Ống kính
Quái kiệt tạc thần tượng
Bàn tay tài hoa của nhà điêu khắc Lê Đình Quỳ đã vinh danh người Việt Nam xuất chúng trên bảo tàng du thuyền lịch sử Heritage Bình Chuẩn.
Có duyên mới gặp, nhờ một người bạn làm môi giới nghệ thuật có tiếng, tôi đã tìm đến ông trong căn nhà nhỏ phố Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Nội. Như hẹn, ông ở nhà một mình chờ sẵn một người yêu nghệ thuật đến chơi tâm giao và kết nối đam mê hội hoạ và cái đẹp. Ông niềm nở đón tôi với bộ quần áo complet mầu trắng, mũ trắng bẻ cong hai vành, tóc dài ngang vai, một nhận diện riêng của hoạ sĩ. Một quý ông lịch lãm, giọng tràn đầy năng lượng dù tuổi đời đã ngoài 80.
Đúng là nhà có điều kiện, không màng lắm cơm áo gạo tiền, nên có vẻ ông chỉ tập trung sáng tác. Cả đời ông làm nghệ thuật, nghe nói ông có cả một bảo tàng tranh tại quê Thanh Hóa. Nhà ông không có gì khác ngoài tranh và tượng, những bức tượng lớn và những tranh trừu tượng, siêu thực, hiện thực khổ lớn với nhiều chủ để khác nhau, ba cuốn sách về hội hoạ, điêu khắc và giải mã vũ trụ và tự hào về cuốn “Giả thiết mới về nguồn gốc hệ mặt trời”, song ngữ Anh-Việt do TTXVN xuất bản năm 2004.
Chưa kịp pha trà nhưng ông đã hăng say nói về tranh, và vũ trụ, vụ nổ tạo ra trái đất, sự sống con người, triết lý duy nhất và độc bản trên thế giới và giải mã văn hoá Việt. Ông lý giải ý nghĩa biểu tượng văn hoá qua trống đồng, phồn thực, ý nghĩa của con cò trên mặt trống đồng và lý giải trống đồng có đánh hay không, đánh khi nào vào lúc nào, phong tục tập quán của dân Việt và cắt nghĩa về Tết theo lăng kính khoa học, góc nhìn của một hoạ sĩ, nhà nghiên cứu về văn hoá. Ông sành và hiểu biết chuyên sâu vì đã nghiên cứu nhiều, trải nghiệm và viết nhiều. Ông giảng giải các bức tranh trừu tượng và các chủ đề, bút pháp khác nhau cho tôi nghe với niềm say mê vô cùng.

Nếu ai đã từng xem một lãm tranh ở nước ngoài, hay vào một bảo tàng tranh nào đó, ta sẽ thấy tinh thần và bản sắc của mỗi một quốc gia dân tộc nào đó. Xem tranh ông ta thấy tinh thần dân tộc Việt Nam, cốt cách, tính bản địa riêng biệt, cảm hứng sáng tác bắt nguồn từ cuộc sống dân tộc Việt Nam mang tính thời đại mới mẻ, sáng tạo, lạ, đẹp huyền bí, lôi cuốn hấp dẫn người xem. Ông làm chủ nhiều chất liệu, vẽ khổ lớn, khổ vuông 135*135cm hoặc 170*170cm mà cực kỳ chuẩn hình, bố cục, đường nét và mầu sắc, để tài phong phú: chiến tranh, hoà bình, văn hoá, lịch sử, di sản, phong cảnh, cuộc sống, con người và biển cả.
Tôi rất ấn tượng với tranh cá và biển, sức sống của biển, quy luật của loài cá hồi và kinh nghiệm đi biển cũng như quy luật trời đất, của nắng, gió, sóng, bão biển, phản ứng của đàn cá khi báo hiệu mặt nước nóng cơn sắp bão đến. Thuyền và biển, đàn cá xuất hiện nhiều trong tranh của ông.
Chất liệu sơn dầu thực sự nổi bật của hoạ sĩ Lê Đình Quỳ, khoẻ chắc, đậm, mạnh mẽ dứt khoát, gây xúc động mỹ cảm người xem với các yếu tố tạo hình hoà sắc đối lập, đỏ-đen, cong thẳng, gãy góc vuông, rất bay bổng, gợi mở sức tưởng tượng, theo nhiều trường phái hội hoạ khác nhau, đa dạng cách thể hiện như trừu tượng, ấn tượng, lập thể, siêu thực, hiện thực hay biểu hiện. Ông luôn tìm cái mới trong nghệ thuật mang hơi thở thời đại. Xem tranh ông ta thấy ông ẩn dụ không hề nhẹ, từ quan sát, chiêm nghiệm, gắn với thế giới tâm linh, huyền bí.
