Phát triển bền vững
Số hóa là 'xương sống' cho mô hình kinh tế tuần hoàn
Theo các chuyên gia, đa số các mô hình triển khai, ứng dụng kinh tế tuần hoàn đang được tiến hành riêng lẻ, đòi hỏi phải có một hệ thống số hóa để kết nối thành chỉnh thể thống nhất và hoàn thiện.

Nền kinh tế tuần hoàn được xem là giải pháp tối ưu giúp toàn thế giới thực hiện công cuộc phát triển kinh tế nhưng không tiêu thụ quá mức tài nguyên và hạn chế những tác động xấu tới môi trường.
Theo ông Henrik Hvid Jensen, Giám đốc công nghệ của Circular Economy Internet Society, mô hình kinh tế tuần hoàn không chỉ giúp quản lý hiệu quả chất thải rắn mà còn đóng góp hiệu quả vào mục tiêu giảm phát thải, chống biến đổi khí hậu.
Một ước tính của Ủy ban châu Âu mới đây cũng chỉ ra, kinh tế tuần hoàn đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP và tạo thêm nhiều việc làm mới, cũng như cắt giảm 40% chi phí cho doanh nghiệp châu Âu vào năm 2030.
Những tiềm năng kể trên là động lực để các chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế thúc đẩy ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn. Nhiều sáng kiến, giải pháp đã được ra đời dựa trên nguyên lý về kinh tế tuần hoàn như hệ sinh thái Scale360° Playbook của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Dự án suy nghĩ lại về nhựa của EU…
Tại Việt Nam, kinh tế tuần hoàn cũng đang là mũi nhọn chiến lược được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để thể hiện trách nhiệm với xã hội và môi trường, với những sáng kiến như Dự án mạng lưới kinh tế tuần hoàn, Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam)…
Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực không ngừng nghỉ, tại châu Âu, chỉ 12% nguyên liệu và nguyên liệu thứ cấp được đưa trở lại đầu vào sản xuất. Con số này thấp hơn nhiều ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Lý giải về điều này, ông Jensen cho biết, hiện nay hầu hết các sáng kiến kinh tế tuần hoàn đều là những dự án riêng lẻ, tập trung vào xây dựng hệ thống tái chế, tái sử dụng tài nguyên vật chất.
Những dự án riêng lẻ khó có thể phát huy được hiệu quả bởi trong nhiều trường hợp, chất thải của lĩnh vực này chỉ có thể phát huy tối đa giá trị nếu được ứng dụng trong lĩnh vực khác.
Giải pháp cho vấn đề này, theo ông Jensen, cần xây dựng một hoặc nhiều nền tảng kỹ thuật số nhất quán, được xem như “xương sống” để hỗ trợ kết nối các mô hình tuần hoàn trên phạm vi khu vực và toàn cầu.
Bên cạnh đó, số hóa, kỹ thuật số là nền tảng quan trọng để phát triển một số công cụ kiểm soát chất thải rắn, hỗ trợ mô hình kinh tế tuần hoàn, có thể kể đến như hệ thống truy xuất nguồn gốc cho rác thải, công cụ đặt cọc – hoàn trả…
Ứng dụng số hóa vào mô hình tuần hoàn cũng giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực tương tác kỹ thuật số, có nghĩa là khả năng trao đổi thông tin cần thiết, đáng tin cậy trong thời gian nhanh nhất tới các đối tác.
Theo bà Nguyễn Hoàng Phượng, chuyên gia tư vấn chính sách và pháp luật, cung cấp đầy đủ thông tin liên quan là một trong những trách nhiệm bắt buộc đối với doanh nghiệp khi thực thi công cụ chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR).
Không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp, nền tảng số hóa có thể hỗ trợ hiệu quả hoạt động thu gom, phân loại rác thải tại nguồn từ phía người tiêu dùng, thông qua một số ứng dụng kết nối người tiêu dùng với cơ sở thu gom như mGreen, Gogreen hay Ralava, qua đó nâng cao nhận thức, ý thức, thay đổi hành vi của người tiêu dùng.
