Khởi nghiệp

Shark Dzung Nguyễn: Startup công nghệ lỗ là chuyện đương nhiên

Việt Hưng Thứ hai, 24/06/2019 - 17:46

Dù nhận đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, nhưng các startup được Shark Dzung Nguyễn rót vốn đang có mức lỗ khổng lồ trong những năm qua. Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi: "Lỗ như vậy sao vẫn đầu tư?"

Theo thống kê từ Topical Founder Institute (TFI), năm 2017 Việt Nam tiếp nhận 92 thương vụ đầu tư vào startup với tổng số vốn hơn 291 triệu USD, tăng gần gấp đôi về số thương vụ và tăng gần 50% về giá trị vốn đầu tư so với năm 2016.

Đến năm 2018, lượng startup Việt nhận được đầu tư và giá trị tiếp tục tăng mạnh. Cụ thể, năm 2018 tổng số vốn đầu tư vào startup Việt lên đến 889 triệu USD, tăng gấp ba lần so với năm 2017.

Cũng theo thống kê của TFI, số lượng startup thu hút vốn thành công dựa vào các nền tảng công nghệ đang tăng mạnh tại Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết công ty công nghệ xây dựng nền tảng đều không có lợi nhuận, thậm chí là thua lỗ ở giai đoạn đầu.

Thế nhưng, nhiều nhà đầu tư vẫn quyết định rót vốn cho startup để tăng quy mô dù công ty đang lỗ. Bởi tiềm năng của các startup đôi khi được đánh giá qua: tỷ lệ người dùng, phần trăm khách hàng quay lại và nguyên nhân khiến họ trung thành với dịch vụ... 

Như bài toán của Uber, Grab, dù liên tục thua lỗ, nhưng vẫn là những startup giá trị nhất thế giới. Dĩ nhiên, tất cả các công ty này sau một thời gian kiên trì đều làm thay đổi thị trường, thói quen người dùng.

Có thể nói, tầm nhìn xa trông rộng và triết lý đầu tư là điều quan trọng để theo dõi một hành trình đầu tư, phát triển giữa nhà đầu tư và startup, cũng là một điều các công ty khởi nghiệp cần lưu ý khi hoạch định những kế hoạch phát triển của mình.

Không đâu xa, nhà đầu tư quen thuộc của Chương trình Shark Tank Việt Nam là Shark Dzung Nguyễn được ví như "bàn tay vàng" của làng khởi nghiệp công nghệ.

Tính đến nay, Giám đốc Quỹ đầu tư CyberAgent Việt Nam & Thái Lan đã rót vốn cho gần 30 công ty, trong đó nổi bật phải kể đến Vật giá, Tiki, NhacCuaTui, Vicare, Topica, Batdongsan, Vexere, CleverAds,… và gần đây là Luxstay với hàng loạt vòng gọi vốn.

Nhiều ý tưởng, startup được đánh giá cao, thu hút vốn đầu tư “khủng” và chấp nhận các khoản lỗ lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Nhóm startup lỗ nhiều nhất vẫn là trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) bởi rõ ràng ngành thương mại điện tử vẫn thường được ví von là "cuộc đua nướng tiền" của đại gia.

Shark Dzung Nguyễn: Startup có thể lỗ, nhưng không thể thua lỗ
Shark Dzung Nguyễn - Giám đốc Quỹ đầu tư CyberAgent Việt Nam & Thái Lan

Câu chuyện Tiki lỗ 1.200 tỉ đồng chỉ trong 3 năm là một ví dụ. Mặc dù Tiki đang đứng trong Top 5 các doanh nghiệp TMĐT hàng đầu Việt Nam, nhưng việc lỗ không thể tránh khỏi. Dù mở rộng đơn hàng lên gấp 3-4 lần, tăng từ 100.000 mặt hàng lên 300.000 mặt hàng, nhưng Tiki vẫn lỗ lũy kế khoảng 179 và 282 tỉ đồng vào năm 2016 và 2017.

