương hiệu.
“Gần đây một số chủ đầu tư đề nghị cung cấp sản phẩm cửa gỗ cho các dự án nhà ở xã hội, nhưng tôi từ chối vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu,” ông Nghĩa khẳng định.
Chiến lược giữ vững chất lượng này giúp An Cường duy trì vị thế dẫn đầu bất chấp sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm giá rẻ đến từ Thái Lan và Trung Quốc.
Những chuyển biến tích cực của thị trường bất động sản cũng mang lại hy vọng cho vấn đề tài chính mà cổ đông đặc biệt quan tâm là khoản phải thu từ Công ty CP Novareal (thành viên của NovaGroup), với tổng giá trị 256 tỷ đồng nợ gốc và gần 100 tỷ đồng tiền lãi tính đến quý I/2025.
Khoản nợ này phát sinh từ việc An Cường đặt cọc hơn 285 tỷ đồng để mua bất động sản tại dự án NovaWorld Phan Thiết vào năm 2021, sau đó chuyển thành khoản cho vay với lãi suất 13%–15%/năm.
Một phần khoản phải thu đã quá hạn, buộc công ty phải trích lập dự phòng 117 tỷ đồng trên tổng số 390 tỷ đồng phải thu từ Novareal.
Tuy nhiên, ông Nghĩa cho biết khoản nợ này hiện đã cơ bản được xử lý. “Tuần trước tôi đã họp với lãnh đạo cấp cao của Novaland. Họ đồng ý thanh toán phần lãi bằng 13 căn shophouse tại NovaWorld Phan Thiết, tổng giá trị vào khoảng 150–200 tỷ đồng,” ông tiết lộ.
Phần nợ gốc 250 tỷ đồng còn lại sẽ được giãn thanh toán trong 2–3 năm tới, chủ yếu dưới hình thức bất động sản thay vì tiền mặt.
Công ty ước tính sẽ lỗ khoảng 15%–20% khi bán lại các shophouse này, nhưng ông Nghĩa nhấn mạnh khoản lỗ không đáng kể vì đây chỉ là phần lãi phải thu.
Việc hoàn nhập dự phòng từ khoản này có thể giúp cải thiện lợi nhuận năm 2025. “Tôi tin khoản đầu tư này chúng ta sẽ chỉ lỗ một chút, chứ không bị mất vốn,” ông nói.
Tự tin không điều chỉnh kế hoạch kinh doanh
Tại đại hội, An Cường thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu đạt 4.050 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 450 tỷ đồng, tăng lần lượt 2% và 7% so với năm 2024. Hạn mức tín dụng được duy trì ở mức 2.810 tỷ đồng, còn ngân sách đầu tư giữ nguyên ở mức 100 tỷ đồng.
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, ông Nghĩa khẳng định công ty không có kế hoạch điều chỉnh mục tiêu kinh doanh. “Chúng tôi vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm 2025,” ông nhấn mạnh.
An Cường dự kiến sẽ bù đắp phần doanh thu thiếu hụt từ thị trường Mỹ bằng cách mở rộng xuất khẩu sang Nhật Bản, Canada, UAE, Đông Nam Á và các thị trường mới tiềm năng khác.
Trong quý I/2025, công ty ghi nhận doanh thu thuần 800 tỷ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 85 tỷ đồng – tăng nhẹ so với năm trước.
Ngoài hoạt động cốt lõi, An Cường từng rót 520 tỷ đồng vào Thắng Lợi Group và Thắng Lợi Homes, sở hữu 30% cổ phần tại Thắng Lợi Homes.
Dự án khu đô thị Bình An Đức Hòa (Long An) với tổng vốn đầu tư 9.300 tỷ đồng dự kiến mang lại lợi nhuận khoảng 2.000 tỷ đồng, trong đó An Cường có thể hưởng 750 tỷ đồng. Công ty cũng vừa bán 5% cổ phần tại Thắng Lợi Homes, ghi nhận lợi nhuận 37 tỷ đồng trong quý II/2025.
Tuy nhiên, ông Nghĩa cho biết công ty sẽ không tiếp tục mở rộng đầu tư ngoài ngành, mà sẽ tập trung vào lĩnh vực cốt lõi là mảng gỗ để phát triển bền vững.
Nhìn về tương lai, An Cường đặt tham vọng trở thành thương
hiệu quốc gia, với mục tiêu doanh thu từ 500 triệu đến 1 tỷ USD và lợi nhuận
hàng nghìn tỷ đồng trong vòng 5–7 năm tới.
“Tôi hy vọng khi thị trường Mỹ ổn định trở lại, xuất khẩu phục hồi và bất động sản trong nước bùng nổ, An Cường sẽ vươn mình mạnh mẽ,” ông Nghĩa chia sẻ tới các cổ đông.
Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan
Ngành gỗ tìm đường thoát 2 vòng kim cô
Thuế đối ứng hầu hết đồ nội thất của ngành gỗ xuất sang Mỹ tăng lên 46% cộng với một phần xuất khẩu trị giá 800 triệu USD cũng đang chờ kết quả điều tra.
Nguy cơ bị Mỹ áp thuế, ngành gỗ chủ động đối sách thích ứng
Chính sách thuế của Hoa Kỳ tiềm ẩn rủi đối với xuất khẩu gỗ và nội thất Việt Nam nhưng vẫn có những cơ hội đan xen nếu doanh nghiệp chủ động thích ứng.
Tham vọng của ngành gỗ
Ngành gỗ đang xây dựng chiến lược xúc tiến xuất khẩu nhằm đạt kim ngạch 25 tỷ USD năm 2030.
MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tái thiết vùng lợi nhuận trong chiến lược kinh doanh
Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.