'Quá nhiều sản phẩm, quá ít không gian’ cho doanh nghiệp FMCG

Nhật Minh Thứ ba, 27/04/2021 - 15:29

Theo NielsenIQ, hiện nay là khoảng thời gian tốt nhất để các nhà sản xuất ngành hàng tiêu dùng nhanh nhìn lại và hợp lý hóa danh mục sản phẩm nhằm thích ứng với sự thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng sau đại dịch, đồng thời tối ưu hóa các khoản lợi nhuận và chi phí.

Trên toàn cầu đang tồn tại những thách thức mang tính hệ thống đối với danh mục sản phẩm của các doanh nghiệp ngành tiêu dùng nhanh (FMCG).

Nhìn vào những ngành hàng có số lượng mã sản phẩm (SKUs) hoạt động kém hiệu quả tại các thị trường mới nổi và đang phát triển, có thể thấy trung bình 75% SKUs lại đóng góp chưa tới 2% doanh thu toàn bộ ngành hàng.

Trong đó, đồ uống, mì ăn liền, sô cô la và chất tẩy rửa là những ngành hàng có nhiều SKUs hoạt động kém hiệu quả nhất tại tốp 15 thị trường.

Tại Việt Nam, có tới 77% các SKUs trong ngành hàng nước ngọt có ga đóng góp ít hơn 2% tổng số doanh thu ngành hàng, cho thấy sự dư thừa của số lượng lớn các SKUs.

Tình trạng tương tự có thể quan sát ở những ngành hàng trọng yếu khác như xà phòng, nước rửa chén, chứng tỏ đây không phải là tình trạng riêng biệt của một ngành hàng, mà là thực trạng chung cần được giải quyết bởi toàn bộ doanh nghiệp FMCG.

a
Nguồn: NielsenIQ.

Bà Didem Sekerel Erdogan, Phó chủ tịch và Trưởng bộ phận Phân tích chuyên sâu, khu vực châu Á Thái Bình Dương và Đông Âu, Trung Đông và châu Phi của NielsenIQ, đánh giá trong những năm qua, đã có sự gia tăng số lượng các thương hiệu, sản phẩm và SKUs trên thị trường khi các nhà sản xuất cạnh tranh để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng bằng những sản phẩm và trải nghiệm mới.

Tìm ra và duy trì danh mục sản phẩm tối ưu luôn là thách thức lớn cho doanh nghiệp. Đặc biệt, tình huống đại dịch Covid-19 cùng với sự cạnh tranh gay gắt đã đẩy thách thức này lên một cấp độ mới.

“Nhưng điều mà các nhà sản xuất và nhà bán lẻ cần đặc biệt lưu ý là nhiều sản phẩm hơn không đồng nghĩa với kết quả kinh doanh tốt hơn, mà thậm chí tình trạng ngược lại còn có thể xảy ra. Nếu các nhà sản xuất quá tập trung vào sản xuất và tạo không gian trưng bày cho các sản phẩm không tạo giá trị gia tăng, họ sẽ vô tình để chính những sản phẩm đó “nuốt” mất phần lợi nhuận biên”, bà phân tích.

Thay đổi trong hành vi người tiêu dùng sau Covid-19 đòi hỏi nhà sản xuất phải đánh giá lại danh mục sản phẩm

Đầu tiên, đối với các nhóm người tiêu dùng thuộc nhóm bị hạn chế về tài chính, mới bị hạn chế và chi tiêu tiết chế, họ đang hướng tới việc hợp lý hóa ngân sách và trở nên thận trọng hơn trong việc mua những gì, ở đâu và khi nào.

Thứ hai, người mua sắm ngày càng càng ưa chuộng các loại hình cửa hàng nhỏ. Điều này dẫn đến nhu cầu tối ưu hóa trải nghiệm và hiệu quả tại các không gian mua sắm bị hạn chế.

Trong vòng năm năm qua, Việt Nam đã ghi nhận sự dịch chuyển của người mua sắm, từ mua sắm ở các cửa hàng loại lớn như siêu thị sang các cửa hàng nhỏ hơn như cửa hàng tiện lợi, hiệu thuốc, cửa hàng bán các sản phẩm chăm sóc cá nhân.

Với sự tăng trưởng cùng lúc của thương mại điện tử và niềm tin của người mua sắm đối với nền tảng này, người mua đang giảm dần việc mua sắm tại các cửa hàng.