Đến năm 2018, khoản lỗ của Tiki là 757 tỉ đồng, nhưng vẫn tiếp tục nhận được vốn đầu tư của VNG và JD.com. Giới thạo tin cho rằng, công ty này thậm chí còn đang gọi vốn 100 triệu USD từ nhóm đầu tư Hàn Quốc trong năm 2019.

Dễ thấy, chấp nhận lỗ để phát triển và thua lỗ đáng báo động là hai việc hoàn toàn khác nhau. Ông Steven Nguyễn - CEO Luxstay chia sẻ: "Tôi vẫn luôn được Shark Dzung khuyên hãy mơ lớn, tầm nhìn xa, xây dựng doanh nghiệp và sản phẩm tầm cỡ có thể giải quyết những vấn đề của xã hội, thay đổi xu hướng người tiêu dùng là mục tiêu lớn nhất".

Thực tế, tình hình kinh doanh của các startup có lỗ hay không, lại không phải là điều mà các nhà đầu tư quá quan tâm. Bởi cuộc chiến nào cũng cần có những "tay chơi" muốn đốt nhiều tiền để xây dựng hạ tầng, đội ngũ chiếm lĩnh thị trường.

"Các quỹ đầu tư mạo hiểm hiểu được rằng cuộc chơi của startup là cuộc chơi dài hơi. Và việc mình phải chấp nhận thua lỗ là chuyện mặc định đương nhiên. Những khoảng thua lỗ trong kiểm soát, công ty vẫn đang tăng trưởng thì không gọi là thất bại, vì chúng ta có cùng một đích phát triển trong tương lai", Shark Dzung Nguyễn chia sẻ.

Theo Giám đốc Quỹ đầu tư CyberAgent Việt Nam & Thái Lan, để đầu tư vào một startup công nghệ, ông luôn sẽ dựa trên công thức 3P, 1C: Places, People, Product, Competitive advantage. Điều này tương ứng là các yếu tố về: quy mô thị trường, đội ngũ thực hiện dự án, sản phẩm, và lợi thế cạnh tranh.

Trong đó yếu tố về con người được Shark Dzung đánh giá cao, bởi ông luôn muốn đầu tư vào con người, giấc mơ lớn, từ đó tạo ra các công ty có giá trị, thay đổi cuộc chơi trên thị trường. Một khi đã chấp nhận đầu tư thì không quan tâm lợi nhuận ngắn hạn, mà phải hướng tới giá trị lâu dài và thu lợi nhuận lớn trong tương lai.

"Quyết định đầu tư chính là vào con người. Chúng ta có thể đổi được mô hình kinh doanh, sản phẩm nhưng không thay đổi được con người. Nhà sáng lập là linh hồn của công ty. Nếu thay đổi nhà sáng lập thì nó đã chuyển thành công ty khác. Và startup về nền tảng thường có câu câu winner take all (tạm dịch: người thắng cuộc là người có tất cả). Chính vì thế hoặc là hoặc là phải chạy cho nhanh, hoặc là tụt lại phía sau", Shark Dzung Nguyễn nhấn mạnh.

Shark Nguyễn Mạnh Dũng: Tấn công là cách phòng thủ tốt nhất

Shark Nguyễn Mạnh Dũng: Tấn công là cách phòng thủ tốt nhất

Diễn đàn quản trị -  6 năm
Người trẻ phải chuẩn bị những gì để bước ra khỏi "vùng an toàn", khi biết trước mắt sẽ có vô vàn những khó khăn, thách thức?
Shark Nguyễn Mạnh Dũng: Tấn công là cách phòng thủ tốt nhất

Shark Nguyễn Mạnh Dũng: Tấn công là cách phòng thủ tốt nhất

Diễn đàn quản trị -  6 năm
Người trẻ phải chuẩn bị những gì để bước ra khỏi "vùng an toàn", khi biết trước mắt sẽ có vô vàn những khó khăn, thách thức?
10.000 tỷ đồng có khơi thông được nguồn vốn cho startup Việt Nam?

10.000 tỷ đồng có khơi thông được nguồn vốn cho startup Việt Nam?

Khởi nghiệp -  5 năm

Những năm gần đây, vốn đầu tư khởi nghiệp tăng khá nhanh nhưng vẫn chưa thể thỏa mãn "cơn khát" của các startup Việt Nam vì nhiều lý do.