Nghe ông nói truyền cảm hứng và với rất nhiều năng lượng và chuyên sâu có tính siêu phàm về thế giới, sự luân chuyển của trời đất, của ngày và đêm, ngày dài ngày ngắn, vũ trụ rộng lớn và nguồn gốc vũ trụ và rồi mới đến tranh mỹ thuật và mối lương duyên ấy trong tranh ông tạo sự khác biệt độc đáo và phong cách riêng nghệ thuật Lê Đình Quỳ. Lần đầu tiếp xúc, nghe ông nói, tôi trộm nghĩ hoặc là tôi ngu hoặc là ông này lập dị, khác đời, khác người.
Ông chợt quên là chưa pha trà mời khách. Làm ấm trà ngon mời tôi, ông tiếp tục mạn đàm về chủ đề tranh và tượng. Ông lôi ra ba cuốn sách tranh và giới thiệu với tôi, với giọng đầy tiếc nuối nhưng cũng xúc động một số bức trong cuốn đó đã có quý chủ, gần đây nhất là đứa con tinh thần, “những cô gái Nam Ngạn Hàm Rồng” vẽ năm 1969, đã tìm thấy một nhà sưu tập cá mập, một tỉ phú Thái yêu tranh Việt đã sưu tập và mang về Thái Lan. “Đúng là quý vật tìm được quý nhân,” hoạ sĩ nói.
Có lẽ người môi giới đã nói trước với ông rằng tôi đã sưu tập tranh của ông qua đấu giá nghệ thuật tại nhà đấu giá Chọn và lần này tâm nguyện muốn nhờ ông làm bức điêu khắc đúc đồng về vua tầu thuỷ Bạch Thái Bưởi. “Tôi hào hứng lắm và thích đề tài điêu khắc về doanh nhân dân tộc này vì tôi đã tìm hiểu về “Ngài”, ngài là niềm tự hào của giới công thương, người Việt Nam ta bao đời trong đó có tôi, được tạc tượng ngài để lại cho đời sau chiêm bái là niềm hạnh phúc và tự hào của riêng tôi, đặc biệt năm nay kỉ niệm 100 năm tầu Bình Chuẩn chạy thành công từ cảng Hải Phòng cập cảng Sài Gòn. Đúng là trăm năm mới có một lần. Tôi làm lễ rồi và xin ngài cho tôi làm tượng “Ngài” đẹp nhất có thể.” Ông nói với tôi trong niềm xúc động mạnh.
“Cả đời cụ Bạch Thái Bưởi gắn với số 7 kỳ diệu và linh thiêng lắm,” ông Quỳ nói hôm nay ngày 17 tháng chạp âm lịch năm Canh Tý, ngày đẹp, không thể là ngày khác, tôi tâm linh lắm, “Ngài” phái cháu đến gặp ông Quỳ này, phải làm luôn ngày hôm nay thôi”. Nghệ sĩ già rất hào hứng tạc được hình tượng nhà quý tộc Bạch Thái Bưởi và ông nói có ý tưởng trong đầu rồi. “Tôi có hai ý tưởng một là tượng đồng trong nhà và một là tượng lớn ngoài trời để trên tầu cảm hứng Bình Chuẩn năm xưa của “Ngài” để du khách trong và ngoài nước thăm quan tìm hiểu thì quá tuyệt vời. Người Việt Nam đến du ngoạn tầu Bình Chuẩn sẽ tự hào về quá khứ, đức tính thành tính, đạo nghĩa và ý thức trách nhiệm của “Ngài” với nước non và về tầu made-in-Vietnam đầu tiên, còn lữ khách nước ngoài tìm hiểu về con người tài giỏi chúa sông Bắc Kỳ và Vua tầu thuỷ Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20”.

