Ông Nguyễn Thiện Nhân nêu 4 định hướng chiến lược tạo đột phá cho TP. HCM

Quỳnh Như Thứ hai, 19/03/2018 - 13:53

Cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo TP. HCM và hơn 300 doanh nghiệp diễn ra vào cuối tuần qua với chủ đề "Đột phá cơ chế, cùng doanh nghiệp TP. HCM phát triển nhanh và bền vững" ghi đậm dấu ấn của sự cầu thị, thẳng thắn và quyết liệt đến từ những người lãnh đạo trong hệ thống chính quyền thành phố lớn nhất nước.

Cuộc gặp gỡ này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh đây là năm đầu tiên thành phố chính thức triển khai Nghị quyết 54 của Quốc Hội, thời điểm đang quyết liệt triển khai các giải pháp nhằm phát huy tối đa hiệu quả từ cơ chế đặc thù mà thành phố được nhận.

Tại hội nghị đối thoại, Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Thiện Nhân đã nêu 4 nhóm nội dung quan trọng thành phố triển khai trong thời gian tới nhằm tạo đột phá.

Ông Nguyễn Thiện Nhân nêu 4 định hướng chiến lược tạo đột phá cho TP. HCM
Ông Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với các doanh nhân tham dự hội nghị.

Nội dung thứ nhất liên quan đến tăng trưởng kinh tế, Bí thư Thành uỷ TP. HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, hai năm vừa qua, kinh tế thành phố tăng trưởng khá và có những dấu hiệu chuyển biến tích cực. Năm 2016 tăng trưởng 8,05%, năm 2017 tăng 8,25%, năm nay phấn đấu trên 8,5%.

Tăng trưởng cao do phát huy được nhiều yếu tố, thứ nhất là đầu tư, TP. HCM đã huy động vốn xã hội rất tốt. Năm 2017, doanh nghiệp đầu tư 365.710 tỷ đồng, như vậy tính ra mỗi ngày thành phố được đầu tư 1.000 tỷ đồng, chủ yếu là tiền của doanh nghiệp, Nhà nước đóng góp ít.

Về thuế, trung bình một ngày tính cả thứ Bảy, Chủ nhật, thành phố thu được 955 tỷ đồng, nếu trừ Chủ nhật trung bình thu được 1.100 tỷ đồng/ngày tiền thuế.

Theo đánh giá của Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, thực tế việc xây dựng đường sá của thành phố chưa có đột phá, giải pháp đầu tư, cải cách hành chính cũng vậy nhưng thành phố có đột phá về đầu tư nước ngoài.

Trong 2 năm 2016 và 2017, tính cả đầu tư gián tiếp lẫn trực tiếp, thành phố thu hút được 10,06 tỷ USD dòng vốn từ nước ngoài, trung bình mỗi năm nhận được 5,03 tỷ USD. Trong khi, tổng vốn nước ngoài của năm năm trước chỉ vào khoảng 10,36 tỷ USD, trung bình mỗi năm nhận được 2,07 tỷ USD.

Nội dung quan trọng thứ hai chính là Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế đặc thù phát triển dành cho TP. HCM có hiệu lực vào 15/1/2017, đến ngày 16/3/2018 đã được hiện thực hóa.

HĐND đã thông qua 6 nghị quyết để chuyển hóa Nghị quyết 54 của Quốc hội, bao gồm:

Nghị quyết thứ nhất: HĐND đã thông qua 2 dự án đầu tư nhóm A. Nghị quyết 54 ủy quyền cho thành phố được quyền tự quyết định những dự án đầu tư nhóm A có vốn đầu tư lên tới hàng ngàn tỷ đồng, trước đây phải do Thủ tướng quyết định.

Nghị quyết thứ hai: Chuyên đề “Cải cách hành chính gắn với sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp”. Đây là một nội dung rất quan trọng, HĐND thông qua nghị quyết yêu cầu UBND đề ra các giải pháp và cùng Mặt trận giám sát việc cải cách hành chính. Đặc biệt, nghị quyết này nhấn mạnh coi sự hài lòng của người dân là thước đo quan trọng. Trong 3 năm còn lại của nhiệm kỳ này, năm nào UBND cũng sẽ nghe các cơ quan báo cáo lại kết quả của chương trình cải cách hành chính.

Nghị quyết thứ ba: Thông qua Đề án tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên chức. Nghị quyết Quốc hội cho phép, đến 2022, tức là 5 năm nữa, mức thu nhập tăng thêm không quá 1,8 lần cho vị trí việc làm của công nhân viên chức. HĐND đã quyết định, năm nay sẽ tăng 0,6 lần thu nhập theo quy định vị trí việc làm của cán bộ nhân viên TP. HCM. Trong 10 năm qua, năng suất lao động của thành phố luôn gấp 2,7 lần cả nước.

Nghị quyết thứ tư: Thông qua chính sách các nhà khoa học và các tài năng trẻ khoa học tham gia vào việc thực hiện các dự án của thành phố.

Nghị quyết thứ năm: HĐND có nghị quyết điều chỉnh, bố trí lại thu phí môi trường nước thải theo quy mô nhằm vừa bảo vệ môi trường tốt hơn, vừa giảm thải. Trước đây, chỉ thu phí theo mức bình quân, không theo quy mô, giờ xả nhiều phải trả tiền nhiều.

Nghị quyết thứ sáu: Thu phí xe trên đường ở trung tâm thành phố nhằm vừa điều tiết để người dân không đi quá nhiều xe vào trung tâm, vừa có ngân quỹ quay lại phát triển hạ tầng.

