'Nữ hoàng cá tra' Vĩnh Hoàn muốn trở thành công ty F&B

Trần Anh Thứ ba, 11/05/2021 - 15:22

Trong khi xuất khẩu cá tra kém hiệu quả, Vĩnh Hoàn quyết định đầu tư mạnh vào một số dự án với kỳ vọng sẽ tạo ra dòng tiền bền vững trong tương lai.

Công ty thủy sản Vĩnh Hoàn vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1 khá ảm đạm. Công ty ghi nhận doanh thu đạt khoảng 1.800 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 9,3% so với cùng kỳ trong khi lợi nhuận ròng đạt 132 tỷ đồng, giảm gần 14%.

Mỹ - thị trường xuất khẩu hàng đầu của Vĩnh Hoàn tiếp tục ghi nhận giảm 6% so với cùng kỳ. Trong khi đó, những thị trường xuất khẩu lớn khác như Trung Quốc có phục hồi nhờ giảm bớt sự tắc nghẽn tại cảng biển, song công ty cũng không kỳ vọng điều này có thể duy trì lâu do thị trường này không có sự “trung thành với thương hiệu” đối với các sản phẩm cụ thể. Mục tiêu chính của Vĩnh Hoàn, vẫn sẽ là Mỹ.

Không phải đến lúc dịch Covid-19 diễn ra, Vĩnh Hoàn mới gặp khó khăn. Trên thực tế, hoạt động kinh doanh xuất khẩu cá tra của công ty đã gặp khó khăn trong hai năm qua, dưới sự tác động tiêu cực yếu tố chu kỳ. Đà xuống giá cá tra càng được đẩy nhanh trong đại dịch, và kéo giá cá tra chạm đáy nhiều năm trong quý 4/2020.

Công ty còn gặp nhiều rủi ro từ sự tăng giá của phí cước vận chuyển. Chi phí bán hàng trong quý 1 đã tăng lên 89,5 tỷ đồng so với mức 38,83 tỷ đồng cùng kỳ năm trước, chủ yếu là phí cước tàu.

Dù giá cá tra được dự báo sẽ sớm phục hồi trong năm nay, nhưng những khó khăn trong mảng kinh doanh cốt lõi khiến “nữ hoàng cá tra” tìm kiếm cơ hội trong các hoạt động kinh doanh khác. Thậm chí, có thời điểm, công ty sử dụng một phần tiền nhàn rỗi của mình để đầu tư chứng khoán.

Tại ĐHCĐ năm nay, Vĩnh Hoàn đặt ra kế hoạch đa dạng hóa hoạt động kinh doanh cốt lõi và trở thành công ty F&B, đầu tư mạnh vào một số dự án với kỳ vọng sẽ tạo ra dòng tiền bền vững trong tương lai.

Riêng năm 2021, chi phí dự kiến đầu tư cho tài sản cố định của Vĩnh Hoàn sẽ vào khoảng 1.300 tỷ đồng, bao gồm các khoản đầu tư mới cũng như việc cải tạo các nhà máy, khu nuôi trồng hiện có.

Thương vụ đầu tiên của Vĩnh Hoàn trong kế hoạch này đó là thâu tóm Công ty xuất nhập khẩu Sa Giang, công ty chuyên xuất khẩu bánh phồng tôm và gạo. Đầu tháng 4, Vĩnh Hoàn đã mua thêm 1,8 triệu cổ phiếu của Sa Giang để nâng tỷ lệ sở hữu tại đây lân 76,7%. Bắt đầu tư quý 2 năm nay, kết quả kinh doanh của Sa Giang sẽ được hợp nhất vào Vĩnh Hoàn.

Trong quý 1/2021, Sa Giang tạo ra 51 tỷ đồng doanh thu và 3,3 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, trong đó bánh phồng tôm chiếm 77% tổng doanh thu, còn lại là sản phẩm gạo. Thị trường xuất khẩu chính của SGC là EU, trong khi Vĩnh Hoàn có lợi thế tại Mỹ.

Việc hợp nhất sẽ giúp cả hai công ty phát triển mạng lưới khách hàng ở cả hai thị trường xuất khẩu chiến lược và Vĩnh Hoàn cũng có thể tận dụng các kênh phân phối của Sa Giang ở trong nước. Vĩnh Hoàn cho biết muốn phát triển sản phẩm gạo, sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận gộp cao từ 20 – 25%.

Do đó, một nhà máy mới được sử dụng để sản xuất các sản phẩm gạo gần đây đã được xây dựng, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào quý 2/2021 để thúc đẩy doanh thu sản phẩm gạo. Công suất dự kiến đạt 50% vào cuối năm 2021 và 100% vào cuối năm 2022. Vĩnh Hoàn dự kiến lợi nhuận Sa Giang sẽ tăng 2,5 lần lên 77 tỷ đồng trong năm 2021.

Ngoài Sa Giang, đầu năm nay Vĩnh Hoàn vừa thành lập công ty trái cây Thành Ngọc. Công ty (TNG Foods) có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh chính của TNG Foods là sản xuất nước ép từ rau quả và chê biến, bảo quản rau quả. Bên cạnh đó, dự án thức ăn thủy sản mới với công suất 350 nghìn tấn/năm, chi phí đầu tư khoảng 500 tỷ đồng cũng được triển khai và dự kiến sẽ hoàn thành xây dựng vào cuối năm nay.