Tẩn ngẩn tần ngần hồi lâu như bị thôi miên, tôi chọn chất liệu đồng nguyên chất. Trong lúc dịch Covid-19 đang hoành hành khắc các châu lục, tàn phá ngành du lịch, du thuyền, ngân sách dự trù cũng chỉ đủ tiền với một bức tượng đúc tượng cao 70cm, nặng 120kg. Từ trước, tôi đã có ý định đúc tượng hoặc sưu tập tượng cổ của cụ về tầu Bình Chuẩn và đã cho thiết kế bệ sơn mài cho cụ tại giếng trời trên du thuyền Heritage Bình Chuẩn, với nội hàm trời tròn, đất vuông, người là hoa của đất của trời, dưới đất Nam có người Nam tài giỏi như cụ Bạch Thái Bưởi. Nay được nhà điêu khắc quái kiệt của thế kỷ 21 tại Việt Nam, đúc tượng đồng vua tầu thuỷ nước Việt Nam ta thế kỷ trước, kinh doanh thời 1.0 để toạ chính giữa không gian trời và đất trên tầu lịch sử Bình Chuẩn.
Bảy ngày sau (lại là một số 7 nữa) tôi nhận được cuộc điện thoại của nhà điêu khắc Lê Đình Quỳ, ông nói rằng cảm kích trước câu chuyện và tình cảm của tôi, ông muốn tặng thêm một bức phù điêu lớn cao 3,1m, cho riêng tầu Bình Chuẩn tỏ lòng trân quý với ngài, tượng lớn và cao to bề thế xứng tâm, tầm và tài của cụ Bưởi, khuyến khích “người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” và mọi người có thể vừa được đi du ngoạn thiên nhiên vừa được chiêm ngưỡng, vinh danh cụ Bạch Thái Bưởi. Tự hào lắm về người Việt Nam ta,” ông Quỳ nói qua điện thoại.
Ít lâu sau ông Quỳ mời tôi tới xưởng phía ngoại ô Hà Nội để xem bức tượng mô hình mà ba cha con ông đã sáng tác. Tôi cảm kích lắm và nghĩ ngay tới vị trí đặt tượng cụ trên bong tắm nắng trên cùng của tầu Bình Chuẩn. Tôi nghe ông giải thích ý tưởng của bức tượng cao, chân tượng rộng 1,5m*1,5m, nặng 100kg và làm bằng chất liệu hỗn hợp, bề mặt tượng composit, thoạt nhìn giống chất liệu đồng, bề thế, uy nghiêm, vững chắc. Bức tượng trên bậc tam cấp, một cột đứng đủ lực để đỡ bức tượng.
Họa sĩ giải thích ý nghĩa của bậc tam cấp là Thiên – Địa – Nhân. Người phải có đủ tầm mới được đứng lên trên bậc tam cấp, bậc cao nhất để mọi người ngắm nhìn. Hình trụ tròn thể hiện tính động, vận động của trời đất, phát triển, các núm tròn trang trí phía trên như những trái ngọt, thành quả của cố gắng của con người cụ Bưởi. Hình trụ cũng có thể hiểu là dòng sông với ba con tầu thuê Phi Long, Phi Phượng và Bái Tử Long khi cụ Bạch Thái Bưởi bắt đầu kinh doanh tầu bè trên sông nước mà thành danh và đỉnh cao là tầu Bình Chuẩn, từ sông ra biển lớn. Trên hình trụ phía trước có ghi “Vua Tầu Thủy Việt Nam, Bạch Thái Bưởi (1874-1932)” bằng đá quý Thanh Hóa.
Trên hình trụ là hình vuông xung quanh, tượng trưng bốn mùa, bốn người giầu có nhất, bốn phương, bốn hướng, bốn biển, bốn mặt đều có dáng tầu Bình Chuẩn năm xưa, thể hiện ý chí chinh phục năm châu bốn biển của của vua Bạch Thái Bưởi. Dưới con tầu là những cuộn sóng nâng đỡ và đẩy con tầu ra biển lớn an toàn. Phía trên con tầu là hình ảnh mặt trời, có những đàn hải âu bay lượn mũi tầu và phía sau con tầu Bình Chuẩn, người xem thấy được cảnh biển bình yên, lúc nào cũng trời xanh biển lặng cho những chuyến hải hành an toàn. Hình tượng con tầu là biểu tượng lĩnh vực cụ thành danh nhất, lưu danh muôn đời vua tầu thủy Việt Nam.