So với thời điểm trước khi đại dịch xảy ra, người mua đang có xu hướng chuẩn bị một danh sách hàng hóa mỗi khi đi mua sắm nhằm tiết kiệm thời gian tìm kiếm trên các kệ.

Ông Richard Thomas, Trưởng bộ phận Phân tích chuyên sâu của NielsenIQ Việt Nam, cho biết những người mua sắm có tài chính bị ảnh hưởng sau đại dịch đang trở nên cẩn trọng và chỉ tập trung vào những sản phẩm thiết yếu. Nhưng điều này không có nghĩa là họ sẽ không có nhu cầu tận hưởng niềm vui mua sắm.

Thách thức cho những nhà sản xuất và nhà bán lẻ là làm sao để đảm bảo các sản phẩm và thương hiệu trong danh mục của họ phục vụ được cho khách hàng thuộc các nhóm thu nhập khác nhau, trong khi vẫn đạt hiệu quả về tiết kiệm chi phí và giảm lãng phí, vị chuyên gia đánh giá.

Hợp lý hóa danh mục mang lại chiến thắng gấp ba lần

Hiện tại, hợp lý hóa danh mục sản phẩm trở nên đặc biệt quan trọng.

Một nghiên cứu gần đây của NielsenIQ chỉ ra rằng, tại Việt Nam, trong một ngành hàng, trung bình 162 sản phẩm mới được tung ra mỗi năm và trong đó, gần 30% sản phẩm có triển vọng cao không nhận được điều kiện hỗ trợ thỏa đáng để phát huy tối đa tiềm năng.

Những nghiên cứu khác của Bain&Company cũng chỉ ra rằng, việc giảm 10 – 20% SKUs có thể tiết kiệm tới 10% chi phí sản xuất, 10% chi phí vận hành chuỗi cung ứng, 10% chi phí kho và 5% cho hoạt động tối ưu hóa nguyên liệu thô và chi phí bao bì.

Richard nhấn mạnh rằng hợp lý hóa danh mục sản phẩm không chỉ là câu chuyện về loại bỏ những SKUs có doanh thu thấp.

Quá trình này đòi hỏi một cách tiếp cận tinh tế và dựa trên dữ liệu, tập trung vào ý tưởng tăng trưởng bằng cách xây dựng một danh mục có thể mang lại sự tăng trưởng lợi nhuận, cùng lúc thu hút được sự quan tâm của nhiều phân khúc khách hàng hơn (ví dụ thông qua xây dựng sản phẩm trong thị trường ngách).

Bằng cách xác định SKUs nào cần loại bỏ và giữ lại, nhà sản xuất không chỉ có thể tập trung vào hoạt động sản xuất, cung ứng cho những thương hiệu và SKUs tăng trưởng tốt mà còn có thể loại bỏ lãng phí, tăng lợi nhuận và tái đầu tư lợi nhuận vào hoạt động phát triển các sản phẩm mới, từ đó thu hút thêm nhóm khách hàng mới.

“Đây chính là giải pháp đem lại hiệu ứng tích cực cho cả nhà sản xuất, nhà bán lẻ và đặc biệt là người mua sắm”, ông Richard kết luận.

4 mẫu hành vi tái định hình thị trường tiêu dùng nhanh

4 mẫu hành vi tái định hình thị trường tiêu dùng nhanh

Tiêu điểm -  4 năm
Phụ thuộc vào sự suy giảm kinh tế, lạm phát, sinh kế cá nhân và những lo ngại về chăm sóc sức khỏe, các mô hình bao gồm tái thiết lập giỏ hàng, tái thiết lập lối sống tại nhà, tái thiết lập động lực mua sắm và tái thiết lập khả năng chi tiêu.
4 mẫu hành vi tái định hình thị trường tiêu dùng nhanh

4 mẫu hành vi tái định hình thị trường tiêu dùng nhanh

Tiêu điểm -  4 năm
Phụ thuộc vào sự suy giảm kinh tế, lạm phát, sinh kế cá nhân và những lo ngại về chăm sóc sức khỏe, các mô hình bao gồm tái thiết lập giỏ hàng, tái thiết lập lối sống tại nhà, tái thiết lập động lực mua sắm và tái thiết lập khả năng chi tiêu.
Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Phát triển bền vững -  1 giờ

TKV chi 70 tỷ đồng hỗ trợ các gia đình công nhân thiệt mạng, bị thương, bị thiệt hại do bão số 3 của các doanh nghiệp than.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  16 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  16 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  18 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  19 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  21 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  21 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.