Nội dung thứ ba chính là Đề án phát triển TP. HCM trở thành đô thị thông minh. Hiện tại thành phố đang triển khai phát triển các dự án thành phần. Ví dụ xây dựng các kho dữ liệu dùng chung, tích hợp, có khả năng tự cập nhật để các doanh nghiệp và các nhà quản lý khai thác. Xây dựng trung tâm mô phỏng dự báo kinh tế thành phố, dự án trung tâm điều hành thành phố và trung tâm an toàn an ninh mạng…

Đề án này thể hiện sự đột phá về tư duy, một thành phố lớn như TP. HCM không thể hoàn toàn quản lý bằng kinh nghiệm mà phải quản lý trên cơ sở dự báo bằng máy móc, phần mềm, số liệu. Trên cơ sở đó chúng ta sẽ triển khai giáo dục thông minh, giao thông thông minh, y tế thông minh…

Nội dung thứ tư liên quan đến cơ chế điều chỉnh quy hoạch thành phố. Trong đó, đặc biệt chú ý tới việc thành phố có một sự điều chỉnh quan trọng: Ba quận gồm quận 9, quận Thủ Đức và quận 2 sẽ được tích hợp quy hoạch trở thành một trung tâm đô thị sáng tạo, là hạt nhân tiến hành cách mạng công nghiệp 4.0 của thành phố.

Quận 9 có khu công nghệ cao lớn thứ nhì cả nước nhưng thành công nhất nước, rộng hơn 700ha với 35.000 lao động, thu hút 6 tỷ USD đầu tư, trên 7 tỷ USD xuất khẩu.

Quận Thủ Đức có 12 trường đại học, trong đó có hệ thống trường đại học quốc gia, với 1.500 tiến sỹ là giảng viên và các thầy cô giáo, 70.000 sinh viên.

TP. HCM có 2 cực, cực công nghệ cao (quận 9) và cực trí tuệ cao (quận Thủ Đức) liên kết với trung tâm giải trí và văn hóa (quận 2), ba cực này sẽ trở thành khu đô thị mới. Nói một cách nôm na, 3 quận này sẽ là khu đô thị sáng tạo tương tác cao với trên 1 triệu dân. 

Doanh nghiệp TP. HCM hiến kế phát triển đột phá và bền vững

Doanh nghiệp TP. HCM hiến kế phát triển đột phá và bền vững

Tiêu điểm -  6 năm
Những kiến nghị khẩn thiết có tính đột phá của cộng đồng doanh nghiệp với lãnh đạo TP. HCM tập trung vào các mũi nhọn: Logistics, gói cho vay kích cầu, nhà ở xã hội, an toàn thực phẩm...
Doanh nghiệp TP. HCM hiến kế phát triển đột phá và bền vững

Doanh nghiệp TP. HCM hiến kế phát triển đột phá và bền vững

Tiêu điểm -  6 năm
Những kiến nghị khẩn thiết có tính đột phá của cộng đồng doanh nghiệp với lãnh đạo TP. HCM tập trung vào các mũi nhọn: Logistics, gói cho vay kích cầu, nhà ở xã hội, an toàn thực phẩm...
'Chủ tịch thành phố nóng thì các giám đốc sở cũng phải nóng lên'

'Chủ tịch thành phố nóng thì các giám đốc sở cũng phải nóng lên'

Leader talk -  6 năm

Theo Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Thành Phong, lãnh đạo thành phố "nóng" nhưng các giám đốc sở "lạnh" thì không thể thúc đẩy được cải cách, không thể giải quyết những vướng mắc của doanh nghiệp.

Nghị quyết về cơ chế đặc thù cho TP.HCM đã được Quốc hội thông qua

Nghị quyết về cơ chế đặc thù cho TP.HCM đã được Quốc hội thông qua

Tiêu điểm -  6 năm

Tại Quốc hội chiều 24/11, 460/465 đại biểu Quốc hội có mặt tại hội trường đã tán thành thông qua dự thảo nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

Băn khoăn duy nhất về cơ chế đặc thù cho TP. HCM

Băn khoăn duy nhất về cơ chế đặc thù cho TP. HCM

Tiêu điểm -  6 năm

Hầu như các đại biểu Quốc hội đều đồng tình cho phép TP.HCM thực hiện thí điểm cơ chế đặc thù. Chỉ có duy nhất cơ chế thí điểm đánh thuế tài sản khiến một số đại biểu băn khoăn.

TS. Huỳnh Thế Du: Cơ chế đặc thù cho TP.HCM có thể tính đến 'đặc khu Thủ Thiêm'

TS. Huỳnh Thế Du: Cơ chế đặc thù cho TP.HCM có thể tính đến "đặc khu Thủ Thiêm"

Tiêu điểm -  6 năm

TS. Huỳnh Thế Du đề xuất xây dựng Thủ Thiêm thành một đặc khu kinh tế như phố Đông của Thượng Hải, Trung Quốc, nhằm tạo ra cú hích, kích kinh tế TP.HCM phát triển.

PGS-TS Nguyễn Minh Hòa: Cơ chế đặc thù gỡ thế “nhà đông con, đi chợ ít tiền”

PGS-TS Nguyễn Minh Hòa: Cơ chế đặc thù gỡ thế “nhà đông con, đi chợ ít tiền”

Tiêu điểm -  6 năm

PGS-TS. Nguyễn Minh Hòa: “Nếu có một cơ chế đặc thù thì TP.HCM sẽ phát triển nhanh, toàn diện, vững chắc, sẽ không còn cảnh chỉ dám “đi chợ với số tiền eo hẹp trong lúc nhà đông con”.

ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  5 giờ

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  5 giờ

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  5 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  6 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  8 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  8 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  9 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.