Phát triển bền vững
Phát triển bền vững ở Heineken
Cam kết phát triển bền vững “vì một Việt Nam tốt đẹp hơn” vốn là mục tiêu mà tập đoàn bia đến từ Hà Lan đã theo đuổi từ những ngày đầu tiên đặt chân vào đất nước hình chữ S cách đây hơn 30 năm.

‘Việt Nam là thị trường số 1 ở APAC’ là lời khẳng định của ông Alexander Koch, Tổng giám đốc điều hành Heineken trong sự kiện Vietnam Innovators Summit.
Với môi trường kinh doanh ổn định và thuận lợi, Heineken đã đạt được những thành tựu phát triển đáng kinh ngạc sau ba thập kỷ đầu tư kinh doanh ở Việt Nam. Điển hình là nhà máy Vũng Tàu, kể từ khi được mua lại vào năm 2017, đã phát triển lên gấp 36 lần chỉ trong 5 năm, đạt 1,1 tỷ lít, trở thành nhà máy bia lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
“Heineken có niềm tin vào sự phát triển vượt trội hơn nữa của thị trường trong những năm tới và cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực để đóng góp vào lực đẩy phát triển mạnh mẽ này”, ông Alexander nói.
Ông cho biết, Việt Nam là thị trường số một tại châu Á - Thái Bình Dương và thuộc top 5 thị trường của Tập đoàn Heineken. Triển vọng tăng trưởng tại Việt Nam vượt ngoài các kỳ vọng bởi rất nhiều những yếu tố quan trọng, trong đó phải kể đến như môi trường chính trị ổn định, nơi Chính phủ khuyến khích đầu tư nước ngoài nhằm tạo động lực cho sự phát triển của nền kinh tế, dự báo tăng trưởng GDP tích cực và cơ cấu dân số “vàng”.
Lãnh đạo Heineken khẳng định, tập đoàn bia đến từ Hà Lan không chỉ giữ vững cam kết mà còn nâng tầm những mục tiêu phát triển bền vững, một xu hướng tất yếu của hiện tại và tương lai, nền tảng cho tăng trưởng hiệu quả và đổi mới, sáng tạo.
Trong đó, ba nền tảng cơ bản là: hướng đến tác động môi trường bằng không; hướng đến một thế giới hoà nhập, công bằng và bình đẳng; hướng đến văn hoá uống có trách nhiệm.
Trong công bố vào tháng 6/2022, Heineken cho biết, hiệu suất sử dụng nước tại nhà máy có thị phần hàng đầu Việt Nam hiện đạt 2,65hl/hl, thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân của ngành là 3,04hl/hl. Nước thải tại cả sáu nhà máy đặt ở các tỉnh thành đều đạt đủ tiêu chuẩn nước thải hạng A trước khi trả về môi trường. Toàn bộ nhà máy đều không có chất thải chôn lấp.
Công ty này áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, tập trung vào việc tái sử dụng và tái chế nhằm tối đa hóa vòng đời của tất cả tài nguyên được đưa vào sử dụng. Tổng sáu nhà máy của doanh nghiệp này đều đã chuyển qua dùng năng lượng sinh khối trong nấu bia, góp phần hiện thực hoá đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của công ty.
Heineken xây dựng văn hóa đa dạng với tham vọng gia tăng sự đa dạng về giới, tỷ lệ lãnh đạo nữ và trao quyền cho nữ giới. Nhiều hành động rất cụ thể đã được triển khai như nâng cao ý thức bằng một loạt video, che tên và giới tính ứng viên khi xem xét hồ sơ xin việc, và xây dựng các chính sách nhân sự để hỗ trợ phụ nữ khi chuyển tiếp qua các giai đoạn cuộc đời…
Báo cáo Phát triển bền vững 2021 của Heineken cho thấy, tỉ lệ nữ trong các vị trí lãnh đạo cao cấp đã tăng 4% so với năm 2020.

