Quy hoạch Thanh Hóa thành một cực trong tứ giác phát triển phía Bắc

Nhật Hạ Thứ năm, 02/03/2023 - 07:20

Thanh Hóa sẽ trở thành một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc cả nước trong thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Một góc của tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Trang tin tỉnh Thanh Hóa.

Theo quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được Chính phủ phê duyệt, Thanh Hóa sẽ trở thành một trong những trung tâm lớn của khu vực và cả nước về công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng, chế biến, chế tạo; nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, văn hóa và thể thao.

Đến năm 2025, Thanh Hóa trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới, có nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc. Đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước; quốc phòng, an ninh đảm bảo vững chắc; giữ vững ổn định trật tự an toàn xã hội.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2021 - 2030 đạt 10,1% trở lên. Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: Đến năm 2030: Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 5,1%; công nghiệp - xây dựng chiếm 57%; dịch vụ chiếm 33,3%; thuế sản phẩm chiếm 4,6%.

GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt khoảng 4.200 USD trở lên; năm 2030 đạt 7.850 USD trở lên.

Tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021 - 2025 đạt 750.000 tỷ đồng trở lên; giai đoạn 2026 - 2030 đạt 900.000 tỷ đồng trở lên. Sản lượng lương thực bình quân hằng năm ổn định ở mức 1,5 triệu tấn. Giá trị xuất khẩu đến năm 2025 đạt 8 tỷ USD và đạt 15 tỷ USD năm 2030. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 đạt 50% trở lên. 

Đến năm 2025, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 88%; đến năm 2030, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 100%.

Năng suất lao động tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2021 - 2025 đạt trên 9,6%; giai đoạn 2026 - 2030 đạt trên 8,1%/nãm.

Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2021 - 2025 đạt 40%; giai đoạn 2026 - 2030 đạt 45%.

Tầm nhìn đến năm 2045, phát triển tỉnh Thanh Hóa theo mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng kinh tế số, kinh tế trí thức, sáng tạo với nguồn nhân lực chất lượng cao; ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; hạ tầng các ngành dịch vụ hiện đại, kết nối đồng bộ với hạ tầng quốc gia và các nước trong khu vực; ngành nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, sản phẩm an toàn; hệ thống kết cấu hạ tầng thông minh tương thích công dân thông minh.

Cụ thể, tỉnh cần tập trung ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh, có lợi thế cạnh tranh, có giá trị và có năng suất cao. Đơn cử như tạo điều kiện thuận lợi nhất để Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn phát huy tối đa công suất và mở rộng, nâng công suất; đẩy nhanh tiến độ để dự án Tổ hợp hóa chất Đức Giang, Nhà máy sản xuất lốp ô tô Radial đi vào vận hành và tiếp tục đầu tư mở rộng; đẩy mạnh thu hút các dự án sau lọc hóa dầu.

Đồng thời đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án điện mặt trời; thu hút phát triển các nhà máy điện khí LNG, hình thành Trung tâm điện khí LNG tại khu kinh tế Nghi Sơn; đẩy nhanh tiến độ triển khai giai đoạn 3 của Nhà máy Thép Nghi Sơn.

Tỉnh tạo điều kiện cho Nhà máy xi măng Đại Dương đưa vào hoạt động dây chuyền 1, 2; triển khai dây chuyền 3,4. Nhà máy xi măng Long Sơn hoàn thành dây chuyên 3 và 4.

Giai đoạn 2021 - 2025 thu hút một số dự án đầu tư dệt may và công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, giầy da có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, có công nghệ xử lý môi trường đạt tiêu chuân. Giai đoạn 2026 – 2030 hạn chế và dừng thu hút đầu tư mới các dự án may mặc, giầy da khu vực đồng đồng và ven biển; khuyến khích doanh nghiệp may mặc, giầy da đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất, quy trình quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.

Về du lịch biển, tỉnh cần tập trung tại các huyện ven biển, trọng tâm là đô thị du lịch biển Sầm Sơn, khu du lịch Hải Tiến, Hoang Trường (Hoằng Hóa), khu du lịch Hải Hòa (thị xã Nghi Sơn) và khu vực ven biển huyện Quảng Xương; phát triển các sản phẩm du lịch khám phá biển đảo tại khu vực đảo Hòn Nẹ và Hòn Mê; du lịch khám phá đáy biển và các loại hình dịch vụ du lịch kết hợp khác như nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo...

