Biến đổi khí hậu đe dọa du lịch ven biển
Vốn là xương sống đối với một số nền kinh tế, du lịch ven biển đang phải đối mặt với mối đe dọa tiềm tàng từ biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, như lũ lụt, nước biển dâng.
Trung tâm Hợp tác khởi nghiệp về biến đổi khí hậu (CCE Hub) vừa được thành lập dưới sự hợp tác của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông và Công ty CP Công nghệ VMO holdings.
Với việc thành lập CCE Hub, các bên tham gia ký kết biên bản ghi nhớ thống nhất sẽ phối hợp thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, đặt trọng tâm vào khai thác giải pháp công nghệ và năng lượng sạch.
CCE Hub sẽ được đặt tại Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông và được vận hành như một không gian sáng tạo chuyên dụng cho nhà khởi nghiệp trong một số lĩnh vực phát triển bền vững, bao gồm năng lượng, nông nghiệp xanh, tài chính xanh, phục hồi tự nhiên, chống chịu trước biến đổi khí hậu.
Mục tiêu của trung tâm này là tạo điều kiện thuận lợi để thành lập doanh nghiệp đi tiên phong trong các giải pháp mới hoặc tìm cách đổi mới, tận dụng hiệu quả các giải pháp hiện có, trên cơ sở các doanh nghiệp này phải có khả năng tồn tại trên thị trường.
Việc thành lập CCE Hub ở Việt Nam thuộc khuôn khổ Chương trình hợp tác khởi nghiệp về biến đổi khí hậu, một chương trình đối tác công tư được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ giới thiệu tại COP26.
CCE nhằm mục đích giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu và góp phần trao quyền kinh tế cho các nước đang phát triển bằng cách nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp tập trung vào các giải pháp khí hậu, thông qua hỗ trợ vốn, nâng cao năng lực, hỗ trợ kỹ thuật, tiếp cận cố vấn và xây dựng mạng lưới trong giai đoạn đầu và giai đoạn tăng trưởng.
Việt Nam là quốc gia thứ 2 được triển khai chương trình CCE, sau một quốc gia châu Phi, với hoạt động hỗ trợ đầu tiên là quy tụ, kết nối nhà khởi nghiệp về biến đổi khí hậu thông qua một không gian sáng tạo.
Bà Dorothy McAuliffe, Đặc phái viên về Quan hệ đối tác toàn cầu thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cho biết, CCE Hub sẽ hỗ trợ việc thúc đẩy phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mới được thiết lập trong chuyến thăm gần đây của Tổng thống Joe Biden.
Trước đó, trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Biden cũng nhắc đến biến đổi khí hậu như một lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa 2 nước. Tổng thống Hoa Kỳ đánh giá cao các cam kết trong khuôn khổ Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP) cũng như mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050 của Việt Nam.
Theo tuyên bố chung của Việt Nam và Hoa Kỳ vào ngày 11/9, 2 nước sẽ phổi hợp triển khai các lĩnh vực liên ngành thích ứng với biến đổi khí hậu như hiện đại hóa hạ tầng năng lượng, năng lượng tái tạo, phát triển thị trường khí hậu tại Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
Vốn là xương sống đối với một số nền kinh tế, du lịch ven biển đang phải đối mặt với mối đe dọa tiềm tàng từ biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, như lũ lụt, nước biển dâng.
Khởi nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long nên tập trung vào một số lĩnh vực mang tính cấp bách của vùng như thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh nguồn nước, giải quyết xâm nhập mặn…
Ngân hàng Phát triển châu Á mới đây đã công bố Quỹ Tài chính đổi mới cho khí hậu ở châu Á và Thái Bình Dương (IF-CAP), một chương trình mang tính bước ngoặt có thể tăng cường hỗ trợ đáng kể cho khu vực trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Khi Việt Nam đặt mục tiêu chuyển đổi sang nền kinh tế phát thải carbon thấp và bền vững, IFC sẽ hỗ trợ các tòa nhà và đô thị của Việt Nam nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, đảm bảo môi trường an toàn và lành mạnh cho người dân, đồng thời, giảm thiểu các tác động xã hội và kinh tế của thiên tai.
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Nhựa tái chế Duytan và Unilever Việt Nam triển khai dự án thúc đẩy thu gom, tái chế phế liệu nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.
ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.
Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.
"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.
Sự thiếu tự chủ trong nhận thức cá nhân kết hợp với tâm lý đám đông khiến người tiêu dùng dễ bị dẫn dắt trong thời đại bùng nổ truyền thông và mạng xã hội.
Với sự hậu thuẫn của BIDV, AppotaPay tự tin có thể tăng trưởng gấp sáu lần trong vòng hai năm tới, thông qua các dịch vụ chiến lược SmartPOS và SoftPOS.
Các chủ đầu tư sở hữu quỹ đất có xu hướng ưu tiên phát triển các phân khúc trung và cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận, thay vì tập trung vào phân khúc vừa túi tiền với biên lợi nhuận thấp hơn.