Theo PRO Việt Nam, việc thay đổi nhận thức và hành vi của người tiêu dùng là yếu tố tiên quyết để thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn. Đây cũng là mục tiêu đến năm 2025 của tổ chức này.
Số hóa và kinh tế tuần hoàn để phát triển bền vững
Chủ động sớm, doanh nghiệp vẫn chật vật giữa thị trường carbon
Khi ngay cả những doanh nghiệp lớn còn vấp váp trên hành trình xanh, con đường vào thị trường carbon với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng thêm gập ghềnh.
Quản trị “nút thắt cổ chai” trong hạ tầng logistics
Chuyển đổi số quản trị, hợp tác vận tải liên doanh và đầu tư trung tâm logistics vệ tinh kết nối nhanh đô thị chính là chìa khóa gỡ nút thắt hạ tầng logistics
Bị coi là ‘thủ phạm gây ô nhiễm’, ngành nhựa thích ứng thế nào?
Ngành nhựa tìm cách hóa giải thách thức, tận dụng cơ hội từ xu thế tiêu dùng bền vững đang lên ngôi tại các thị trường tiên tiến.
Hai thành viên của Tập đoàn TH đạt trung hòa carbon chuẩn quốc tế
Dẫn đầu xu thế giảm phát thải hướng tới phát triển bền vững, Netzero vào năm 2050 theo định hướng của Chính phủ, kể từ năm 2018, tập đoàn TH đã tiên phong triển khai bước đầu tiên là kiểm kê khí nhà kính, tiếp theo là các hành động mạnh mẽ chuyển đổi xanh.
Cuộc đua tiếp sức chuyển đổi xanh, ‘sức’ đâu để ‘tiếp’ cho doanh nghiệp?
Chuyển đổi xanh là cuộc đua tiếp sức, cần nhiều cơ chế, chính sách và sự chung tay của toàn xã hội để tiếp sức cho doanh nghiệp.
Đô thị đảo du lịch - nghỉ dưỡng xa hoa bậc nhất miền Bắc: Tọa độ mới của giới đầu tư
Vinhomes Royal Island với hệ thống hạ tầng giao thông, tiện ích ngày một hoàn thiện đang khẳng định vị thế trung tâm trong lòng trung tâm TP. Hải Phòng. Tại đây, một đô thị đảo nghỉ dưỡng đầu tiên của Việt Nam đã hình thành với tiềm năng khai thác du lịch dẫn đầu miền Bắc.
Panasonic bàn giao phòng thí nghiệm giải pháp cho Đại học Xây dựng
Panasonic vừa chính thức bàn giao trung tâm thực hành giải pháp HVAC cùng hệ thống điều hòa, quạt thông gió... cho Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (HUCE).
FPT xuất hiện trên áo đấu câu lạc bộ bóng đá Chelsea
Tập đoàn FPT đã chính thức trở thành đối tác công nghệ của câu lạc bộ bóng đá Chelsea, đánh dấu bước tiến lớn trong chiến lược toàn cầu hóa.
'Phát sốt' với 2 dòng căn hộ siêu sang tại dự án Sun Group bên sông Hàn, Đà Nẵng
Sở hữu bất động sản hạng sang ngày càng trở thành xu hướng của giới tinh hoa. Minh chứng là những căn hộ hạng sang tại tổ hợp đẳng cấp Sun Symphony Residence bên sông Hàn, Đà Nẵng liên tục được “săn lùng”, đặc biệt là loại căn hộ Dual Front và Duplex.
G7 Taxi mua 899 ô tô điện VinFast từ Xanh SM
G7 Taxi sẽ mua 899 chiếc VinFast VF 5 màu trắng nguyên bản để triển khai dịch vụ taxi xanh tại các thành phố lớn từ nay đến hết năm 2025.
Ăn theo sáp nhập tỉnh, đất nền nổi sóng
Trong khi chung cư Hà Nội đang có dấu hiệu hạ nhiệt, phân khúc đất nền lại trở thành điểm nóng với mức độ quan tâm và giá bán tăng vọt
Masan muốn bỏ giới hạn room ngoại
Masan sẽ lấy ý kiến cổ đông để bỏ điều khoản quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại Masan là 49% vốn điều lệ.