Về du lịch sinh thái cộng đồng, tập trung tại các khu vực được phép phát triển du lịch thuộc vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và các vùng lân cận; trọng tâm là Vườn Quốc gia Bến En, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Pù Hu, Suối cá Cẩm Lương, khu vực Hàm Rồng - Núi Đọ và các điểm du lịch sinh thái tại các huyện miền núi...

Bên cạnh đó, quy hoạch nêu rõ xây dựng trung tâm logistics cấp vùng hạng I tại khu kinh tế Nghi Sơn; trung tâm logistics cấp tĩnh tại khu vực phía Tây thành phố Thanh Hoá với quy mô tối thiểu khoảng 10 ha và trung tâm logistics tại khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng với quy mô tối thiểu khoảng 20 ha.

Tỉnh cần điều chỉnh 63 tuyến đường tỉnh hiện tại với tổng chiều dài 1.499,67 km, gồm nâng 2 tuyến và 1 đoạn tuyến với chiều dài khoảng 100 km lên quốc lộ; chuyển 3 tuyến sang đường đô thị, chiều dài 20,5 km…

Quy hoạch 7 cảng gồm 01 cảng khách Hàm Rồng và 06 cảng tồng hợp hàng hoá: Hoang Lý, Đò Lèn, Hải Châu, Bình Minh (Lạch Bạng), Lạch Trường, Mộng Giường.

Đến năm 2025, toàn tỉnh có ít nhất 15 trưng tâm thương mại (TTTM), trong đó: Đô thị loại I có 07 TTTM; đô thị loại III có 02 TTTM; đô thị loại IV có ít nhất 02 TTTM; đô thị loại V có 04 TTTM xây dựng mới; các đô thị loại V khác nghiên cứu bố trí quỹ đất để thu hút đầu tư giai đoạn sau. Đến năm 2030 có 36 TTTM, trong đó đô thị loại I có ít nhất 10 TTTM; đô thị loại III có ít nhất 08 TTTM; đô thị loại IV có ít nhất 08 TTTM; đô thị loại V có ít nhất 10 TTTM.

Về kho khí dầu mỏ hóa lỏng, đến năm 2025 quy hoạch 12 kho (gồm: Đầu tư mới 09 kho tại khu kinh tế Nghi Sơn, thành phố Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn, các huyện Ngọc Lặc, Như Xuân, Thạch Thành, Bá Thước, Thọ Xuân; quy hoạch 3 kho tại các huyện cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn). Đến năm 2030, giữ nguyên như quy hoạch giai đoạn 2021 - 2025, thu hút đầu tư 3 kho.

Quy hoạch phân vùng không gian liên huyện của tỉnh thành 5 vùng, gồm: Vùng 1, liên huyện trung tâm gồm thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn và các huyện Quảng Xương, Đông Sơn, Hoằng Hóa.

Vùng 2 gồm các huyện Thọ Xuân, Triệu Sơn, Yên Định, Thiệu Hóa, Thường Xuân. Vùng 3 gồm Thị xã Bỉm Sơn và các huyện Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc, Thạch Thành, Vĩnh Lộc. Vùng 4 gồm thị xã Nghi Sơn và các huyện Như Thanh, Như Xuân, Nông Cống. Vùng 5 gồm các huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh, Cẩm Thủy, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát.

Quy hoạch được phê duyệt là cơ sở pháp lý mở ra cơ hội, thời kỳ phát triển mới cho tỉnh Thanh Hóa.

109 dự án tại Thanh Hóa vi phạm luật đất đai

109 dự án tại Thanh Hóa vi phạm luật đất đai

Tiêu điểm -  1 năm
Theo cơ quan chức năng sở tại, địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang ghi nhận 109 dự án vi phạm luật đất đai.
109 dự án tại Thanh Hóa vi phạm luật đất đai

109 dự án tại Thanh Hóa vi phạm luật đất đai

Tiêu điểm -  1 năm
Theo cơ quan chức năng sở tại, địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang ghi nhận 109 dự án vi phạm luật đất đai.
109 dự án tại Thanh Hóa vi phạm luật đất đai

109 dự án tại Thanh Hóa vi phạm luật đất đai

Tiêu điểm -  1 năm

Theo cơ quan chức năng sở tại, địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang ghi nhận 109 dự án vi phạm luật đất đai.