Điều thú vị là những nỗ lực vì văn hoá đa dạng và hỗ trợ quyền năng phụ nữ của Heineken còn được thấy rất rõ trong cả chiến lược phát triển của doanh nghiệp này.
Cụ thể, một điển hình trong những nỗ lực không ngừng đổi mới nhằm thích ứng linh hoạt với những thay đổi của thị trường để làm nên thương hiệu dẫn đầu ngành bia là dòng Tiger Platinum, bia lúa mì hương vỏ cam với nguồn cam từ trang trại cam sinh thái ở Nghệ An do chị Nguyễn Thị Lê Na, một nữ doanh nhân trẻ làm chủ trang trại. Chị cho biết, sự hợp tác với Heineken không chỉ giúp công ty phát triển kinh doanh mà còn tạo cơ hội để chị mang lại giá trị cho người nông dân và cả người tiêu dùng Việt Nam.
“Heineken nhắm đến một thế hệ người tiêu dùng mới, tệp khách hàng đòi hỏi nhiều lựa chọn hơn, đặc biệt chú trọng sức khoẻ và những trải nghiệm mới lạ. Vì vậy, doanh nghiệp luôn phải đa dạng hoá dòng sản phẩm”, đại diện Heineken cho biết.
Hướng đến văn hoá uống có trách nhiệm, Heineken cho ra dòng sản phẩm Heineken 0.0 – thức uống không cồn dành cho nhiều dịp đặc biệt. Bia Heineken 0.0 luôn được dùng để bắt đầu buổi tiệc của công ty và cấp quản lý luôn phải làm gương thực hành để xây dựng thói quen này.

Heineken Việt Nam tin vào việc thực hành và làm gương để khuyến khích nhân viên xây dựng thói quen uống có trách nhiệm khi đi thăm thị trường và tại các sự kiện của công ty. Công ty này lập một tổ chuyên trách liên phòng ban để tìm hiểu về hành vi uống bia của nhân viên.
Công ty này cũng thúc đẩy nhân viên không uống 100% tại tất cả sự kiện. Họ gắn kết nhân viên thực hành các thói quen này thông qua các hoạt động thú vị như cuộc thi ảnh Heineken 0.0 được tổ chức nhân một sự kiện thể thao, cùng với đó là một ca khúc kèm điệu nhảy không uống cạn ly hào hứng phối hợp với ca sĩ nhạc rap mà nhiều người trẻ yêu thích là JustaTee.
3 ‘không’ để phát triển bền vững ở SAP
Thúc đẩy tiêu chuẩn phát triển bền vững để ‘hút’ tài chính xanh
IFC, hợp tác cùng Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO), đang tăng cường hỗ trợ chính phủ để thúc đẩy tài chính bền vững và huy động đầu tư của khu vực tư nhân, nhằm giúp Việt Nam thực hiện các cam kết về khí hậu.
Dấu ấn doanh nghiệp trên con đường phát triển bền vững
Doanh nghiệp là chủ thể và là người “dẫn dắt cuộc chơi” trong xu thế phát triển bền vững, theo ông Phạm Hoàng Hải, Trưởng ban quan hệ đối tác, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD).
Cách tiếp cận mới cho động cơ phát triển bền vững
Nếu trước đây, doanh nghiệp được điểm mặt như “thủ phạm” gây ra những bất ổn về môi trường, xã hội thì hiện tại, doanh nghiệp được xem là một phần không thể thiếu để tạo ra giải pháp cho những bất ổn đó.
Kinh tế tuần hoàn tại nhà sản xuất bia bền vững hàng đầu Việt Nam
Tính đến năm 2021, Heineken Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu không rác thải chôn lấp tại các nhà máy, sớm hơn 4 năm so với mục tiêu của tập đoàn mẹ trên toàn cầu.
Nhựa tái chế Duytan và Unilever thu gom, tái chế hơn 15 nghìn tấn phế liệu nhựa
Nhựa tái chế Duytan và Unilever Việt Nam triển khai dự án thúc đẩy thu gom, tái chế phế liệu nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.
Chiến lược ESG và Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại, công nghiệp Việt Nam
ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.
Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu
Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.
'Chiến binh xanh' và hành trình Vì một Việt Nam văn minh với rác
"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.
Trung hòa hàng chục nghìn tấn carbon mỗi năm: Lời khẳng định XANH của Tập đoàn TH
Với việc hai đơn vị sản xuất chủ lực vừa được cấp chứng nhận trung hòa carbon, Tập đoàn TH một lần nữa tái khẳng định phát triển bền vững là cam kết mà tập đoàn kiên tâm theo đuổi trong suốt hành trình, coi đó là con đường tất yếu để doanh nghiệp tồn tại, phát triển và cống hiến cho xã hội.
VPBank bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên GPBank
Việc bổ nhiệm dàn lãnh đạo mới là một phần trong lộ trình triển khai phương án chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá
Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.