Các quỹ đầu tư mạo hiểm cam kết rót 425 triệu USD cho startup Việt Nam

Các quỹ đầu tư mạo hiểm cam kết rót 425 triệu USD cho startup Việt Nam

Khởi nghiệp -  5 năm

Nguồn vốn hiện là một trong 4 trụ cột chính của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. Năm 2018, vốn đầu tư cho các startup Việt lên tới 889 triệu USD gấp 3 lần 2017.

Startup Việt Nam vẫn đang chờ 'nóng máy'

Startup Việt Nam vẫn đang chờ 'nóng máy'

Khởi nghiệp -  5 năm

Tại Việt Nam, thị trường startup trong nước chỉ mới hoàn thiện các thành phần của hệ sinh thái từ năm 2016 và mới qua giai đoạn khởi động, chuyển sang giai đoạn đi ra toàn cầu.

Startup công nghệ Việt Nam vừa có thêm quỹ 200 tỷ đồng

Startup công nghệ Việt Nam vừa có thêm quỹ 200 tỷ đồng

Khởi nghiệp -  5 năm

Quỹ mở ICT SaoBacDau quy mô 200 tỷ đồng ra đời giữa sự hợp tác của Công ty Cổ phần công nghệ Sao Bắc Đẩu (SaoBacDau Group) và Công ty Cổ phần Quản lý đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (ICM).

Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ

Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ

Khởi nghiệp -  7 tháng

Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.

Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa

Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa

Khởi nghiệp -  7 tháng

Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.

Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng

Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng

Khởi nghiệp -  7 tháng

Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.

Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn

Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn

Khởi nghiệp -  8 tháng

Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.

Thị trường Fintech đã hết nóng?

Thị trường Fintech đã hết nóng?

Khởi nghiệp -  8 tháng

Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.

Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường

Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường

Tiêu điểm -  9 giờ

Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.

Sắp diễn ra Hội thảo Trực tuyến: Chuỗi giá trị bền vững - Tuân thủ pháp lý EU-Việt Nam

Sắp diễn ra Hội thảo Trực tuyến: Chuỗi giá trị bền vững - Tuân thủ pháp lý EU-Việt Nam

Tiêu điểm -  9 giờ

Câu chuyện tuân thủ bền vững đang "sôi sục" thời gian gần đây bởi những thay đổi tại thị trường EU, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam.

Muốn công trình xanh thì đến cáp điện cũng phải xanh

Muốn công trình xanh thì đến cáp điện cũng phải xanh

Phát triển bền vững -  9 giờ

Công trình xanh ngoài việc được thiết kế, xây dựng thân thiện với môi trường, thì còn cần sử dụng cả những vật liệu xanh vốn đang là bài toán khó trong doanh nghiệp.

'Phần thưởng' cho ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc

'Phần thưởng' cho ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc

Ngân hàng -  9 giờ

Chuyên gia VIS Ratings nhìn nhận, các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc có thể tăng trưởng mạnh trong nhiều năm, với tốc độ từ 20-25% mỗi năm.

Hải Phòng đón chờ 'siêu phẩm' AEON Beta Cinema

Hải Phòng đón chờ 'siêu phẩm' AEON Beta Cinema

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Dù dự kiến đến quý III/2025 mới chính thức khai trương nhưng Vincom Mega Mall Vũ Yên đang tiếp tục “khuấy đảo” thị trường khi hé lộ thông tin AEON Beta Cinema.

Proparco và FMO đầu tư 80 triệu USD cho SeABank

Proparco và FMO đầu tư 80 triệu USD cho SeABank

Tài chính -  12 giờ

Tổ chức tài chính phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng phát triển doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho SeABank nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, biến đổi khí hậu

Chi mạnh cho R&D, GELEX Electric muốn mở rộng thị trường nước ngoài

Chi mạnh cho R&D, GELEX Electric muốn mở rộng thị trường nước ngoài

Doanh nghiệp -  12 giờ

CTCP Điện lực GELEX (HoSE: GEE – GELEX Electric) hôm nay đã tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 và thông qua nhiều nội dung quan trọng.