Doanh nghiệp
SCIC lỗ nặng khi đầu tư vào Vietnam Airlines
Năm 2022, SCIC chỉ đạt 3.074 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 63% so với mức 8.330 tỷ đồng năm 2021. Nguyên nhân lợi nhuận sụt giảm mạnh đến từ việc công ty ghi nhận khoản lỗ từ công ty liên doanh liên kết hơn 3.100 tỷ đồng.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2022 với doanh thu đạt 10.221 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2021. Trong đó, doanh thu đến từ doanh thu cổ tức và lợi nhuận được chia đạt 7.625 tỷ đồng, tăng 76% so với cùng kỳ và chiếm 75% doanh thu của SCIC. Doanh thu bán vốn đạt 1.933 tỷ đồng, doanh thu từ lãi tiền gửi, lãi trái phiếu đạt 1.430 tỷ đồng.
Đáng chú ý, dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận năm 2022 của SCIC giảm rất mạnh. Công ty chỉ đạt 3.074 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 63% so với mức 8.330 tỷ đồng năm 2021.
Nguyên nhân lợi nhuận sụt giảm mạnh đến từ việc công ty ghi nhận khoản trích lập dự phòng giảm giá đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng. Bên cạnh đó, SCIC còn ghi nhận khoản lỗ từ công ty liên doanh liên kết hơn 3.100 tỷ đồng.
SCIC hiện nay có 1 công ty con là công ty TNHH Một thành viên Đầu tư SCIC và 5 công ty liên kết gồm CTCP Cảng quốc tế Lào – Việt (27%); CTCP Đầu tư SCIC – Bảo Việt (50%); CTCP Tháp Truyền hình Việt Nam (33%); CTCP Tư vấn đầu tư và Đầu tư Việt Nam (30%); Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines (31,14%).
Trong đó, Vietnam Airlines thua lỗ nặng trong năm 2022 khi báo lỗ hơn 10.400 tỷ đồng. Đơn vị này cũng âm vốn chủ sở hữu hơn 10.000 tỷ đồng. Đây là nguyên nhân chính khiến SCIC tăng mạnh trích lập dự phòng năm qua.
Tính tới cuối năm 2022, tổng tài sản của SCIC đạt gần 60.000 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm trước đó. Đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm gần 30.200 tỷ đồng, giảm 32%. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 46% lên hơn 26.600 tỷ đồng, đầu tư vào công ty con hơn 15.500 tỷ đồng.
Năm 2023, SCIC đã công bố kế hoạch kinh doanh năm 2023 với 6.657 tỷ đồng doanh thu, 2.903 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Nộp ngân sách nhà nước 2.881 tỷ đồng và giải ngân đầu tư 9.400 tỷ đồng.
Theo thông tin trên website, tại ngày 31/12/2021, SCIC quản lý 145 doanh nghiệp. Trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn như: Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (ACV), Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco); Tập đoàn FPT, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk)…
Hồi tháng 4, SCIC công bố danh sách thoái vốn đợt 1 năm 2023 gồm 73 doanh nghiệp.
Trong danh sách thoái vốn có nhiều doanh nghiệp lớn như: CTCP Nhựa Bình Minh; Tổng Công ty Thăng Long – CTCP; Tổng công ty Thủy sản Việt Nam – CTCP (Seaprodex)’ Tổng Công ty Licogi- CTCP; CTCP Nhiệt điện Phả Lại…
Về chiến lược, năm 2023 SCIC đưa ra các chương trình công tác lớn, trong đó tập trung chủ yếu vào công tác xây dựng thể chế, chiến lược; tiếp nhận bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước; quản trị doanh nghiệp; tái cơ cấu, cổ phần hóa và bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp; đẩy mạnh hoạt động đầu tư kinh doanh vốn, tập trung vào các tập đoàn, tổng công ty trong hệ sinh thái của Ủy ban, từng bước thực hiện tốt vai trò nhà đầu tư của Chính phủ tham gia đầu tư vào các ngành, lĩnh vực và dự án trọng điểm.
Lợi nhuận sau thuế của SCIC đạt gần 6.800 tỷ đồng
'Mắc kẹt' tại dự án Thịnh Liệt, Tổng công ty Licogi mất cân đối tài chính nghiêm trọng
Khó khăn tại các dự án lớn trong nhiều năm ảnh hưởng lớn tới Licogi, khiến công ty kiểm toán đặt dấu hỏi về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
Bỏ thuế khoán khiến Bóng đèn phích nước Rạng Đông mất hàng trăm tỷ đồng
Với hệ thống 24.000 điểm bán trên khắp cả nước, phần nhiều là hộ kinh doanh, RAL dự báo, áp lực chi phí khiến các đại lý là hộ kinh doanh yêu cầu RAL giảm giá và tăng chiết khấu.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
VinFast tổ chức sự kiện 'Đổi xăng lấy điện' tại Hà Nội, TP.HCM
Sau thành công tại Hải Phòng và Đà Nẵng, sự kiện “Đổi xăng lấy điện - Cùng VinFast kiến tạo tương lai xanh” của VinFast được kỳ vọng sẽ tiếp tục bùng nổ, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng tại Hà Nội và TP.HCM.
Xanh Boutique: Mảnh ghép kiến tạo đô thị di sản tại trung tâm Cát Bà
Giữa không gian hoang sơ và kỳ vĩ của đảo ngọc Cát Bà, khu thấp tầng Xanh Boutique không chỉ sở hữu vị trí trung tâm đắc địa mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ với cảm hứng làng nghề truyền thống và thiết kế linh hoạt, tối ưu công năng.
Men say đô thị ở Bắc Ninh: Hưng phấn hay bong bóng?
Bắc Ninh đang chứng kiến làn sóng đầu tư đô thị hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhưng liệu đó là dấu hiệu tăng trưởng hay nguy cơ bội cung, bong bóng thị trường?
VinFast VF 7 sau 10.000km: 'Lực sĩ điện' khiến chủ xe tự hào
Được ví như “báo săn mồi” trên đường nhờ khả năng tăng tốc đáng kinh ngạc, VinFast VF 7 còn ghi điểm tuyệt đối trong mắt người dùng với thiết kế chất, tiện nghi sang trọng và chi phí sử dụng “nhẹ tênh”.
'Mắc kẹt' tại dự án Thịnh Liệt, Tổng công ty Licogi mất cân đối tài chính nghiêm trọng
Khó khăn tại các dự án lớn trong nhiều năm ảnh hưởng lớn tới Licogi, khiến công ty kiểm toán đặt dấu hỏi về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
Bỏ thuế khoán khiến Bóng đèn phích nước Rạng Đông mất hàng trăm tỷ đồng
Với hệ thống 24.000 điểm bán trên khắp cả nước, phần nhiều là hộ kinh doanh, RAL dự báo, áp lực chi phí khiến các đại lý là hộ kinh doanh yêu cầu RAL giảm giá và tăng chiết khấu.
Cú sốc thuế Mỹ: Thức tỉnh để thoát khỏi thế bị động
“Cơn lốc thuế quan” từ Mỹ đang khuấy đảo dòng chảy thương mại toàn cầu - đây chính là thời điểm doanh nghiệp Việt cần tái cấu trúc nền tảng, hành động linh hoạt và vững vàng hơn.