PGBank chào bán 80 triệu cổ phiếu, tăng vốn lên 5.000 tỷ đồng

Dũng Phạm Thứ hai, 03/06/2024 - 10:01

Ban lãnh đạo PGBank cho biết việc tăng vốn sẽ giúp ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, năng lực hoạt động và năng lực cạnh tranh trên thị trường trong thời gian tới, đồng thời vẫn đảm bảo lợi ích cho cổ đông.

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và phát triển (PGBank) vừa thông qua việc tăng vốn điều lệ bằng hình thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Theo đó, PGBank dự kiến chào bán 80 triệu cổ phiếu với mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tương tứng tỷ lệ 21:4. Thời gian dự kiến triển khai vào quý III/2025 sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Đợt tăng vốn dự kiến giúp PGBank thu về 800 tỷ đồng. Đồng thời nâng vốn điều lệ của ngân hàng lên mức 5.000 tỷ đồng – mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ tới năm 2025.

Nguồn vốn mới sẽ được phân bổ cho các hoạt động như cho vay (505 tỷ đồng); đầu tư nâng cấp công nghệ, chuyển đổi số (230 tỷ đồng) và mua sắm tài sản cố định (65 tỷ đồng).

Đánh giá về phương án, ban lãnh đạo PGBank cho biết việc tăng vốn sẽ giúp ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, năng lực hoạt động và năng lực cạnh tranh trên thị trường trong thời gian tới, đồng thời vẫn đảm bảo lợi ích cho các cổ đông.

Trong bối cảnh các "đối thủ" trong ngành liên tục tiến hành tăng vốn mạnh mẽ thì PGBank vẫn duy trì vốn điều lệ trong suốt hơn 10 năm qua, tối thiểu 3.000 tỷ đồng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Trước đó, vào tháng 2/2024, PGBank cũng đã có đợt tăng vốn đầu tiên kể từ năm 2013. Cụ thể, PGBank đã phát hành thành công 120 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, tăng vốn điều lệ lên mức 4.200 tỷ đồng.

Loạt động thái tăng vốn diễn ra sau khi Petrolimex đã thoái vốn thành công khỏi PGBank từ giữa năm ngoái cho nhóm cổ đông lớn (tổng nắm giữ 40% cổ phần) là các công ty Gia Linh (nắm 13,1% cổ phần), công ty Cường Phát (13,54%) và công ty Vũ Anh Đức (13,36%).

Cả 3 cổ đông này được cho là có liên quan đến Tập đoàn Thành Công, doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô gắn liền với thương hiệu Hyundai. Gần đây Thành Công thể hiện rõ định hướng đa ngành với 2 lĩnh vực mới là tài chính ngân hàng và bất động sản.

Tại buổi ĐHĐCĐ 2024 mới đây, ban lãnh đạo PGBank cũng cho biết Tập đoàn Thành Công là một trong những đối tác chiến lược của ngân hàng, sẽ thanh gia với tư cách là một đối tác hỗ trợ, hợp tác trong các hoạt động kinh doanh của PGBank.

Đáng chú ý, chia sẻ về sản phẩm dịch vụ khác biệt mang tính cạnh tranh của PGBank trong thời gian tới, ban lãnh đạo cho biết ngân hàng sẽ tập trung vào các sản phẩm bảo lãnh/cho vay dành cho đại lý ô tô Hyundai. Đồng thời tiếp tục định hướng mở rộng sản phẩm tài trợ đại lý xe ô tô trên cơ sở tận dụng lợi thế về am hiểu thị trường xe.

Trong quý I/2024, PGBank ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt 377 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ trong khi các mảng kinh doanh khác của đều sụt giảm đáng kể. Do vậy, ngân hàng ghi nhận lãi ròng chỉ 116 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng tài sản của PGBank đạt hơn 58.760 tỷ đồng, tăng 5,9% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng giảm nhẹ còn gần 35.190 tỷ đồng. Về chất lượng tài sản, tỷ lệ nợ xấu của PGBank đã tăng nhẹ lên mức 2,93%. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn đã tăng tới 16,4%.
Trong năm 2024, PGBank đặt mục tiêu thu nhập ngoài lãi chiếm 30% tổng thu nhập, lãi trước thuế dự kiến đạt 554 tỷ đồng, tăng 58% so với năm 2023. Như vậy, sau quý I, ngân hàng đã hoàn thành 21% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

3 'mảnh ghép' tạo nên phiên bản mới của PGBank

3 'mảnh ghép' tạo nên phiên bản mới của PGBank

Nhịp cầu kinh doanh -  8 tháng
Nhân cột mốc kỷ niệm 30 năm thành lập và phát triển, ngân hàng PGBank đã có những thay đổi đáng kể từ tên gọi, slogan cho đến định hướng phát triển.
3 'mảnh ghép' tạo nên phiên bản mới của PGBank

3 'mảnh ghép' tạo nên phiên bản mới của PGBank

Nhịp cầu kinh doanh -  8 tháng
Nhân cột mốc kỷ niệm 30 năm thành lập và phát triển, ngân hàng PGBank đã có những thay đổi đáng kể từ tên gọi, slogan cho đến định hướng phát triển.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  2 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  5 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  7 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  9 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  9 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  9 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  13 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.