Vĩnh Hoàn cho biết cũng có kế hoạch sử dụng một phần nhà máy hiện có để thử nghiệm sản xuất cá hồi cho Mitsubishi. Dự án thử nghiệm này sẽ bắt đầu vào tháng 8/2021 và Mitsubishi sẽ đánh giá sản phẩm trước khi xuất khẩu sang Nhật Bản.

Ban lãnh đạo công ty nhấn mạnh, tất cả các dự án mới đều đang trong giai đoạn thử nghiệm và dự kiến sẽ không mang lại doanh thu và lợi nhuận ròng bổ sung cho tập đoàn trong năm 2021. Kế hoạch năm 2021 của Vĩnh Hoàn dự kiến doanh thu đạt 8,6 nghìn tỷ đồng, tăng 22% song lợi nhuận sau thuế sẽ chỉ khoảng 700 tỷ đồng, giảm 2,6% so với năm trước.

Thủy sản Vĩnh Hoàn kiếm lãi từ chứng khoán

Thủy sản Vĩnh Hoàn kiếm lãi từ chứng khoán

Doanh nghiệp -  4 năm
Sở hữu lượng lớn tiền mặt, Ban lãnh đạo Công ty Thủy sản Vĩnh Hoàn quyết định đầu tư vào các cổ phiếu niêm yết từ đầu năm và ghi nhận kết quả tích cực.
Thủy sản Vĩnh Hoàn kiếm lãi từ chứng khoán

Thủy sản Vĩnh Hoàn kiếm lãi từ chứng khoán

Doanh nghiệp -  4 năm
Sở hữu lượng lớn tiền mặt, Ban lãnh đạo Công ty Thủy sản Vĩnh Hoàn quyết định đầu tư vào các cổ phiếu niêm yết từ đầu năm và ghi nhận kết quả tích cực.
Tập đoàn FLC họp bất thường để thay đổi nhân sự cấp cao

Tập đoàn FLC họp bất thường để thay đổi nhân sự cấp cao

Doanh nghiệp -  4 giờ

Tập đoàn FLC sẽ tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát tại đại hội.

Cách mạng xanh hóa bắt đầu từ những chiếc xe máy điện

Cách mạng xanh hóa bắt đầu từ những chiếc xe máy điện

Doanh nghiệp -  21 giờ

Hành trình "lên đời" của những chiếc xe máy điện, từ ồn ào, khói bụi sang năng lượng sạch, đang diễn ra từng ngày trên khắp các con phố tại Việt Nam.

Báo cáo Vietcap hé lộ bức tranh tài chính của VinFast

Báo cáo Vietcap hé lộ bức tranh tài chính của VinFast

Doanh nghiệp -  1 ngày

VinFast dự kiến bàn giao 135.000 xe trong năm 2025, tăng 39% so với năm 2024. Đa phần trong đó được hấp thụ bởi thị trường nội địa.

Cọng rau, mảnh vải ở chợ 'lên đời' hóa đơn điện tử

Cọng rau, mảnh vải ở chợ 'lên đời' hóa đơn điện tử

Doanh nghiệp -  1 ngày

Yêu cầu về hóa đơn điện tử đặt ra thách thức mới với các tiểu thương truyền thống, khi không chỉ thay đổi về tư duy kinh doanh, lẫn hệ thống công nghệ bán hàng.

Vietjet đặt hàng 100 máy bay A320/A321neo mới

Vietjet đặt hàng 100 máy bay A320/A321neo mới

Doanh nghiệp -  1 ngày

Vietjet và hãng sản xuất máy bay Airbus ngày 17/6, tại Paris, đã công bố đơn đặt hàng lớn, gồm 100 máy bay và 50 quyền chọn mua A321neo mới.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tiếp tục dựa vào vốn ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro hệ thống

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tiếp tục dựa vào vốn ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro hệ thống

Tiêu điểm -  1 giờ

Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2024 đã đạt mức 134% GDP. Việc phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng ngân hàng tiềm ẩn rủi ro hệ thống, có thể gây hệ lụy cho nền kinh tế.

Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025

Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025

Tiêu điểm -  2 giờ

Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam: Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chính thức được khai mạc.

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán

Tiêu điểm -  2 giờ

Từ 2026, thuế khoán sẽ bị bãi bỏ, hàng triệu hộ kinh doanh loay hoay chuẩn bị, trong khi Bộ Tài chính khẳng định hỗ trợ toàn diện.

13 năm liền được chọn mua nhiều nhất: Vinamilk có gì đặc biệt?

13 năm liền được chọn mua nhiều nhất: Vinamilk có gì đặc biệt?

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

13 năm qua, thương hiệu Vinamilk là cái tên dẫn đầu danh sách được chọn mua nhiều nhất ngành sữa và FMCG, theo báo cáo từ Kantar Việt Nam.

Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn

Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn

Phát triển bền vững -  4 giờ

Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.

Người bán hàng rong không phải dùng hóa đơn điện tử

Người bán hàng rong không phải dùng hóa đơn điện tử

Tiêu điểm -  4 giờ

Hóa đơn điện tử, máy tính tiền được kết nối dữ liệu với cơ quan thuế sẽ chỉ áp dụng cho những hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.

Tập đoàn FLC họp bất thường để thay đổi nhân sự cấp cao

Tập đoàn FLC họp bất thường để thay đổi nhân sự cấp cao

Doanh nghiệp -  4 giờ

Tập đoàn FLC sẽ tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát tại đại hội.