Chính tượng là tượng bán thân nhà quý tộc Bạc Thái Bưởi với bộ áo veston lịnh lãm thắt cravat bản to. Cụ đeo huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh, huân chương cao quý do Pháp trao tặng. Khuôn mặt trượng phu đất Bắc, với vầng trán cao, tai to, mặt lớn, lông mày rậm, sống mũi cao, thẳng, khuôn mặt thần thái, toát lên là một nhà quý tộc Việt.

Theo tướng số phong thủy người có lông mày rậm đa phần là những người có tính cách mạnh mẽ, độc lập trong suy nghĩ, thích làm theo ý muốn của bản thân, theo đuổi ước mơ và đặc biệt là những người có suy nghĩ, lựa chọn khá riêng biệt, không theo khuôn mẫu nhất định. Lông mày rậm thường nhận được sự yêu quý của mọi người. Và đặc biệt là họ có sự cuốn hút, quyến rũ khác biệt mà không phải ai cũng có.
Nhà điêu khắc đặc tả đôi mắt, một đôi mắt mở to, không nhìn xuống mà nhìn xa, thể hiện một con người có tầm nhìn xa trông rộng vượt thời gian, một nhà tư bản dân tộc lẫy lừng thắng cả người Tầu và Pháp trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là vận tải thủy trên sông Bắc Kỳ và trên biển Đông Dương cách đây hơn 100 năm.
Có lẽ ở thế giới tâm linh bên kia cụ Bưởi cũng vui lắm vì nhiều thế hệ kính yêu cụ, hậu thế nhiều thế hệ hai thiên niên kỷ qua đã học tập noi gương khởi nghiệp cụ, viết tiếp giấc mơ chinh phục bằng du thuyền và tạc tượng tri ân cụ. Ông Quỳ là người thứ hai đúc tượng cụ sau cha đẻ của điêu khắc Việt Nam tốt nghiệp khoá đầu tiên trường Mỹ Thuật Đông Dương (1924-1945) là nhà điêu khắc George Khánh (1906-không rõ năm mất). Cho đến nay dường như nhà điêu khắc này chỉ để lại hai tác phẩm đúc đồng đỉnh cao, bức ông Victor Tardieu sáng lập trường, được một nhà sưu tập lưu giữ tại Pháp và bức cụ nhà tư bản dân tộc Bạch Thái Bưởi được sưu tập tại Việt Nam.
Bức tượng tạc cụ Bưởi mà tôi chiêm ngưỡng từ một nhà sưu tập là một tả thật đầu tiên cao 50cm, nặng 18kg, về cụ Bạch Thái Bưởi sáng tác năm 1934, tại làng đúc đồng Ngũ Xã, Hà Nội, tức hai năm sau khi cụ Bưởi qua đời vì nhồi máu cơ tim, khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp ở tuổi 58, trong tiếc nuối của rất nhiều người trong đó có nhà điêu khắc thế hệ đầu tiên của Việt Nam này. Sau đó một năm, George Khánh sáng tác bức thứ 2 về hiệu trưởng đầu tiên của trường là ông Victor Tardieu vào năm 1935, cũng theo phong cách tả thực. Chắc chắn cả hai con người này phải có ảnh hưởng và niềm quý trọng lắm thì George Khánh mới đúc tượng hai người kính trọng một Pháp, một Việt. Chuyện tôi và cháu cụ chị Bạch Quế Hương tìm thấy tác phẩm điêu khắc đầu tiên về cụ Bưởi là một câu chuyện dài khác sẽ kể sau.
Hoạ sĩ, nhà điêu khắc Lê Đình Quỳ tâm đắc về đứa con tinh thần của mình, một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc độc bản trên du thuyền lịch sử, đã nhận xét về tầu Heritage Bình Chuẩn khi trải nghiệm du thuyền của quá khứ và hiện tại: "Trải nghiệm một không gian văn hóa thuần Việt, lịch sử hào hùng, nghệ thuật và ẩm thực của Việt Nam trên con tàu do chính người Việt làm ra, thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên tráng lệ, hùng vĩ cũng của Việt Nam, tất cả đã làm nên một nét rất Việt khi vừa mang vẻ đẹp quá khứ, vừa hiện đại tạo nên sự sang trọng quý phái. Trên tầu tại có cả tượng và tranh vinh danh con người quý tộc Việt trên tầu lịch sử của ngài, cái đó thế giới không có, chỉ Việt Nam mới có."
"Bản thân cái tên “Bình Chuẩn” cũng rất đặc biệt rồi. Tên lịch sử đó truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ người Việt Nam. Đầu tiên “Bình Chuẩn” lấy từ tên người đóng tầu hơi nước đầu tiên triều Nguyễn, tiếp đến Bình Chuẩn Ty của triều Nguyễn chuyên trách nội thương và ngoại thương, tới tầu Bình Chuẩn của “Ngài” và Giang Hải Luân Thuyền Bạch Thái Công Ty tại Hải Phòng của “Ngài” hạ thủy vào tháng 9 năm 1919 và chạy ven biển Đông Dương và cập bến Sài Gòn đúng ngày 17 tháng 9 năm 1920 lần đầu tiên, với sứ mệnh chấn hưng thương trường cổ động thực nghiệp hồi đầu thế kỷ 20. Cho đến nay một doanh nhân thời 4.0, đã trân quý quá khứ, cảm hứng từ di sản viết tiếp giấc mơ du thuyền và tiếp nối tên tầu Bình Chuẩn của "Ngài', mong ước chạy xuôi ngược các con sông Bắc Kỳ, dọc bờ biển Việt Nam và cập bến khu vực và năm châu, rạng danh người Việt Nam."
Nhà điêu khắc Lê Đình Quỳ sinh năm 1940 tại Xuân Quang, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Ông học Trường trung cấp Mỹ thuật công nghiệp khóa I, học điêu khắc tại Trường đại học Mỹ thuật quốc gia Kiev (Liên Xô). Ông đã thiết kế nhiều tượng đài về chủ đề chiến tranh cách mạng được xây dựng ở nhiều tỉnh, thành phố Việt Nam với nhiều tác phẩm được đánh giá cao như: tượng đài Không quân Việt Nam, tượng đài Ngã ba Đồng Lộc, Lão dân quân Hoằng Trường, Thảm họa B52 Hoằng Phượng (Thanh Hóa). Ông là một trong những người sáng tác nhiều tượng lớn nhất nhì Việt Nam, tranh và tượng của ông đều được treo trang trọng trong bảo tàng mỹ thuật Việt Nam, khắp các tỉnh thành từ Bắc chí Nam, ông đã được nhận giải thưởng nhà nước về tượng đài năm 2007.
Ra mắt du thuyền Heritage Cruises: Kiệt tác độc bản giữa kỳ quan
Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.
Chuyến đi cuộc đời không tìm thấy trên Google bằng du thuyền từ Hạ Long đến Nha Trang
Tôi đã có hai chuyến đi dọc ven biển Việt Nam. Một khi còn là cậu bé mười tuổi và một khi đã là doanh nhân, nhà đầu tư và lữ khách của chính cuộc đời mình.
Doanh nhân đến Đà Nẵng, nghỉ đâu cho xứng tầm?
Courtyard by Marriott Danang Han River là khách sạn cao nhất tại trung tâm Đà Nẵng bắt đầu đón khách từ cuối tháng 5.
Tầm nhìn triệu đô từ căn hộ xa xỉ cao nhất Đà Nẵng
Căn hộ hạng sang M Landmark Residences ở trung tâm thành phố biển Đà Nẵng có tầm nhìn bao trọn thành phố biển xinh đẹp.
Ngắm pháo hoa rực rỡ từ tầng cao Km00 của Đà Nẵng
Những màn pháo hoa ấn tượng, lung linh sắc màu được chiêm ngưỡng tại tầng 45 toà nhà M Landmark Residences với góc nhìn mới lạ.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.
Hải An: Đô thị dẫn dắt dòng dân cư chiến lược Hải Phòng
Giữ vai trò cửa ngõ Hải Phòng, là vùng phát triển sôi động với thế mạnh công nghiệp – thương mại – logistics, Hải An đang vươn mình mạnh mẽ, thu hút chuyên gia quốc tế, lao động chất lượng cao và giới đầu tư nhạy bén nhờ nhiều động lực tăng trưởng.
Thaco Trailers phát triển đa dạng sản phẩm, mở rộng phân phối toàn quốc
Nhằm mang đến giải pháp vận tải toàn diện cho doanh nghiệp Việt, Công ty Sản xuất sơ mi rơ moóc và cấu kiện nặng Thaco Industries (Thaco Trailers) đẩy mạnh sản xuất, cung ứng sản phẩm chất lượng cao, cấu hình đa dạng và phát triển mạng lưới phân phối trên toàn quốc.
Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Quốc hội chốt còn 34 tỉnh, thành phố
Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.