Vingroup động thổ dự án nhà ở xã hội tại Thanh Hóa và Quảng Trị

Vingroup động thổ dự án nhà ở xã hội tại Thanh Hóa và Quảng Trị

Bất động sản -  2 năm

Đây là bước khởi động cho chiến lược phát triển nhà ở xã hội thương hiệu Happy Home của Vingroup nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở giá rẻ cho người lao động, góp phần đảm bảo an sinh trên địa bàn.

Hấp lực mới của bất động sản Thanh Hóa

Hấp lực mới của bất động sản Thanh Hóa

Bất động sản -  2 năm

Trong bối cảnh làn sóng đầu tư bất động sản có xu hướng dịch chuyển theo vết dầu loang sang những vùng đất mới tiềm năng, Thanh Hóa đang bật dậy với sức hút khó cưỡng tại khu vực phía Bắc nhờ các ưu thế vượt trội.

TheLEADER tổ chức tọa đàm ‘Sự trỗi dậy của bất động sản Thanh Hóa’

TheLEADER tổ chức tọa đàm ‘Sự trỗi dậy của bất động sản Thanh Hóa’

Bất động sản -  2 năm

Tọa đàm sẽ diễn ra vào sáng 10/5 tại Hà Nội nhằm nhìn nhận rõ cơ hội đón dòng tiền lớn cũng như những xu hướng đầu tư vào bất động sản Thanh Hóa.

Ông Hoàng Nam Tiến: Lãnh đạo tương lai phải làm chủ AI

Ông Hoàng Nam Tiến: Lãnh đạo tương lai phải làm chủ AI

Diễn đàn quản trị -  5 giờ

Ông Hoàng Nam Tiến tin rằng, trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI), nếu thế hệ sinh viên không khai phá tiềm năng sẽ dễ dàng rơi vào nhóm 90% người bình thường.

Giới trẻ tặng nhau sữa trái cây Mãng Cầu cho ngày mới đầy năng lượng

Giới trẻ tặng nhau sữa trái cây Mãng Cầu cho ngày mới đầy năng lượng

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Không chỉ là thức uống thơm ngon, dinh dưỡng, mỗi chai nước uống sữa trái cây mãng cầu còn là món quà ý nghĩa mà giới trẻ dành tặng nhau, thể hiện sự quan tâm và sẻ chia nguồn năng lượng tích cực.

Giá xăng giảm gần 400 đồng mỗi lít từ chiều 31/10

Giá xăng giảm gần 400 đồng mỗi lít từ chiều 31/10

Tiêu điểm -  8 giờ

Giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm đan xen vào chiều 31/10. Tuy nhiên, so với đầu tháng 10, giá xăng hiện tại vẫn tăng khoảng 700 đồng.

Thụy Sĩ muốn đồng hành cùng Việt Nam phát triền bền vững

Thụy Sĩ muốn đồng hành cùng Việt Nam phát triền bền vững

Phát triển bền vững -  8 giờ

Doanh nghiệp Thụy Sĩ đang hiện diện tại Việt Nam với nhiều đóng góp cho tiến trình hướng đến phát triển bền vững.

VinFast hợp tác FGF hỗ trợ khách thu cũ xe xăng, đổi ô tô điện

VinFast hợp tác FGF hỗ trợ khách thu cũ xe xăng, đổi ô tô điện

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

VinFast và đối tác FGF hợp tác triển khai chương trình “Thu cũ - Đổi mới” đặc biệt kể từ ngày 1/11/2024 nhằm hỗ trợ mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi xanh.

Sức hút của nhà ở vừa túi tiền Bình Dương

Sức hút của nhà ở vừa túi tiền Bình Dương

Bất động sản -  8 giờ

Các dự án nhà ở vừa túi tiền vùng ven TP. HCM đang cho thấy sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với cả người mua ở thực và nhà đầu tư.

Tín chỉ carbon chờ pháp lý

Tín chỉ carbon chờ pháp lý

Phát triển bền vững -  8 giờ

Tín chỉ carbon đang được một số đơn vị bán cho nước ngoài nhưng còn nhiều vướng mắc, cần khung pháp lý để đảm bảo thông thoáng.