Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.
Căn cứ nhu cầu tiêu thụ, cung ứng điện tại địa phương, Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng đề xuất nghiên cứu đầu tư 89 dự án nguồn điện đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cụ thể, danh mục dự án nguồn điện bao gồm: 20 dự án điện gió (tổng công suất khoảng 1.500MW, tổng sản lượng điện trung bình năm khoảng 4,7 tỷ kWh), 13 dự án điện mặt trời (tổng công suất khoảng 753MW, tổng sản lượng điện trung bình năm khoảng 1,46 tỷ kWh), 3 dự án thủy điện tích năng (3.700MW), 42 dự án thủy điện (381MW, điện lượng trung bình năm khoảng 1,2 tỷ kWh)…
Dự án năng lượng tái tạo gồm 89 dự án với tổng công suất khoảng 6.400MW, điện lượng sản xuất trung bình năm tăng thêm từ nguồn năng lượng tái tạo khoảng 7,4 tỷ kWh.
Theo Sở Công thương Lâm Đồng, đến năm 2030, nếu 89 dự án nguồn điện năng lượng tái tạo nêu trên được đầu tư đưa vào vận hành khai thác và cung cấp điện thì cũng chỉ đáp ứng được 1,25-1,35% nhu cầu hệ thống điện quốc gia. Do đó, việc đầu tư phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là cần thiết.
Nhiều quan ngại với dự án điện mặt trời nổi trên hồ Đại Ninh
Ngoài ra, nội dung liên quan tới phát triển dự án điện từ các nguồn năng lượng có tiềm năng khác cũng được đề cập tới (như điện sinh khối, điện rác…).
Về điện sinh khối, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ghi nhận nguồn nguyên liệu sinh khối (biomass) rải rác, nhỏ lẻ, không có nguồn nguyên liệu tập trung ở mức độ quy mô công nghiệp để sản xuất điện nên chưa có tiềm năng phát triển.
Tương tự, điện rác cũng chưa được địa phương tính tới do Lâm Đồng chưa đủ lượng rác thải tập trung có khả năng hình thành dự án nguồn điện có hiệu quả từ việc đốt rác thải. Nhiều nhà đầu tư đã đến nghiên cứu dự án điện từ rác thải tại Lâm Đồng nhưng chưa có dự án nào triển khai do không đủ lượng rác tập trung.
Thống kê thời điểm tháng 4/2021, Lâm Đồng có khoảng 936 tấn rác thải rắn/ngày-đêm, rất ít so với Hà Nội và TP.HCM.
Tính đến hết năm 2022, tỉnh Lâm Đồng có 35 dự án thủy điện đã đưa vào vận hành khai thác với tổng công suất lắp máy khoảng 1.700MW, sản lượng trung bình năm khoảng 6,3 tỷ kWh.
Đáng chú ý, liên quan tới danh mục 7 dự án thủy điện vừa và nhỏ trên lưu vực sông Đạ Huoai, UBND huyện Đạ Huoai đề nghị không quy hoạch làm thủy điện do nguy cơ gây sạt lở bờ sông cao và ngập lụt ảnh hưởng đến diện tích trồng cây ăn trái dọc hai bên bờ sông.
Tuy nhiên, Sở Công thương nhận định đề nghị của huyện Đạ Huoai chưa có cơ sở thực tiễn, dẫn chứng cụ thể. Ngoài ra, ý kiến của huyện không phù hợp với Nghị quyết 55 ngày 11/2/2020 và Nghị quyết 23 ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị, Quyết định 2068 của Thủ tướng cũng như một số nghị quyết và kế hoạch của UBND tỉnh, Tỉnh ủy Lâm Đồng.
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.
Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin - cho".
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.
Dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu ghi nhận những tín hiệu phục hồi, nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng trước các rủi ro tiềm ẩn và bài học từ giai đoạn trước.
Hàng loạt động thái của Chính phủ, Quốc hội trong thời gian gần đây đang thể hiện quyết tâm của các cơ quan quản lý trong nỗ lực tháo gỡ các vướng mắc, củng cố niềm tin của nhân dân và khơi thông nguồn lực cho phát triển.
Đêm nhạc giao hưởng mang tên “Những kiệt tác cổ điển và lãng mạn” ngày 20/3 đã được Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đồng hành tổ chức tại Nhà hát Hồ Gươm.
Thuế tiêu thụ đặc biệt đang tạo ra thách thức lớn cho doanh nghiệp. Làm sao để tối ưu chi phí, duy trì lợi nhuận và thích ứng với chính sách thuế ngày càng siết chặt?
Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin - cho".
Hành trình thiện nguyện của cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) năm 2025 được mở đầu bằng hoạt động thường niên Xuân yêu thương với chủ đề “Lan tỏa nụ cười” hướng tới những hoàn cảnh yếu thế trong xã hội: trẻ em mồ côi, nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam...